Phòng, chống ngộ độc thức ăn

Một phần của tài liệu 1 CTXH voi cham soc suc khoe cong dong (Trang 40 - 42)

Hiện nay có rất nhiều vấn đề lo lắng liên quan đến ngộ độc thức ăn. Cần phải hiểu là ngộ độc thức ăn là bệnh gây ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn hoặc thức ăn có chứa các chất có tính chất độc hại đối với người ăn.

Theo các nhà khoa học, ngộ độc thức ăn có hai dạng: (1) Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn như vi khuẩn Tụ cầu, Salmonella, Clostridium Botulinum, E.Coli...; và (2) Ngộ độc thức ăn không do vi khuẩn như do bị dị ứng với một loại thức ăn nào ví dụ tôm, cua, cá sò hay ngộ độc do ăn phai thức ăn chứa độc ví dụ như khoai tây mọc mầm, nấm độc, cá nóc, ... và có thể là do thức ăn bị nhiễm độc trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

Biện pháp phòng chống với ngộ độc thức ăn do vi khẩn

- Chống hiện tượng mang khuẩn và đào thải vi khuẩn Salmonella ở các trại chăn nuôi; - Không giết súc vật ốm và chết;

- Tiêu chuẩn hoá việc giết thịt và chế độ vệ sinh thú y trong sản xuất tại các lò mổ, đặc biệt lưu ý tới các lò mổ tư nhân;

- Kiểm tra xét nghiệm thực phẩm ở những nơi sản xuất và giao nhận thịt; - Kiểm tra vệ sinh thú y của thịt và chế độ vệ sinh thú y ở thị trường; - Theo dõi, kiểm soát vệ sinh nơi sản xuất và mua bán sữa;

- Bảo quản lạnh thức ăn chín và nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn;

CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

- Đảm bảo thời hạn cất giữ thức ăn đã chế biến và nguyên liệu;

- Thực hiện dây chuyền sản xuất một chiều và riêng rẽ ở cơ sở sản xuất thức ăn chín và các cơ sở ăn uống công cộng để tránh sự bội nhiễm và lây lan vi khuẩn;

- Thực hiện nghiêm ngặt chế độ khám tuyển và khám định kỳ đối với những người tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, nhất là thức ăn chín;

- Biện pháp phòng chống tốt nhất là nấu chín thực phẩm và đun sôi lại trước khi ăn; - Tăng cường kiểm tra vệ sinh thực phẩm và vệ sinh khi chế biến thức ăn;

- Để phòng ngừa sự lan truyền của tụ cầu vào thực phẩm, cần có yêu cầu kiểm tra sức khoẻ với người phục vụ ăn uống. Những người bị bệnh về mũi họng, viêm đường hô hấp không được tiếp xúc với thực phẩm, nhất là thực phẩm chín;

- Không dùng sữa bò của bò bị viêm vú;

- Thức ăn chế biến xong phải bảo lạnh ở nhiệt độ 2 - 4oC;

- Tất cả các sản phẩm thịt, cá khi có dấu hiệu ôi thiu thì không được làm thức ăn nguội hoặc đóng hộp;

- Với đồ hộp khi có dấu hiệu phồng phải coi là có nhiễm trùng nguy hiểm; - Với thức ăn khả nghi thì biện pháp tốt nhất là đun sôi lại ít nhất 1 giờ. Phòng chống ngộ độc thức ăn không do vi khuẩn

- Bảo quản tốt các loại lương thực, thực phẩm, chủ yếu là thực phẩm thực vật như yêu cầu bảo quản là giữ khô, thoáng mát để không bị nhiễm mốc. đựng trong dụng cụ sạch, kín, nếu để lâu thỉnh thoảng phải đem phơi lại.

- Với các loại thức ăn như sắn:

+ Bóc vỏ, bỏ 2 đầu, ngâm kỹ trong nước 12 - 24 giờ; + Luộc kỹ, tốt nhất là luộc 2 lần và khi luộc mở vung; + Tốt nhất là ăn sắn với đường hoặc ăn sắn phơi khô. - Măng: phải ngâm lâu, rửa sạch, luộc bỏ nước nhiều lần.

- Không ăn khoai tây mọc mầm, trong trường hợp muốn ăn phải khoét bỏ mầm và cả chân mầm. - Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ hoá chất bảo vệ thực vật. Chỉ nhập hoặc sản xuất các loại

hoá chất có hiệu quả cao đối với vi sinh vật gây hại nhưng ít độc với người và động vật.

- Tăng cường giáo dục và huấn luyện người sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật về các biện pháp đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người tiêu dùng.

- Tôn trọng thời gian cách ly quy định cho từng loại hoá chất trên từng loại rau, quả.

- Với rau, quả nghi là có khả năng bị nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật cần rửa sạch và ngâm nước nhiều lần.

- Với loại rau, quả có vỏ vẫn phải rửa sạch rồi mới cắt bỏ vỏ.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành nông nghiệp và ngành y tế để kiểm tra việc phân phối, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật.

- Quản lý sức khoẻ đối với người tiếp xúc trực tiếp với hoá chất bảo vệ thực vật. - Trang bị phòng hộ cá nhân đầy đủ.

Một phần của tài liệu 1 CTXH voi cham soc suc khoe cong dong (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)