Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 56 - 58)

. Bồi thường tổn thất toàn bộ

7 Số tiền bồi thường bình quân một vụ Trđ 2,65 2,36 3,49 2,92 4,

2.2.6. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

chất xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Với những nỗ lực không ngừng của cán bộ, nhân viên các công ty, trong những năm qua, nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty đã đạt được những kết quả:

Bảng 2.7: Kết quả và hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ ( 2004 – 2008):

Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng phí thu (D) Trđ 1.017.258 1.202.179 1.279.088 1.776.258 2.217.034 Tổng chi (C) Trđ 965.138 1.182.159 1.236.075 1.715.263 2.128.018 Lợi nhuận (L) Trđ 52.120 20.020 43.013 60.995 89.016 Hd = D/C 1,05 1,02 1,03 1,04 1,04 He = L/C 0,05 0,02 0,03 0,04 0,04

( Nguồn:Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)

Từ bảng số liệu trên, ta thấy lợi nhuận của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới có xu hướng tăng dần. Nếu như năm 2004 lợi nhuận chỉ là 52.120 triệu đồng thì năm 2005 là 20.020 triệu đồng, Năm 2006 là 43.013 triệu đồng, Năm 2007 là 60.995 triệu đồng và năm 2008 là 89.016 triệu đồng. Trong giai đoạn này, có rất nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ tham gia nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới và số lượng xe ôtô tham gia bảo hiểm ngày càng nhiều, đó là lý do làm cho doanh thu tăng cao, cho thấy những nỗ lực của các công ty trong khai thác, kinh doanh đã được đền đáp.

Một nguyên nhân đáng kể nữa là DNBH đã nâng cao năng lực tài chính. Năm 2008, nguồn vốn chủ sở hữu của các DN là 17.934 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với năm 2007, góp phần nâng cao năng lực khai thác, nâng mức giữ lại, tạo điều kiện cho các DN có khả năng đầu tư chiều sâu về công nghệ, tuyển dụng nhân sự.

Bên cạnh đó hiệu quả theo lợi nhuận theo các năm dao động trong khoảng 0,02 đến 0,05. Trong đó cao nhất là năm 2005, đạt 0,05. Các năm 2007, 2008 đều đạt 0,04. Điều đó có nghĩa là với một đồng chi phí bỏ ra, các công ty

chưa thu được nhiều doanh thu, lợi nhuận hơn. Tức các công ty hoạt động chưa có đột phá về mặt hiệu quả. Điều này được lý giải bởi trong các năm, đặc biệt là năm 2008 lợi nhuận của hầu hết các DNBH đều đến từ lãi tiền gửi và đầu tư tài chính, chỉ một vài DNBH có thị phần lớn là có lãi từ lĩnh vực bảo hiểm truyền thống (Kết thúc năm 2008, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đều báo cáo lãi, kể cả công ty mới thành lập).

Phía sau con số tăng trưởng ấn tượng của DNBH năm 2008 lại là câu chuyện khác. Nếu phân tích kỹ nguyên nhân có được doanh số và lợi nhuận của DNBH thì thấy chủ yếu do đầu tư tài chính từ vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn (chênh lệch giá phát hành cổ phiếu) và dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Năm 2008, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đạt con số âm (- 163.027 triệu đồng ), trong khi lợi nhuận từ hoạt động tài chính ước đạt 543.026 triệu đồng.

Sở dĩ DNBH đạt doanh thu tài chính cao là do giữa năm 2008, nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ được đưa ra, khiến lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng cao (có ngân hàng hơn 18%/năm), lãi suất bình quân khoảng 10 - 12%/năm. Vì vậy, DNBH có nguồn thặng dư vốn lớn đã gửi ngân hàng, khiến lợi nhuận năm 2008 tăng cao. Bên cạnh đó, phải kể đến sự "may mắn" khi hầu hết DNBH chưa dám tăng tỷ trọng, cơ cấu đầu tư vào chứng khoán, nên bị ảnh hưởng của biến động thị trường không nhiều. Nguồn lợi nhuận kể trên của DNBH phi nhân thọ không những là nguồn lợi nhuận chia lãi cổ đông, mà còn là cứu cánh cho DNBH phi nhân thọ đang có thực trạng kết quả kinh doanh bảo hiểm là con số âm (phí bảo hiểm không bù đắp được bồi thường, chi phí và trích lập dự phòng theo quy định của Bộ Tài chính).

Theo Hiệp hội Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam, đối với bảo hiểm phi nhân thọ, việc chấm dứt các nghiệp vụ bảo hiểm kinh doanh có kết quả âm đang được đặt lên hàng đầu, vì bị hạn chế nguồn bù đắp từ lãi đầu tư; không nên quá chú trọng tăng trưởng doanh thu, chiếm lĩnh thị phần mà quên đi hiệu quả kinh doanh. DNBH nên nhìn nhận rõ liệu việc hạ phí bảo hiểm để giành giật dịch vụ

khách hàng hay tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng, xử lý thiên tai, tai nạn và bồi thường kịp thời, đầy đủ, nâng cao uy tín DN sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng.

Theo một số chuyên gia tài chính, năm 2009 sẽ là năm khó khăn cho bảo hiểm phi nhân thọ, khi các dự án đầu tư suy giảm. Tuy nhiên, năm 2009 cũng không phải là hoàn toàn khó khăn đối với DNBH, bởi theo đánh giá của Cục Quản lý - Giám sát bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm của thị trường bảo hiểm năm 2008 mới đạt 2,1% GDP, trong khi các nước phát triển trong khu vực khoảng 8 -10% GDP. Điều này cho thấy, doanh thu phí bảo hiểm còn rất thấp so với GDP, tỷ lệ tham gia bảo hiểm cũng rất thấp. Thị trường mới chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, mà chưa tập trung khai thác địa bàn nông thôn, miền núi, nơi chiếm tới gần 80% dân số của cả nước.

Bên cạnh những hiệu quả thực tế đem lại cho các công ty mà có thể thấy được thông qua số liệu thống kê đã phân tích ở trên, khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới, các công ty đã đem lại những hiệu quả xã hội nhất định như: góp phần vào việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, nâng cao nhận thức người dân… Từ đó, giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông và mức độ nghiêm trọng cửa từng vụ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w