Bệnh quai bị

Một phần của tài liệu 1 CTXH voi cham soc suc khoe cong dong (Trang 47 - 48)

Quai bị là một bệnh nhiễm virus toàn thân cấp tính đặc trưng bởi sưng tuyến mang tai và các tuyến nước bọt khác do một loại Paramyxovirus gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên,bệnh chỉ mắc một lần. Ngoài biểu hiện viêm tuyến nước bọt còn có thể gặp viêm tinh hoàn, viêm tuỵ, viêm màng não...

Nguyên nhân gây bệnh quai bị là vius thuộc họ Paramyxovirus có hình cầu, không đều, đường kính khoảng 200nm. Bệnh thường xảy ra cuối mùa Xuân, đặc biệt vào tháng 4 và 5,lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt. Bệnh thường dễ lây lan ở những nơi tập trung nhiều người như vườn trẻ, trường học, doanh trại bộ đội...

Hiện chưa có điều trị đặc hiệu, tác dụng lên virus quai bị. Chủ yếu là điều trị các triệu chứng xuất hiện trên lâm sàng. Trong trường hợp chỉ có sưng tuyến nước bọt đơn thuần thì cần vệ sinh răng miệng, tránh thức ăn quá chua, ăn lỏng nhẹ, giàu năng lượng và nghỉ ngơi tại giường khi còn sốt, có thể dùng các thuốc Paracetamol để kháng viêm, giảm đau và hạ sốt. Trong trường hợp có viêm tinh hoàn thì cần nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, chườm lạnh, mặc quần lót bó sát.. và dùng thuốc giảm đau và chống viêm như Aspirin và thuốc kháng viêm non-steroid. Trong các trường hợp viêm tụy thì cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi, truyền dịch, nhịn ăn, dùng các thuốc giảm đau, chống nôn. Trong trường hợp Viêm não - màng não, cần đưa bệnh nhân đến điều trị ở phòng cấp cứu.

Cách dự phòng

(1) Tuyên truyền cho cộng đồng biết các dấu hiệu nghi ngờ quai bị và cách phòng bệnh. Người mắc quai bị phải được cách ly tối thiểu 9 ngày khi lâm sàng có triệu chứng sưng tuyến mang tai, nhất là khi bệnh nhân ở trong các tập thể như nhà trẻ, trường học, trại lính .v.v.

(2) Vắc xin quai bị có hiệu quả bảo vệ > 95% trường hợp có tiếp xúc với nguồn bệnh. Vắc xin được tiêm dưới da liều duy nhất, có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với sởi và Rubella (MMR: Mump, Measle, Rubella). Đối tượng chủng ngừa là trẻ >12 tháng trở đi. Trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn đều có thể chủng ngừa quai bị.

(3) Miễn dịch thụ động: Dùng globuline miễn dịch chống quai bị. Chỉ hiệu quả trong 4 ngày đầu sau nhiễm virus. Liều duy nhất, tiêm bắp cho đối tượng chưa có miễn dịch hoặc phụ nữ có thai, tiếp xúc người bệnh.

Một phần của tài liệu 1 CTXH voi cham soc suc khoe cong dong (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)