PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Một phần của tài liệu theo dấu ước mơ - thanh minh (Trang 42 - 44)

Ebook này thuộc sở hữu trí tuệ bởi công ty cổ phần Phát Triển Tiềm Năng Việt (DeltaViet). Mọi sao

chép, trích dẫn nội dung cuốn sách này, bạn vui lòng để lại nguồn www.hanhtrinhdelta.com 43 Đầu năm hai, theo ý ba, tôi xin vào kí túc xá của trường để ở. Ba muốn tôi hoàn toàn cách ly với game online. Hơn nữa, sống trong kí túc xá sẽ giúp tôi có thêm hiểu biết về con người và… khôn ra. Ban đầu thấy điều kiện ở kí túc xá không được tốt lắm, tôi cũng hơi nản. Không có internet, không có quán cơm ở gần nhà, cũng không có nhà sách hay cửa hàng cho thuê truyện. Đã vậy phòng có đến tận 6 người, mỗi người được chia “lãnh địa” vừa đủ chiếc giường đơn. Ban đầu tôi chẳng biết xoay xở thế nào với cái góc tí hon đó. Phòng ở kí túc xá vừa nóng nực vừa thiếu dưỡng khí, thế nên suốt cả tuần đầu tôi chẳng ngủ ngon giấc. Nhưng dần dần, tôi cũng học được cách chấp nhận hoàn cảnh và sống hòa mình với tập thể. Mỗi người có một chiếc bàn xếp kê ở góc giường và một chiếc đèn bàn. Nếu học bài khuya thì buông rèm che giường mình lại rồi chong đèn lên học. Tôi mua thêm một chiếc kệ sách nhỏ, chứa được chừng 20 quyển sách và đóng vào phía trong giường của mình. Quần áo và đồ dùng cá nhân chỉ vừa vặn trong một chiếc valy nhỏ, cất ở gầm giường. Mọi thứ đều giản tiện và đơn giản, “sống chỉ cần có thế” – trích lời anh Tài bạn cùng phòng của tôi.

Ngoài thời gian học tập và đọc sách, thú vui của tôi lúc nhàn rỗi chỉ còn lại mỗi việc quan sát và trò chuyện với mọi người trong phòng. Những ngày sống ở kí túc xá của tôi quả là một chuỗi những bi hài và thú vị. “Đến con heo được nuôi trong kí túc xá cũng thông minh hơn heo nuôi ở ngoài” – lại trích dẫn lời anh Tài. Một lũ con trai ở chung với nhau cũng đồng nghĩa với ở chung với bẩn. “Anh hùng tiết kiệm nước” của phòng tôi là anh Phong. Có biệt danh đó là vì anh chủ trương “quần áo càng giặt càng mau hỏng, mất thời gian và có hại cho môi trường”. Thế nên đi học về, anh chỉ treo quần áo lên dây phơi đồ “để gió cuốn đi” mùi mồ hôi, vài hôm sau lại lôi ra mặc tiếp. Anh còn kể cả bảo tôi “Đạo phơi đồ phải có trước có sau, đồ nào phơi lên trước thì mặc trước, tránh hai ngày mặc một bộ đồ sẽ bị lũ con gái chê là thiếu vệ sinh”.

Đáng tiếc là, anh Phong chỉ oai hùng được thêm vài tháng nửa. Bởi sau đó kí túc xá có dịch sốt xuất huyết cần tổng vệ sinh để tiêu diệt mầm bệnh. Mà mớ quần áo treo lâu ngày của anh thì chỉ cần chạm nhẹ là lập tức muỗi bay ra hàng đàn. Đệ nhị võ lâm ở bẩn tiếp theo là anh Nam “hiệp sĩ nấm” với chiến công “trồng nấm bằng nồi cơm”. Anh Nam vốn hiền lành ít nói, chỉ phải tội cứ ngồi vào máy tính là quên hết việc trên đời. Có lần, vì thèm ăn cơm do chính mình “đạo diễn” anh hí hững mang chiếc nồi cơm điện vào khoe với cả phòng. Dự định đãi anh em một bữa ra trò. Cơm vừa mới ráo nước thì mọi người được một phen hốt hoảng, anh Nam vội vàng đem nồi cơm đi giấu, bởi vì thầy giám thị đang “ngó nghiêng” kiểm tra ý thức chấp hành nội quy của đám nam sinh.

Một ngày, hai ngày, cả tuần, rồi cả mấy tháng sau mọi người quên béng đi nồi cơm đang “ẩn nấp” trong giang sơn của mình. Đột nhiên các vị quản sinh kí túc xá “mở cuộc đồ sát” - kiểm tra bất ngờ về vệ sinh và tác phong để lôi ra xử lí một vài tội đồ. Đến phòng tôi, thầy nghe thấy mùi là lạ phát ra từ dưới gầm giường và ngay lập tức lôi ra xem, 5 cái nấm màu hồng phát triển tươi tốt trong nồi cơm bé bé, xinh xinh. Mọi người nhìn nhau cười tủm tỉm, riêng thầy giám thị đưa con mắt sắc như dao quét qua chúng tôi một lượt xem ai sẽ là người đứng ra lãnh trách nhiệm. Kết quả là anh Nam “hiệp sĩ nấm” hân hạnh được đi dọn dẹp lau chùi nhà vệ sinh nguyên cả một tuần.

Ebook này thuộc sở hữu trí tuệ bởi công ty cổ phần Phát Triển Tiềm Năng Việt (DeltaViet). Mọi sao

chép, trích dẫn nội dung cuốn sách này, bạn vui lòng để lại nguồn www.hanhtrinhdelta.com 44 Mới dọn vào, tôi chỉ biết ngao ngán xách chổi (mượn từ phòng con gái) đi quét phòng. Các ông anh trước mặt thì vỗ vai khen tôi đảm đang ngoan ngoãn, xứng đáng làm ma mới. Nhưng sau lưng lại cá với nhau xem tôi giữ thói “công tử” được bao lâu. Và đúng dự đoán, chỉ một tháng sau tôi đã hòa thuận hoàn toàn với sự bẩn của toàn thế giới. Mọi người còn đòi tổ chức ăn mừng ngày “mắt đã không còn thấy vi trùng” của tôi nữa chứ.

Người lớn tuổi nhất phòng tôi là anh Nam. Anh học hệ đại học những 6 năm rồi vẫn chưa ra trường. Từ ngày vào kí túc xá, tôi chẳng thấy anh đi học bao giờ. Nghe nói anh còn nợ gần chục môn, chưa trả nợ xong nên vẫn bị giam bằng. Tôi tưởng anh thuộc dạng học dở cá biệt, hoặc từng chán học nghiện game như tôi cũng nên. Sau này tôi mới biết điểm đỗ đại học của anh suýt soát thủ khoa, những môn đã thi qua đều có điểm cao hơn người khác. Chẳng qua là anh Nam không thèm nghĩ đến chuyện trả nợ môn, cũng không muốn ra trường.

Khó hiểu thật, lần đầu tiên tôi nghe nói đến chuyện học mà không muốn tốt nghiệp. Anh Nam kiếm tiền bằng cách đi làm bán thời gian ở một quán cà phê. Chưa có bạn gái, cũng ít khi ra khỏi phòng đi chơi với bạn bè. Phần lớn thời gian ở kí túc xá, anh Nam cứ vùi đầu vào máy tính mày mò hàng tá thứ mà tôi không hiểu được một chút nào. Khi thân nhau hơn, anh bảo rằng mình không có hứng thú theo đuổi ngành đang học. Ba mẹ muốn anh thi vào Tài Chính Ngân Hàng vì ba anh có mối quen biết để xin việc cho anh trong ngành này. Anh cũng từng nghĩ đơn giản rằng, đằng nào cũng phải học một nghề nào đó, thì chọn con đường dễ dàng cho mình cũng tốt. Nhưng càng học, anh càng thấy mình không phù hợp chút với nó chút nào. Rồi anh Nam tìm thấy đam mê thực sự của mình – thiết kế website. Đó là lĩnh vực mà anh có thể dành cả ngày để tìm hiểu và phấn khích thực sự khi hoàn thành tốt công việc.

Chỉ có điều… lúc phát hiện ra điều đó thì anh đã học được 2 năm đại học. “Giống như một mũi tên đã bị phóng đi, nó chỉ biết lao đầu về phía trước cho đến khi rơi xuống đất. Anh không có can đảm đối diện với ba mẹ và nói rằng con đã sai, con muốn làm lại. Một mặt, anh tự nhủ rằng mình cứ học ráng cho xong hai năm rồi tính tiếp. Mặc khác, dù anh biết chắc mình đã chọn sai nghề nhưng vừa tiếc công học tập vừa sợ phải làm lại nên anh ngán ngẩm đến mức muốn trốn tránh hiện thực…” – anh buồn bã nói với tôi. Tôi kể cho anh lý do vì sao mình dọn vào kí túc xá, chuyện mê game, rồi cả chuyện cãi ba mẹ để được học theo ý mình. Tôi hy vọng rằng, anh sẽ có thêm can đảm để đối diện với bản thân…

Một phần của tài liệu theo dấu ước mơ - thanh minh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)