NGHỀ BIỂN TRUYỀN THỐNG

Một phần của tài liệu Đồ dùng dạy học-Nghê nghiệp - Ninh hòa (Trang 59 - 63)

C húng tôi trở dậy, ăn vội miếng cơm cho đỡ dạ hân trời vừa hé

NGHỀ BIỂN TRUYỀN THỐNG

T rong lúc khốn khó, cấp thiết cần miếng ăn trước mắt, người ta không nghĩ sâu xa rằng nếu rừng thiên nhiên mất đi, không còn cây to

NGHỀ BIỂN TRUYỀN THỐNG

Trải qua thời gian, lưới đăng đã trở thành một nghề truyền thống ở Khánh Hoà. Ngày nay, tuy có được cải tiến lên nhiều nhưng phương pháp hành nghề vẫn căn bản theo lối cổ truyền. Dụng cụ lưới đăng gồm có:

b)1 xuồng sai dùng để chỉnh neo, sửa nạp và đi lại liên lạc. c)1 hoặc 2 ghe phiên lo việc chuyên chở cá về bến.

d)1 giàn lưới đăng gồm nhiều tấm lưới nhỏ gọi là trệt kết vào nhau bố trí thành thế trận lừa cá vô rọ.

Mỗi vị trí khác nhau của giàn lưới được ngư dân đặt thành những cái tên rất hình tượng như trệt gang, trệt lưng, trệt rọ, trệt tráng, trệt hôm, lưới bửng… Ngoài ra còn một giàn lưới rút để sẵn trên thuyền, khi đàn cá đã vào rọ thì thả xuống để bắt. Chi phí cho toàn bộ một giàn nghề lớn có đến vài trăm lượng vàng (thời giá những năm 60 của thế kỷ XX).

Lực lượng lao động thường xuyên trên thuyền gọi là bạn khoảng từ 20 đến 40 người, gồm các bạn lưới(thợ phụ), bạn nằm thuyền

(thợ chính) và người chèo dọc (đốc công). Đôi khi có thêm một số lao động không thường xuyên xin đi theo ghe để phụ gọi là qua lồ.

Tùy theo sở đầm lớn hay nhỏ, một giàn lưới đăng cùng các phụ kiện, dây chạc… thường nặng cỡ trên dưới chục tấn, người ta phải kết bè, trải nạp trên mặt, giằng chì dưới đáy và thả nhiều neo để giữ giàn lưới đứng vững. Cứ khoảng 10m lưới thì đặt một mỏ neo và 50m là một đường neo. Ngoài 4 neo chính là neo cái, neo cổ, neo dọc, neo ngang, 6 neo phụ là nhứt rượng, nhì rượng (bên giàn lưới rọ), nhứt tráng tây, nhì tráng tây (bên giàn lưới tráng), nhất hôm, nhì hôm

(bên giàn lưới hôm), còn có hàng chục neo lưng (giữ giàn lưới lưng).

Tại địa điểm cố định của sở đầm, giàn lưới lưng được giăng từ chỗ kết gang(hòn đá nơi gành) ra đến thuyền đăng chừng 300m

phía đảo. Mặt khác, từ neo thứ mười phía lưới lưng đặt một giàn lưới bửng kéo chênh chếch theo một góc hình tam giác thẳng đến đầu lưới hôm, có chừa một khoảng trống cho cá đi vào rọ. Cá chạy dọc chân gành, thấy lưới thì khựng lại, xây quanh giằng rồi từ từ kéo ra, chạy gần như song song với giàn lưới lưng, kế đó cá gặp giàn lưới bửng và lưới hôm bố trí như một cái hom hình chữ Y hoa thắt lại ở đáy. Một người coi nước lội phía ngoài rọ lưới để canh chừng hướng cá di chuyển, khi thấy cá đã vào rọ thì báo hiệu cho trên thuyền đóng cửa bửng nhốt cá lại, thả lưới rút xuống. Cá bị kẹt trong rọ cứ chạy xoay vòng tập trung vào giữa. Đến lúc bắt đầu nhổ lưới thì cả bốn mặt đều được bao kín. Vòng lưới cứ hẹp dần, cá dồn hết xuống đáy. Gặp đàn cá dày, người ta phải gạn lên từ từ, các loại cá dài thì dùng cần khấu móc lên, cá tròn thì dùng vợt xúc lên. Mỗi người một phận sự, tất cả theo sự phân công và chỉ đạo của người chèo dọc.

So với một số nghề thủy sản khác, lưới đăng độc đáo ở chỗ nó không có một phương án đánh bắt cứng nhắc mà tuỳ theo hướng nước chảy, người chèo dọc phải đưa ra phương án cụ thể cho từng

giác lưới. Nếu người chỉ huy đưa ra phương án sai thì không những không đánh được cá mà còn có khi bứt neo, bứt nạp, lưới rối đóng cục lại. Thoạt nhìn, hoạt động của thuyền đăng, thuyền neo là cứ tới tới, lui lui, thả giàn lưới rút xuống, xôm lên khoá mũi, nhổ hòn đồi, nhổ lưới dồn cá vào đáy… nhưng thật ra các thao tác rất chuẩn xác, rất chi ly. Về mặt kỹ thuật, lưới đăng có 2 phương pháp đánh bắt chính là lót thiệtlót lui. Kiểu lót thiệt trước đây thường được áp dụng ở những sở đầm nhỏ như Vũng Ngáng, Hòn Tầm, Gành Trăng,

là cách thông thường khi nước êm); 2) Đi xây(khi dòng nước ngoài biển chảy vô); 3) Đi tráng đông(khi dòng nước từ trong gành chảy ra). Điều cốt lõi của các phương án là làm sao cho giàn lưới rút nương theo dòng nước mà nở ra bám sát một cách từ từ, êm ái vào giàn lưới rọ, bao vây thành vòng tròn cho đến khi hai chiếc thuyền đăng khoá mũi, quay hai hòn đồi lên và nhổ lưới mà cá vẫn chưa hay biết hoặc không đến nỗi hốt hoảng. Nếu không, lúc vòng lưới chưa kéo tới phần dưới đáy, còn rộng đường bơi, một vài con cá đầu đàn ranh mãnh có thể chạy sát xuống đáy biển đẩy hòn đá chì lên và cứ thế cả đàn ào ra như một cơn lốc!

Lưới đăng là lưới đứng, hành nghề tại những địa điểm cố định gọi là sở đầm hoặc đầm đăng. Những đầm đăng này là kết quả của các thế hệ ngư dân đã nhiều năm theo dõi và đúc rút kinh nghiệm để tìm ra các vị trí đặt lưới đăng đánh bắt cá hiệu quả. Vì thế tuy bờ biển dài nhưng các vị trí có thể đặt lưới đăng rất ít, thời kỳ cao nhất toàn tỉnh có khoảng 36 đầm đăng, phân bố đều khắp từ mũi Đại Lãnh đến vịnh Cam Ranh, với các tên gọi rất văn hoa như Thạch Trụ - Bãi Đế (tức Hòn Nọc), Xưởng Dự - Táo Chỉ (tức Hòn Xưởng), Lam Dự - Châu Dự (tức Hòn Mun)... Nổi tiếng hơn cả có các sở đăng Vĩnh Y - Hồ Na ở Vạn Ninh và Hòn Nọc ở Nha Trang. Hoạt động sản xuất nghề đăng đòi hỏi phải có sự hợp tác về nhiều mặt như lao động, vốn, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, do vậy phải tổ chức thành các tổ đội, tập đoàn. Sau 1975, các phường lưới đăng trong tỉnh được tổ chức thành các hợp tác xã hoặc doanh nghiệp tư nhân. Ban đầu, quyền khai thác các sở đăng được quy định bằng hình thức khoán lãnh, sau chuyển

Đoan Ngọ. Dần dần ngư dân bỏ lệ cũ, nhiều sở đầm đánh bắt cả hai vụ cá lên và cá lại. Ngày nay, ngoài tình trạng bị bao vây bởi các loại nghề như lưới cản, lưới vây, lưới giã…, còn phải kể đến những biến đổi bất thường của thời tiết và sự cạn kiệt của nguồn lợi thuỷ sản ven bờ khiến sản lượng cá của nghề đăng thấp dần, hiện toàn tỉnh chỉ còn khoảng chục sở đầm hoạt động.

NGUYỄN MAN NHIÊN

(NGHỀ LÀM GẠCH NGÓI)

L Ò G Ạ C H

Bài phóng sự đặc biệt

Hà Thị Thu Thủy

Về thăm quê nhỏ Dục Mỹ của tôi lần này, tôi có dịp nhìn lại con đường, Ninh Hòa-Dục Mỹ mà trong quá khứ, 4 lượt đi đi về về trên chuyến xe đưa rước học sinh mỗi ngày. Con đường xưa cũ khá quen thuộc ấy đã in sâu bao kỷ niệm, chợt hiện về trong tâm tưởng làm tôi không sao tránh khỏi nỗi xúc động và bùi ngùi nhớ về khoảng thời gian áo trắng.

Một phần của tài liệu Đồ dùng dạy học-Nghê nghiệp - Ninh hòa (Trang 59 - 63)