Bệnh sốt nhiễm virus dengue

Một phần của tài liệu 1 CTXH voi cham soc suc khoe cong dong (Trang 55 - 56)

Sốt dengue và sốt dengue xuất huyết là bệnh nhiễm do virus dengue gây ra, lâm sàng gồm sốt cao đột ngột, gây xuất huyết. Khác với sốt dengue, sốt dengue xuất huyết là bệnh cảnh nặng, có thể sốc và liên quan chặt chẽ tăng tính thấm thành mạch, hạ tiểu cầu và cô đặc máu. Có thể tử vong nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời. Có thể gây dịch lưu hành và dịch lớn.

Tác nhân gây bệnh là do virus dengue, họ Flaviviridae, nhóm Arbovirus (do muỗi truyền), có 4 type huyết thanh D1, D2, D3, D4.

Đường lây truyền và côn trùng trung gian: Virus lây cho người qua muỗi Aedes aegypti, muỗi nhiễm virus có khả năng truyền bệnh khi đốt người. Ở nước ta, Aedes aegypti là muỗi truyền bệnh chính. Các yếu tố nguy cơ dịch xảy ra:

- Mật độ dân cao, vệ sinh môi trường kém, là điều kiện tồn tại và phát triển muỗi truyền bệnh. - Ý thức phòng bệnh kém, vất bừa bãi vật dụng thừa, chất thải rắn, đọng nước quanh vườn. - Nhiệt độ thích hợp cho muỗi Aedes aegypti phát triển (20 - 300C), gió mùa làm dịch tăng. - Người giao lưu mạnh từ vùng dịch đến vùng khác nơi có vectơ làm dịch lan truyền rộng.

Cách điều trị

- Ngay từ khi sốt, tốt nhất nên bồi phụ nước điện giải bằng ORS sẵn có ở trạm y tế.

- Hạ sốt khi > 390C, nhất là trẻ em; đắp khăn ướt hạ nhiệt, hạn chế thuốc hạ nhiệt trừ khi cần. Không dùng thuốc có gốc A. salicylique.

- Khi sốc, hồi phục tích cực bằng dung dịch Ringerlactate, Natri clorua 9%o; nếu chưa ổn dùng dịch keo.

- Xuất huyết nặng, giảm tiểu cầu nặng có thể truyền máu hoặc tiểu cầu khối.

- Truyền dịch phải theo dõi và kiểm tra bằng Hct, áp lực tĩnh mạch trung tâm nếu có thể. Với sốt Dengue xuất huyết (Độ I & II) : Điều trị tai tuyến cơ sở.

- Bù nước điện giải:

+ Uống ORS. Có thể uống nước trái cây, nước dừa, chanh đường v.v..

+ Truyền dịch: nôn nhiều, không uống được, người hơi vật vã mệt, sốt cao. Với sốt Dengue xuất huyết có sốc (độ III&IV): điều trị tại tuyến cao hơn. - Truyền dịch:

+ Truyền dịch đẳng trương (Glucose 5%, NaCl 0,9%, NaHCO3 1,4%) đến khi huyết áp ổn định và

mạch trở về bình thường, bệnh nhân hết vật vã, tiểu được,

+ Nếu sốc kéo dài: dùng Dextran 40, 10ml/kg/giờ cho đến khi sốc cải thiện. + Duy trì dịch đẳng trương dựa vào Hematorit.

- Thăng bằng kiềm toan

- Oxy: cho thở trong trường hợp có sốc.

- Truyền máu: Xuất huyết nặng - thiếu máu

Cách thức dự phòng

- Biện pháp tốt là giám sát và phòng muỗi Aedes egypti. Hiệu quả nhất là quản lý môi trường có cộng đồng tham gia định kỳ theo 3 dạng: Thay đổi môi trường (dọn vật đọng nước, đậy kín nước...); Vận động môi trường: (dọn vật đọng nước, đậy kín nước, phun thuốc khi có dịch, không thường xuyên); và Thay đổi nơi ở, hành vi con người: giảm tiếp xúc con người - côn trùng trung gian - tác nhân gây bệnh (nằm màn, không vất rác thải bừa bải...)

- Giám sát, phòng, chống dịch bệnh - Phòng ngừa dịch sốt xuất huyết

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, nên biện pháp phòng bệnh là phòng muỗi Aedes aegypti đốt. Bên cạnh đó phải giám sát và điều trị theo tuyến. Giám sát và phòng muỗi, quản lý môi trường, khống chế bằng hóa chất, sinh học (thả cá, mesocyclops). Dự trữ nước an toàn (đậy kín chum vại nước), quản lý vệ sinh và các chất thải rắn,và giáo dục sức khỏe, tuyên truyền y tế cộng đồng, huy động cộng đồng tham gia.

Một phần của tài liệu 1 CTXH voi cham soc suc khoe cong dong (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)