Tai nạn thương tích trong cộng đồng

Một phần của tài liệu 1 CTXH voi cham soc suc khoe cong dong (Trang 44 - 45)

Tai nạn thương tích đang là vấn đề đáng báo động. Trên thế giới tai nạn thương tích là một trong sáu nguyên nhân dẫn đến tử vong cao nhất. Tại Việt Nam tai nạn thương tích cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, nguy hiểm hơn cả bệnh tật. Tai nạn thương tích gây ra tổn thất nhiều mặt, sự mất mát về sinh mạng, khả năng làm việc một phần hay hoàn toàn của con người, tổn thất về của cải vật chất, ảnh hưởng đến an ninh xã hội, sự bền vững của quốc gia…

Các loại tai nạn thương tích:

(1) tai nạn thương tích có chủ định là có chủ ý của bản thân người gây ra cho mình hoặc cho người khác như tự tử hay giết người.

(2) tai nạn thương tích không có chủ định là tai nạn không có chủ ý của người bị tan nạn thương tích hoặc người khác như tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày, tai nạn giao thông, tai nạn trong lao động sản xuất, ...

- Tai nạn thương tích đối với trẻ em như đuối nước, bị bỏng, bị té ngã trên cao xuống, nuốt phải các vật gây tổn thương đường hô hấp, ngạt thở. Tai nạn thương tích ở trẻ em do hành vi bạo lực của người lớn…Tai nạn thương tích xảy ra với trẻ em đặc biệt như đuối nước hiện nay đang là một vấn đề rất đáng quan tâm.

Nguyên nhân của tai nạn thương tích:

- Tác nhân từ môi trường: do điện, nhiệt, hoá chất trong công nghiệp, nông nghiệp, do nhiễm độc thức ăn, nhiễm độc do nấm, do loài vật cắn, đốt (rắn cắn, ong đốt...) hay do bị ngã, va đập. - Tác nhân do bản thân con người: từ bệnh lý như mệt mỏi trong lao động, học tập, hay mắc phải

các bệnh mãn tính...; Tác nhân do tâm lý, do xã hội như sự căng thẳng của thần kinh tâm lý trong cuộc sống thường ngày, do phải làm một động tác lao động đơn điệu kéo dài; Do đặc tính của cá nhân như không cẩn thận trong quá trình lao động, làm việc, đi lại... hoặc đang ở tuổi hiếu động (học sinh nhỏ tuổi).

- Do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng sống ở người lớn và trẻ em.

Vấn đề đặt ra là cần có các chương trình nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng ngừa tai nạn thương tích cho cả người lớn và trẻ em.

Các yếu tố nguy cơ có liên quan có thể kể đến như do tai nạn giao thông, xảy ra trong quá trình lao động, thao tác nghề nghiệp, xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày của con người, xảy ra trong trường học, xảy ra trong các hoạt động vui chơi giải trí.

CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu 1 CTXH voi cham soc suc khoe cong dong (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)