4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬ N
4.2.1.1 Quan ñ iểm ñị nh hướng
Trong giai ñoạn tới ñịnh hướng ñầu tư công cho nông nghiệp trong các chương trình xóa ñói giảm nghèo ở huyện Sơn ñộng, tỉnh Bắc Giang nên theo những hướng ñổi mới sau vì mục tiêu xóa ñói giảm nghèo (ðỗ Kim Chung, 2010):
Một là, Tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục, ñiện, thông tin, nghiên cứu và chuyển giao.
Hai là, Chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp, tăng cường ñầu tư ñể nâng cao năng lực cho xóa ñói giảm nghèo.
Ba là, Chuyển từ bao cấp cho không sang trợ cấp và chi trả (chuyển từ phát và cho sang hỗ trợ và chi trả). Vì việc bao cấp và trợ cấp lâu dài không giúp cho người nghèo vươn lên, tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại của người nghèo, làm tăng thêm gánh nặng tài chính của Chính phủ.
Bốn là, Chuyển từ hỗ trợ người nghèo tiếp cận ñược lương thực là chính sang hỗ trợ người nghèo tiếp cận tới các nhu cầu phi lương thực.
Năm là, Chuyển từ hỗ trợ phát triển nguồn lực vật chất sang hỗ trợ nguồn lực con người. Tiếp tục ñầu tư phát triển nguồn lực vật chất, cần coi trọng phát triển nguồn lực con người, tập trung vào giáo dục, ñào tạo nghề, khuyến nông và kỹ năng giải quyết vấn ñề và ra quyết ñịnh phù hợp với các hoàn cảnh ñang thay ñổi.
Sáu là, Chuyển từ hỗ trợ phần cứng sang phần mềm (cơ chế và thể chế) cho xóa ñói giảm nghèo, nghĩa là nâng cao năng lực thể chế của cộng ñộng, năng lực tự quản và ñảm bảo có sự tham gia của người dân trong xóa ñói giảm nghèo.
Bảy là, Thực hiện phân cấp và trao quyền (Cấp thôn, cấp xã, cấp tỉnh) cho cộng ñồng và người nghèo ñể triển khai các hoạt ñộng hỗ trợ giảm nghèo. Tùy theo mức ñộ, quy mô và tính chất của các hoạt ñộng hỗ trợ, các Chính phủ thực hiện phân cấp và trao quyền nhiều hơn cho cấp dưới, cho người nghèo và cộng ñộng ñể quyết ñịnh các hoạt ñộng hỗ trợ xóa ñói giảm nghèo.
Tám là, Chuyển từ hình thức quản lý, giám sát từ trên xuống sang cách tiếp cận có sự tham gia. Các giải pháp và chính sách xóa ñói giảm nghèo không thuần túy xuất phát từ sự can thiệp ở bên ngoài. Phát huy người dân tham gia vào quá trình xóa ñói giảm nghèo sẽ làm cho quá trình xóa ñói giảm nghèo trở nên bền vững hơn. Các giải pháp xóa ñói giảm nghèo phải xuất phát từ nhu cầu của người nghèo, tạo ñiều kiện cho người nghèo ñược biết, ñược bàn, phải ñóng góp, ñược làm, ñược giám sát, ñược quản lý và hưởng lợi thành quả.
Chín là, Tập trung xây dựng tính bền vững về vật chất tài chính, nhân lực. Bền vững về chất có nghĩa là các công trình cơ sở hạ tầng cho xóa ñói giảm nghèo phải bền lâu, về tài chính có nghĩa là người nghèo có thểñược hỗ trợ vốn xây dựng cơ bản ban ñầu nhưng phải chi trả chi phí vận hành và duy tu các công trình phục vụ cho xóa ñói giảm nghèo, bền vững về nhân lực có nghĩa là vấn ñề nghèo ñói phải do chính người trong cộng ñồng giải quyết, ñiều chỉnh phù hợp với môi trường ñang thay ñổi.
Mười là, Có sự lồng ghép các chương trình xóa ñói giảm nghèo của các cấp, các ngành và các tổ chức.