C ây ghim vớt bánh bằng tre nhỏ và dẻo có đầu vót nhọn lúc nào cũng ngâm trong nước để vớt bánh khỏi dính khuôn Bánh nóng mớ
4/ Cách uống rượu bách nhậ t:
Nếu cách uống trà của người Nhật Bản khá cầu kì gọi là trà đạo, thì rượu nếp bách nhật Ninh Hoà cũng có cách uống riêng, có thể gọi là tửu đạo. Bởi vì loại rượu này có giá thành rất cao, nhất là loại rượu nếp bách nhật hạng 1 khá ít, nhà nào làm được thì nấy dùng, đâu có mấy nhà đủ công phu kiên nhẫn làm ra rượu “ trầm mễ”. Do đó, trong giới không phải nhà nông, không biết hay thiếu kiên trì làm ra rượu bách nhật, thì khó có thể dùng đến. Nó ít phổ cập trong cộng đồng nên người ta không thưởng thức được cách uống. Nói như thế không có nghĩa là giới nghèo khổ không thể dùng đến rượu bách nhật đâu! Thực tế, nhà nông tuy chân lấm tay bùn thế nhưng họ sản xuất ra loại nếp, làm ra được rượu bách nhật thì họ vẫn thưởng thức rai rai như thường. Còn giới phi nông nghiệp dù có dư ăn dư mặc, cũng chưa
Thông thường người ta uống rượu đế khi nâng chén đặt lên môi, liền “trót” một cái rồi khà một tiếng mạnh thật đã đời, ấy là trả xong cái nợ giao bôi với bạn nhậu. Hoặc nâng cốc bia đầy tràn rồi uống cho thật no bụng để qua nhanh buổi tiệc, ấy là đạt chỉ tiêu. Thế nhưng rượu bách nhật Ninh Hoà người ta có cách uống khác xa, không ồn ào to tiếng, không uống nhiều cho kịp bạn và cũng không ép nài thái quá. Men rượu bốc lên nhẹ và dìu dịu nên lời tâm sự có nặng phần khiêm tốn, chỉ nâng ly uống chậm chép miệng để thưởng thức cái thơm ngon và cái “hậu” của rượu. Người ta chân tình mời nhau chứ không ép nài. Như vậy muốn thưởng thức rượu này phải là những người không thích say sưa tuý luý. Rượu bách nhật đựng trong cái chai lâu ngày nó lắng đọng thành hai phần rõ rệt, tầng dưới là nước cốt màu ngà ngà, tầng trên màu vàng đậm như nước mật. Từ màu nước trong mới lấy ra nước rượu, đến nay biến thành vàng đậm, theo các cụ nói rằng đó là đã hấp thụ đủ âm dương. Nếu không chôn xuống đất và không phơi sương gió, chỉ để kín trong tủ thì rượu nếp không có màu vàng tức thiếu âm dương.
Trước khi uống phải lắc chai rượu hoà nhau cho đều, ly rượu chỉ có bằng ngón chân cái, hay chén sứ bằng quả cau. Mời nhau nâng ly uống chậm chạp chép miệng mới tận hưởng được cái hương vị độc đáo của rượu bách nhật hay rượu “trầm mễ”. Gắp miếng mồi nhai rai rai, cuộc rượu thâm trầm kéo dài suốt buổi.
Men rượu nhẹ nhưng cái hậu lại nồng nàn, bởi vậy cuộc rượu không ồn ào náo nhiệt như những sòng dùng toàn rượu đế làm bằng gạo.
đến đất Ninh Hoà được thưởng thức chén rượu hạng 1 “trầm mễ” bách nhật, có lẽ rằng câu thơ đầu trong bài Lương Châu Từ của ông:
Bồ Đào mỹ tửu dạ quang bôi.
Chắc rằng ông sẽ sửa lại:
Ninh Hoà mỹ tửu dạ quang bôi
(Rượu Ninh Hoà rót chén dạ quang).
Hiện nay rượu nếp bách nhật nguyên chất không có bán trên chợ búa tại Ninh Hoà, không có nghĩa là nó đã mất hẳn. Trong thực tế nó mãi tiềm ẩn sống dai dẳng ở một số nhà nông của các làng quê Ninh Hoà. Chính cái rất ngon đặc biệt mà lại rất hiếm mới đúng là món đặc sản của chốn “cố đô” của trấn Thái Khang (Khánh Hoà): RƯỢU NẾP BÁCH NHẬT NINH HOÀ! .
VÕ TRIỀU DƯƠNG ww.ninhhoatoday.net ww.ninhhoatoday.net