Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giớ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

Khai thác là khâu đầu tiên và quan trọng nhất khi triển khai bất kỳ một nghiệp vụ bảo hiểm nào. Khai thác quyết định doanh thu và hiệu quả kinh doanh của công ty, đồng thời nó có ảnh hưởng rất lớn đến các khâu còn lại của nghiệp vụ. Đối với bảo hiểm vật chất ô tô, khai thác chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng do đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện, tỷ lệ rủi ro cao.Vì vậy, khâu khai thác được các Công ty hết sức quan tâm.

Khâu khai thác thực chất là quá trình vận động, tuyên truyền và giải thích cho chủ xe thấy được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô. Từ đó tiến hành thẩm định, đánh giá rủi ro và đi đến ký kết hợp đồng, thu phí bảo hiểm. Có thể nói đây là công việc hết sức khó khăn đòi hỏi cán bộ khai thác phải vận dụng linh hoạt các chính sách về giá cả, sản phẩm, phân phối, dịch vụ sau bán hàng…, phải làm tốt công tác này để thu hút ngày càng đông số người tham gia bảo hiểm, từ đó mới đảm bảo quy luật “số đông bù số ít” , giúp cho công ty tồn tại và phát triển.

Việc thu hút ngày càng nhiều các chủ xe tham gia bảo hiểm có vai trò đặc biệt quan trọng, từ đó làm tăng quỹ tài chính bảo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi thường khi không may gặp phải rủi ro thiệt hại về tài sản, nhanh

chóng ổn định về tài chính cho khách hàng. Từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ, đem lại niềm tin cho khách hàng tham gia bảo hiểm. Chính sự hài lòng của khách hàng sẽ tạo ra sức cạnh tranh mới cho sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó, việc tăng quỹ tài chính bảo hiểm còn giúp các công ty trang trải các chi phí như chi đề phòng - hạn chế tổn thất, chi hoa hồng, chi quản lý… đồng thời mang lại lợi nhuận.

Nhận thức được tầm quan trọng của khâu khai thác, các Công ty đã đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các biển quảng cáo để giúp các tầng lớp nhân dân có nhận thức sâu sắc hơn về mục đích và ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm vật chất xe ô tô từ đó nâng cao tính tự giác tham gia bảo hiểm của các chủ xe. Bên cạnh đó các Công ty đã không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động của mình, tới nay trên thị trường đã có 27 công ty bảo hiểm phi nhân thọ (16 doanh nghiệp trong nước, 4 doanh nghiệp liên doanh, 7 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) cùng nhau hoạt động với các chi nhánh, công ty thành viên và văn phòng giao dịch đến tận các tỉnh, thành, quận huyện, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo cùng hàng chục ngàn đại lý khắp cả nước để thực hiện việc giới thiệu và chào bán các sản phẩm bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, thực hiện việc thu phí một cách nhanh chóng, tạo điều kiện cho các chủ xe tham gia bảo hiểm một cách thuận tiện, dễ dàng và tốn ít thời gian nhất.

Hiện nay việc triển khai bảo hiểm vật chật xe cơ giới tại Việt Nam chỉ áp dụng đối với ôtô mà không áp dụng đối với xe máy. Bỏi vì việc giám định bồi thường tai nạn thường trải qua nhiều bước, trong khi đó chi phí sửa chữa xe máy khi có thiệt hại nhìn chung nhỏ nên số tiền bồi thường không đáng kể. Do vậy khách hàng ít có nhu cầu tham gia bảo hiểm vật chất cho loại xe này.

Với sự cố gắng phấn đấu hết mình của ban lãnh đạo các công ty cùng với sự nỗ lực không mệt mỏi của các cán bộ công nhân viên, các đại lý, tổng đại lý, các chi nhánh văn phòng trên khắp cả nước, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ

đã đạt được một số kết quả về công tác khai thác trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô như sau:

Bảng 2.3: Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe ôtô của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ (2004-2008)

stt Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008

1 Số xe ôtô thực tế lưu hành chiếc 774.824 891.104 1.026.512 1.183.260 1.352.5102 Tốc độ tăng trưởng của xe thực tếlưu hành % _ 15,0 15,2 15,3 14,3 2 Tốc độ tăng trưởng của xe thực tếlưu hành % _ 15,0 15,2 15,3 14,3 3 Số xe ôtô tham gia bảo hiểm vậtchất chiếc 350.057 433.178 515.925 619.673 703.711 4 Tốc độ tăng trưởng của xe thamgia bảo hiểm % _ 23,74 19,10 20,11 13,56

5 Tỷ lệ khai thác % 45,18 48,61 50,26 52,37 52,03

6 Doanh thu phí bảo hiểm vật chấtxe cơ giới Tr đ 1.017.258 1.202.179 1.279.088 1.776.258 2.217.0347 Mức tăng tuyệt đối doanh thu phíbảo hiểm Tr đ _ 184.921 76.909 497.170 440.776 7 Mức tăng tuyệt đối doanh thu phíbảo hiểm Tr đ _ 184.921 76.909 497.170 440.776

(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)

Qua số liệu bảng 2.4 cho thấy, tốc độ phát triển xe cơ giới ngày càng tăng và tăng lên một cách nhanh chóng, đặc biệt năm 2007 tăng 15,30% so với năm 2006 (tương ứng với 156.748 xe). Sự tăng lên nhanh chóng này là do nền kinh tế từ năm 2004 đến năm 2007 phát triển nhanh, ổn định. Đặc biệt khi Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách đổi mới, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức nước ngoài đầu tư và làm việc tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp năm 2002 đã có những bước đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp, nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… ra đời đẩy mạnh mối quan hệ giao lưu kinh tế, làm tăng lên về số xe ô tô và xe máy rất nhiều; đồng thời xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao. Tốc độ phát triển bình quân số xe ô tô hàng năm khá lớn. Có thể nói đây là một thị trường đầy tiềm năng đối với các công ty bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam.

Với mức sống của người dân ngày một nâng cao thì nhu cầu đi lại trao đổi ngày một tăng và ô tô với ưu điểm thuận tiện, cơ động… đã được chọn làm phương tiện phổ biến nhất. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc khai thác bảo hiểm vật chất xe tại các công ty bảo hiểm.

Thực tế đã cho thấy, số lượng xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2004-2008. Nếu như năm 2004 mới chỉ có 350.057 xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất thì năm 2008 con số này là 703.711 xe (tăng 101%). Doanh thu phí từ 1.017.258 trđ tăng lên 2.217.034 trđ ( tăng 1.199.776 tr đ). Các cty baỏ hiểm phi nhân thọ đã ngày càng chiếm lòng tin khách hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ và số lượng khách hàng tìm đến với các công ty ngày càng nhiều. Tuy nhiên, có được kết quả đó không thể không kể đến các biện pháp quảng bá mà các công ty đã thực hiện rất có hiệu quả và đội ngũ các bộ nhân viên làm việc năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm. Riêng năm 2008, tỷ lệ khai thác và doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới có phần giảm sút, lý do chủ yếu là do cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam và thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và sản phẩm bảo hiểm tự nguyện nói riêng, mà cụ thể ở đây là bảo hiểm vật chất xe cơ giới.

Mặc dù trong quá trình triển khai nghiệp vu bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã gặp rất nhiều khó khăn và còn nhiều tồn tại. Tuy nhiên, với sự phấn đấu không mệt mỏi, doanh thu của nghiệp vụ này đã giữ vị trí quan trọng trong tổng doanh thu của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường năm 2008

Đơn vị: 1.000.000 đồng TT Nghiệp vụ BH Năm 2007 Năm 2008 % tăng trưởng Phí BH thực thu (Tr đ) Tỷ lệ doanh thu (%) Phí BH thực thu (Tr đ) Tỷ lệ doanh thu (%)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w