Công đoạn lấy rượu và ủ rượ u:

Một phần của tài liệu Đồ dùng dạy học-Nghê nghiệp - Ninh hòa (Trang 87 - 89)

C ây ghim vớt bánh bằng tre nhỏ và dẻo có đầu vót nhọn lúc nào cũng ngâm trong nước để vớt bánh khỏi dính khuôn Bánh nóng mớ

3/Công đoạn lấy rượu và ủ rượ u:

Nếu ăn uống luôn cả xác xôi lẫn nước còn gọi là cơm rượu, chỉ cần ủ sau 10 ngày sẽ dùng được. Trường hợp lấy nước rượu để hạ thổ bách nhật hay làm rượu “trầm mễ” thì để sau một tháng. Suốt thời gian này phải đậy lu thật kín chứ không được nôn nóng mở nắp ra thăm chừng hay dùng thử. Với mục đích giữ nguyên nồng độ, làm cho tơi tả hạt xôi ra, khi vắt lấy nước cốt, hương vị sẽ càng có hậu lúc uống.

Sau một tháng, lấy vải thưa hay vải mùng vắt lấy nước, phần xác khô còn lại có thể cho gia súc ăn rất tốt. Đây là rượu loại ba mới lấy ra có màu ngà để sau nửa ngày sẽ lắng nước trong, uống vào liền thấy ngon nhưng chưa phải là rượu quý.

Những người làm rượu bán chuyên nghiệp, bã rượu nếp vắt còn lại họ không bỏ đi mà đem xay nhuyễn và lược lại một lần nữa. Sau đó, họ đổ rượu đế vào, trộn chung với rượu nếp nguyên chất. Họ thêm đường cát, phụ gia chất hoá học chống lên men rồi đem bày bán. Bởi

thành cạnh tranh vừa túi tiền của mọi người thì sẽ lỗ mất ¼ số vốn. Đó là lý do rượu nếp bách nhật chánh hiệu đất Ninh Hoà chỉ làm ra để dùng chứ không bao giờ bán ra thị trường.

Muốn có rượu nếp bách nhật loại 2 vào loại 1 cần phải làm như sau:

Dùng cái lu sành bụng bự thắt cổ loa miệng, đổ số nước rượu có được vào lu rồi bịt miệng lại thật kín, sau đó đem chôn xuống đất. Không dùng lu bình bằng nhựa, nó sẽ có ảnh hưởng xấu đến hương vị rượu về sau. Rượu chôn xuống đất, không phải đổ đất lấp đầy, mà phải để một khoảng trống như một cái hộp. Bên trên lắp thật kín đất, có miếng bạt che mưa, tránh tình trạng nước ngập cả hang tràn vô lu rượu. Suốt thời gian rượu nằm giữa hầm tối ở dưới đất, người xưa gọi là lấy âm. Sau ba tháng, lấy rượu lên, lúc này nước rượu có màu vàng đậm như mật, hương vị thơm ngon, đây là rượu nếp bách nhật hạng 2

nguyên chất.

Muốn có rượu bách nhật hạng 1 để sau đó thành rượu “trầm mễ” còn phải thêm những công đoạn sau đây:

Rượu nếp lấy ở dưới đất lên chỉ mới hấp thụ được khí âm, nó chưa thành dược tửu, mà cần phải được hấp thụ khí dương nữa, mới gọi là rượu quý “trầm mễ”. Ban ngày, để lu rượu trước hiên trong mát, ban đêm đem để ngoài trời, không được dang nắng, phải làm suốt đủ ba tháng mười ngày (100 ngày). Lúc này rượu đã hấp thụ trọn vẹn được cả khí âm dương, người xưa bảo nhất âm nhất dương chi vị đạo, phải kiên nhẫn luyện chế như thế này thì mới là rượu quý đất Ninh Hoà.

dù cố công luyện đan rượu “trầm mễ”, kết cuộc sau 100 ngày kiểm soát lại lu rượu cạn đi hơn nửa. Nếu gặp phải có đứa con cháu nào thèm thuồng uống trộm “đơn dược” thì lu rượu sau 3 tháng 10 ngày sẽ gần như muốn hết.

Rượu “trầm mễ” bách nhật hạng 1 có mùi thơm ngon tuyệt vời, không thể diễn tả bằng lời mà phải thử nghiệm bằng miệng lưỡi mới biết. Nó chủ trị người già bị kiệt sức, tăng cường sinh lực, uống một ly nhỏ đều đặn trước bữa cơm. Những nhà có truyền thống làm rượu bách nhật, họ để dành chỉ mời nhau hay tặng nhau cho những đối tượng đáng mời tặng, không bao giờ đem ra đãi uống luông tuồng. Với rượu nếp bách nhật hạng nhất còn gọi là rượu nếp “trầm mễ” để càng lâu hương vị càng ngon. Nếu chưa phải bạn tâm huyết thâm tình thì mỹ tửu này luôn luôn ủ kín trong tủ.

Một phần của tài liệu Đồ dùng dạy học-Nghê nghiệp - Ninh hòa (Trang 87 - 89)