Nhà nước ban hành pháp luật nhằm xác ñịnh những khả năng hành vi, cách xử sự của mọi người, mọi tổ chức. Khả năng ñó chỉ có thể trở thành hiện thực trong ñời sống khi các chủ thể pháp luật thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.
Như vậy, thực hiện pháp luật là hoạt ñộng, là quá trình làm cho những quy tắc của pháp luật trở thành hoạt ñộng thực tế của các chủ thể pháp luật. Tất cả các hành vi, hoạt ñộng xử sự ñược tiến hành phù hợp với các yêu cầu của các quy phạm pháp luật ñều ñược coi là sự thực hiện pháp luật. Căn cứ và tính chất hoạt ñộng thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý ñã chia các hình thức thực hiện pháp luật: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
Tuân thủ pháp luật là việc thực hiện pháp luật mà các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những hoạt ñộng mà pháp luật ngăn cấm[28]. Ở hình thức này ñòi hỏi con người tự kiềm chế mình thực hiện những hành vi mà pháp luật nghiêm cấm. Chủ thể tuân thủ pháp luật là mọi công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, các nhà chức trách.
Mục tiêu chính của cơ quan quản lý thuế là thu thuế và các khoản phải thu khác phù hợp với luật pháp và vẫn ñảm bảo củng cố ñược niềm tin của người nộp thuế vào hệ thống thuế và quản lý thuế. Mọi hành vi của người nộp thuế dù là sơ ý, không cẩn thận, hay hành vi cố tình trốn thuế hoặc là sự yếu kém trong công tác quản lý thuế ñều cho thấy việc không tuân thủ pháp luật là không thể tránh khỏi. Do ñó, cơ quan thuế cần có chiến lược và chương trình ñể ñảm bảo rằng việc không tuân thủ pháp luật về thuế ñược giảm tới mức tối thiểu. Tuy nhiên, trước khi cơ quan ra quyết ñịnh thực hiện các chương trình hành ñộng ñể nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế thì cần phải hiểu thế
nào là tính tuân thủ, những yếu tố ảnh hưởng ñến tình tuân thủ, những phương pháp nào ñể ño lường và ñánh giá mức ñộ tuân thủ.
Các cơ quan quản lý thuế có vai trò trung tâm (và mong thu ñược lợi ích) trong việc ñảm bảo NNT và các bên liên quan khác hiểu ñược nghĩa vụ của họ theo quy ñịnh của luật thuế. Về phía NNT và các bên có liên quan thì họ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình bởi vì trong nhiều trường hợp chỉ có họ mới có thể hiểu ñược rằng họ có nghĩa vụ phải thực hiện theo quy ñịnh của pháp luật.
Nghĩa vụ cụ thể của NNT có thể khác nhau về trách nhiệm thuế và giữa các cơ quan thuế khác nhau, nhưng có bốn loại nghĩa vụ mà NNT chắc chắn phải thực hiện dù ở bất kỳ nước nào. “Vấn ñề tuân thủ” thực sự có liên quan ñến việc thực hiện các nghĩa vụ của NNT. Bốn loại nghĩa vụ của NNT là: ðăng ký thuế; Nộp tờ khai và nộp các thông tin cần thiết liên quan ñến thuế ñúng thời hạn; Báo cáo các thông tin ñầy ñủ và chính xác (kết hợp với việc lưu giữ sổ sách); và nộp nghĩa vụ thuế ñúng hạn.
Nếu NNT không thực hiện bất kỳ một trong bốn nghĩa vụ trên ñây thì có thể coi là không tuân thủ. Tuy nhiên, mức ñộ không tuân thủ là khác nhau rõ rệt. Do ñó nên sắp xếp các rủi ro tuân thủ theo thứ tự ưu tiên như thế nào? Cơ quan thuế nên quyết ñịnh như thế nào về những hành vi không tuân thủ có thể bỏ qua và những hành vi không tuân thủ cần có biện pháp xử lý ngay lập tức? Ví dụ, theo như ñịnh nghĩa trên ñây thì hành vi không tuân thủ có thể là do lỗi vô ý cũng như có thể là gian lận cố ý- và cũng có thể có cả trường hợp nộp thừa thuế. Ngoài ra, về mặt kỹ thuật thì NNT có thể ñã thực hiện nghĩa vụ của họ nhưng vấn ñề không tuân thủ vẫn ñược ñặt ra do các cách diễn giải luật khác nhau. Trong những trường hợp ñó, tính rõ ràng của luật thuế cũng là
một loại rủi ro cần ñược xử lý- có thể bằng cách sửa ñổi luật hoặc bằng cách thay ñổi phương thức quản lý.
Theo quan niệm quốc tế, tính tuân thủ của người nộp thuế là việc người nộp thuế chấp hành và thực hiện một cách ñầy ñủ, chính xác và kịp thời các qui ñịnh, thủ tục về thuế theo pháp luật.
ðể có thể ño lường và ñánh giá mức ñộ tuân thủ của người nộp thuế, mỗi quốc gia sử dụng các phương pháp, cách thức tiếp cận khác nhau. do ñó việc phân loại tính tuân thủ của người nộp thuế cũng ñược thực hiện theo các tiêu chí và mục ñích riêng của từng nước. cụ thể:
Theo quan ñiểm của Trung tâm nghiên cứu chính sách và quản lý thuế của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì tính tuân thủ của người nộp thuế ñược chia thành hai nhóm chính [48] ñó là tuân thủ qui ñịnh hành chính và tuân thủ kỹ thuật. Tuân thủ qui ñịnh hành chính là việc người nộp thuế tuân thủ các qui ñịnh hành chính về việc kê khai, nộp thuế ñầy ñủ và ñúng hạn. Còn tuân thủ kỹ thuật và việc người nộp thuế thực hiện tính toán và nộp thuế ñúng hạn theo qui ñịnh của luật thuế. Thông thường các qui ñịnh liên quan ñến xác ñịnh hành vi tuân thủ qui ñịnh hành chính thường ñược thể hiện khá rõ ràng trong các văn bản luật. Tuy nhiên, việc xác ñịnh mức ñộ tuân thủ kỹ thuật lại khá phức tạp ñối với nhiều cơ quan thuế vì khi các luật thuế qui ñịnh không rõ ràng và dễ hiểu thì việc xác ñịnh chính xác số thuế phải nộp sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tại một số nước thuộc khu vực Bắc Mỹ, quan ñiểm về tính tuân thủ của người nộp thuế ñược phân loại theo nghĩa vụ của người nộp thuế: tuân thủ trong việc ñăng ký thuế, tuân thủ trong việc nộp tờ khai thuế và nộp các thông tin cần thiết liên quan ñến thuế, tuân thủ trong việc báo cáo các thông tin (kết hợp với việc lưu giữ sổ sách) và tuân thủ trong việc nộp thuế. ðể ño lường
mức ñộ tuân thủ của người nộp thuế thì người ta sử dụng kết hợp các chỉ tiêu như: tỷ lệ phần trăm tờ khai ñược kê khai ñúng hạn so với số tờ khai ñược nộp, tỷ lệ phần trăm số tiền thuế ñược kê khai so với tổng số tiền thuế phải nộp theo qui ñịnh của luật thuế, tỷ lệ phần trăm số tiền thuế ñã kê khai ñược nộp ñúng hạn so với tổng số tiền thuế ñược nộp [48].
Theo quan ñiểm của cơ quan thuế Úc, New Zealand và một số nước châu Á như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan,... thì tính tuân thủ của NNT sẽ ñược phân loại và xác ñịnh theo các mức ñộ rủi ro quản lý. Theo ñó, cơ quan thuế căn cứ vào lịch sử tuân thủ (hồ sơ các hành vi của NNT về kê khai, nộp thuế trong một thời gian) và ñặc ñiểm của từng loại hình, ngành nghề kinh doanh của NNT ñể chia NNT thành các nhóm theo mức ñộ tuân thủ, từ ñó ñưa ra các chiến lược áp dụng quản lý thích hợp với từng nhóm [48].
Như vậy có thể hiểu, tính tuân thủ của người nộp thuế là việc người nộp thuế chấp hành và thực hiện một cách ñầy ñủ, chính xác và kịp thời các qui ñịnh, thủ tục về thuế theo pháp luật.
Với quan niệm như trên, tính tuân thủ bao gồm việc NNT thực hiện ñúng các quy ñịnh, thủ tục về thuế theo pháp luật ở bốn nghĩa vụ cơ bản ñó là:
Về nghĩa vụ ñăng ký thuế, người nộp thuế kê khai ñầy ñủ những thông tin của mình, nghĩa vụ phải nộp một (hoặc một số) loại thuế theo mẫu quy ñịnh và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế ñúng thời hạn; kê khai ñầy ñủ những thay ñổi về thông tin ñăng ký thuế ñúng thời hạn quy ñịnh.
Về nghĩa vụ khai thuế, người nộp thuế sử dụng hồ sơ khai thuế (biểu mẫu) của từng loại thuế theo qui ñịnh của Luật quản lý thuế ñể kê khai ñầy ñủ các chỉ tiêu và nộp cho cơ quan thuế ñúng thời hạn.
phải nộp theo hồ sơ ñã kê khai hoặc hoặc theo thông báo của cơ quan thuế.
Về nghĩa vụ cung cấp thông tin, người nộp thuế tự tính ñúng số thuế số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ kê khai thuế theo qui ñịnh của từng Luật thuế, Pháp luật thuế; cung cấp (hoặc lưu giữ) ñầy ñủ các hồ sơ, chứng từ liên quan ñến việc xác ñịnh số thuế phải nộp.
Ở mức cao nhất chính là sự tuân thủ tự nguyện, ñó là việc NNT nộp tờ khai ñúng hạn và báo cáo ñầy ñủ thông tin thuế theo yêu cầu, tự tính ñúng số thuế phải nộp và nộp ñúng hạn tất cả các khoản thuế mà không cần có hành vi chế tài nào. Trong trường hợp NNT không thực hiện hoặc không ñúng một trong bốn nghĩa vụ trên có nghĩa là có sự không tuân thủ pháp luật thuế.
Tuy nhiên, việc không tuân thủ có thể do lỗi chủ quan, cố ý nhưng cũng có thể do lỗi khách quan, vô ý. ðây là những cơ sở ñể phân loại thành bốn mức ñộ tuân thủ sau:
- Nhóm từ chối nghĩa vụ thuế, những ñối tượng có thái ñộ này hoặc là cố tình trốn thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc là chọn lựa cách ñứng ngoài. ðây là nhóm mà cơ quan thuế phải dành nhiều nguồn lực nhất trong việc quản lý. Với nhóm này, cơ quan thuế cần áp dụng toàn bộ quyền lực theo luật pháp qui ñịnh ñể ngăn chặn và xử lý các hành vi chống ñối hoặc trốn thuế.
- Nhóm miễn cưỡng tuân thủ (nhóm chống ñối), thái ñộ của những người chống ñối thể hiện sự sẵn sàng ñối ñầu. Nhóm người này cho rằng hệ thống thuế thật vô lý, rắc rối và không linh hoạt. Thái ñộ này thể hiện những NNT không muốn tuân thủ nhưng cũng có thể phải tuân thủ nếu họ biết rằng hành vi của họ có thể bị xử lý. Với nhóm này, cơ quan thuế cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật và biện pháp theo dõi, kiểm tra ñể răn ñe, ngăn chặn.
- Nhóm cố gắng tuân thủ, thái ñộ của nhóm này tích cực hơn, về cơ bản họ muốn tuân thủ nhưng gặp khó khăn và không phải lúc nào cũng tuân thủ ñược. Có thể họ chưa hiểu rõ về nghĩa vụ của mình, nhưng chủ ñịnh của họ là nếu có bất cứ tranh chấp nào thì tính hợp tác và trung thực sẽ chiến thắng. ðối với nhóm NNT này, cơ quan thuế cần trợ giúp họ bằng cách cung cấp các thông tin ñầy ñủ, chính xác, kịp thời và cung cấp các dịch vụ tư vấn, giải ñáp và các dịch vụ tiện ích khác ñể họ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.
- Nhóm sẵn sàng tuân thủ, ñây là nhóm chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số NNT của mỗi quốc gia. Thái ñộ của nhóm này là sẵn sàng làm ñiều ñúng, họ có ý thức ủng hộ cho hệ thống thuế, chấp nhận và thực hiện có hiệu quả các yêu cầu của hệ thống thuế. Do vậy, cơ quan thuế cần tạo ñiều kiện tốt nhất ñể NNT thuộc nhóm này hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình.
Các mức ñộ tuân thủ của NNT ñược thể hiện như sơ ñồ 2.1 dưới ñây:
ðiều quan trọng là phải nhận thấy rằng mỗi NNT tùy từng thời kỳ có thể thuộc một trong các nhóm nêu trên. Cũng có thể ở tại thời ñiểm nào ñấy có thể có những NNT thuộc tất cả các nhóm thái ñộ nói trên khi có các vấn ñề về thuế khác nhau. Các nhóm thái ñộ này không phải là ñặc tính cố ñịnh của một ñối tượng hoặc một nhóm, mà nó phản ánh ñược mối quan hệ giữa cá nhân hoặc nhóm NNT với những yêu cầu (về thuế) ñặt ra cho họ.