Bệnh thuỷ đậu

Một phần của tài liệu 1 CTXH voi cham soc suc khoe cong dong (Trang 48 - 49)

Bệnh thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm rất hay lây, do một loại virus gây ra. Bệnh đặc trưng bằng sốt, nổi ban kiểu nốt đậu ở da và niêm mạc. Bệnh được khám phá bởi Richard Morton, một bác sĩ người Anh, thông báo lần đầu năm 1694 và được gọi là Chickenpox.

Tác nhân gây bệnh là Herpes varicellae hay Varicella-Zostervirus, thuộc họ Herpesvirus, được phân lập năm 1952.

Bệnh thuỷ đậu chỉ xảy ra ở người. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc, nhưng chủ yếu mắc ở trẻ em từ 1-14 tuổi. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở những nơi dân cư đông đúc như nhà trẻ, trường học, khu tập thể....

Điều trị bệnh thuỷ đậu ở trẻ bình thường nói chung lành tính và tự khỏi, không cần điều trị đặc hiệu. Cần phải vệ sinh thân thể tốt, có thể hạn chế bội nhiễm. Với trẻ nhỏ cần được cắt móng tay và mặc áo quần mỏng để tránh gãi trợt da. Có thể điều trị triệu chứng giảm ngứa bằng các loại histamin (Promethazine, Chlorpheniramine...) và giảm đau, hạ sốt bằng Paracetamol. Điều trị

nguyên nhân bằng dùng các thuốc chống virus như Vidarabine, Acyclovir, Interferon alpha... Điều

trị biến chứng bằng kháng sinh trong các trường hợp bội nhiễm. Bệnh nhân có hoại tử thuỷ đậu phải được điều trị tích cực bằng kháng sinh.

Cách phòng bệnh thủy đậu:

(1) Cách ly bệnh nhân cho đến khi các nốt đậu đóng vảy. Bệnh thuỷ đậu rất khó phòng ngừa vì bệnh có thể lây 24-48 giờ trước khi có nốt đậu.

(2) Tạo miễn dịch thụ động: sử dụng Globuline miễn dịch (VZIG) cho những người tiếp xúc với bệnh nhân nhưng chưa có miễn dịch hoặc có các yếu tố nguy cơ như trẻ bị suy giảm miễn dịch mắc phải, phụ nữ có thai, bệnh ác tính, người đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch... Thuốc chỉ hiệu quả khi dùng trong 96 giờ sau khi tiếp xúc và có thể lặp lại sau 4 tuần.

CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu 1 CTXH voi cham soc suc khoe cong dong (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)