Bệnh dịch tả

Một phần của tài liệu 1 CTXH voi cham soc suc khoe cong dong (Trang 46 - 47)

Bệnh dịch tả là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc cấp tính của đường tiêu hóa, có thể lan tràn

thành dịch lớn gây ra do Vibrio - cholera chủ yếu nhóm O1 và O139. Biểu hiện đặc trưng là tiêu chảy

dữ dội kèm nôn mửa dẫn đến hậu quả mất nước điện giải, nếu không điều trị kịp thời sẽ tử vong do kiệt nước và rối loạn điện giải.

Đa số người đang mắc bệnh thải một lượng lớn vi khuẩn ra môi trường xung quanh. Người lành mang vi khuẩn là nguồn gieo rắc vi khuẩn trên phạm vi rộng lớn.

Bệnh có thể lây truyền theo hai cách:

(1) Gián tiếp: do nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn; do thức ăn như rau sống bón phân tươi không xử lý kỹ; tôm, sò, hến, mắm ruốc,...

(2) Trực tiếp: ít gặp, thường chỉ xảy ra ở nhân viên y tế, người nuôi bệnh hoặc nhân viên khâm liệm tử thi.

CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Cách điều trị

- Khi có chuẩn đoán bị tả, cần phải nhanh chóng, khẩn trương điều trị ngay càng sớm càng tốt. - Kháng sinh đặc hiệu: Thuốc được dùng ưu tiên: Nhóm Fluoquinolon. Đối với trẻ em dưới 12 tuổi,

phụ nữ có thai và cho con bú sử dụng Arythromycin.

- Bù nước và điện giải: Xác định lượng nước mất để tính lượng dịch bù. Bù nhanh đủ lại khối lượng tuần hoàn. Có thể bù nước bằng đường uống: áp dụng cho những trường hợp nhẹ, giai đoạn đầu

chưa mất nước nhiều. Các loại dịch đường uống: Oresol, nước cháo 50g và một nhúm khoảng

3,5g muối, hoặc nước dừa non có pha một nhúm muối. Hoặc bù nước bằng đường truyền tĩnh mạch (chỉ thực hiện ở cơ sở y tế).

Cách thức phòng bệnh - Giáo dục sức khỏe;

- Giám sát tả: Theo quy định của tổ chức y tế thế giới (WHO 1969) thì cơ quan phụ trách y tế quốc

gia phải báo cáo các trường hợp nghi ngờ tả tại nơi của mình cho tổ chức y tế thế giới càng nhanh càng tốt và báo cáo số trường hợp mắc bệnh cũng như tử vong do bệnh tả;

- Đề phòng sự lan truyền rộng rãi của bệnh tả thông qua việc (i) cách ly dịch, kiểm tra dịch và kiểm soát biên giới khi đang có dịch xẩy ra ở một vùng nào đó; (ii) hạn chế tập trung đông người như trong các tang lễ, hội hè, họp chợ trong vùng dịch tả đang đe dọa, vì dịch có thể lan rất nhanh qua thức ăn, nước uống; (iii) cung cấp nước và vệ sinh bảo đảm cho mọi người có đầy đủ hệ thống xử lý phân và nước uống an toàn, đi tiểu tiện đúng nơi quy định, uống nước đã đun sôi để nguội, sát trùng hệ thống phân phối nước và hệ thống nước tại nông thôn bằng clo và iod; - Vệ sinh thực phẩm: tránh không để thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn bởi phân, không ăn trái

cây, rau sống ở gần đất được tưới bằng nước bị nhiễm phân hay bón phân tươi.

Một phần của tài liệu 1 CTXH voi cham soc suc khoe cong dong (Trang 46 - 47)