Bệnh dịch hạch

Một phần của tài liệu 1 CTXH voi cham soc suc khoe cong dong (Trang 57 - 60)

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm gây dịch, có thể gây đại dịch do trực khuẩn Yersinia pestis gây nên. Hiện nay tuy bệnh không còn phổ biến như trước nhưng nó vẫn là một bệnh quan trọng. Nếu không làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều tra dịch tễ học bệnh có thể bộc phát thành dịch trở lại do sự phát triển của bệnh rất nhanh.

Động vật gặm nhấm là vật chủ mang mầm bệnh dịch hạch. Bọ chét là côn trùng trung gian truyền bệnh trong các giống chuột và từ chuột sang người. Tất cả các loại bọ chét đều có thể là môi giới truyền bệnh đặc biệt là Xenopsylla cheopis là môi giới chính.

- Nên tổ chức điều trị tại chỗ. Điều trị sớm khi nghi ngờ.

Phác đồ điều trị

* Thể nhẹ: Dùng một kháng sinh uống 7 ngày liên tục Tetracycllin hoặc Chloramphenicol hoặc Cotrimoxazol.

* Thể trung bình: Streptomycine tiêm bắp + tetracyclline uống hoặc Chloramphenicol 7-10 ngày liên tục, trợ sức, truyền dịch nếu cần.

* Thể nặng

- Kháng sinh dùng phối hợp 3 kháng sinh với liều như trên, khi bệnh giảm 2 thứ kháng sinh sau có thể dùng đường uống;

- Biện pháp hồi sức: Truyền dịch, thở Oxy, trợ sức, nâng cao thể trạng, trợ tim mạch;

- Thuốc an thần hạ nhiệt độ;

- Chăm sóc bệnh nhân: vệ sinh răng miệng, thân thể.

Phương pháp phòng bệnh và chống dịch

Các biện pháp chống dịch hạch khi có dịch: - Báo cáo dịch khẩn cấp và bắt buộc; - Cách ly bệnh nhân hoàn toàn;

- Chất thải của bệnh nhân như nước tiểu, phân, đàm, mủ xử lý bằng nước Javen; - Uống thuốc phòng.

Đối tượng cho uống thuốc phòng khẩn cấp là người tiếp xúc bệnh nhân và người sống chung nhà bệnh nhân hay người sống nhà có nhiều chuột chết tự nhiên, nghi nghờ dịch hạch. Thường dùng Tetracycline hay Cotrimoxazol x 7 ngày. Những người tiêm phòng dịch dạch chưa quá 6 tháng không cần uống phòng.

- Tiêm chủng: Khi có dịch bùng phát nên tiêm phòng cho nhân dân ở các vùng lân cận, không tiêm cho người ở trong ổ dịch. Thường dùng loại vắc xin sống giảm độc lực, tiêm một lần, tạo miễn dịch nhanh (5 - 7 ngày sau khi tiêm).

- Diệt bọ chét và diệt chuột (diệt bọ chét trước diệt chuột);

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Văn Dần. (2008). Vệ sinh phòng bệnh. Nhà xuất bản Giáo dục 2. Bùi Đại. (2009). Bệnh học truyền nhiễm. Nhà xuất bản Y học.

3. Nguyễn Văn Hiến. (2008). Khoa học hành vi và giáo dục sức khoẻ. Nhà xuất bản Y học.

4. Nguyễn Đức Hiền. (2007). Bài giảng truyền nhiễm – Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia - Hà Nội.

5. Phạm Thị Thuý Hoà. (2008). Dinh dưỡng. Nhà xuất bản Giáo dục.

6. Lê Ngọc Trọng. (1996). Quản lý chăm sóc sức khoẻ ở tuyến y tế cơ sở. Nhà xuất bản Y học. 7. Nguyễn Thị Nhung. (2010). Giáo trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội

8. Nguyễn Thị Thu. (2005). Khoa học hành vi và giáo dục sức khoẻ. Nhà xuất bản Y học.

9. Trần Tuấn. Vai trò của công tác xã hội trong chăm sóc y tế. Tài liệu hội thảo “Phát triển công tác xã hội trong lĩnh vực y tế”. Hà Nội, 2010.

10. Trần Tuấn. Những nghịch lý trong y tế Việt Nam. BCC tiếng Việt, 20/09/2009.

11. Trần Tuấn. Nghèo đi vì chữa bệnh. Tạp chí Cộng sản chuyên đề Hồ sơ và Sự kiện, Số 9, ngày 10/04/2007. Trang 30-32.

12. The Positive Deviance Innitiative. Basic field guide to Positive Deviance Approach. Tuft

University, tháng 09/2010.

http://www.positivedeviance.org/pdf/Field%20Guide/FINALguide10072010.pdf

Một phần của tài liệu 1 CTXH voi cham soc suc khoe cong dong (Trang 57 - 60)