TÌM VỀ NGUỒN CỘ

Một phần của tài liệu Đồ dùng dạy học-Nghê nghiệp - Ninh hòa (Trang 56 - 59)

C húng tôi trở dậy, ăn vội miếng cơm cho đỡ dạ hân trời vừa hé

TÌM VỀ NGUỒN CỘ

T rong lúc khốn khó, cấp thiết cần miếng ăn trước mắt, người ta không nghĩ sâu xa rằng nếu rừng thiên nhiên mất đi, không còn cây to

TÌM VỀ NGUỒN CỘ

Theo những tài liệu ghi chép lại thì chính những ngư dân gốc Bình Định di cư vào Khánh Hòa lập nghiệp cách đây trên 250 năm là những tiền bối sáng lập nghề lưới đăng. Thôn đảo Khải Lương (thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh) là một trong những làng nghề lưới đăng đầu tiên của Khánh Hoà. Theo truyền khẩu của các lão ngư và qua văn tế cúng đình ở Khải Lương thì cách đây trên hai thế kỷ, những bậc tiền hiền của họ là các ông Hà Văn Thi, Nguyễn Văn Phú, Phạm Văn Chánh, Huỳnh Văn Túc… vốn là những ngư phủ ở Phường Mới (Tam Quan, Bình Định) trên đường từ Bình Định di cư vào Nam đến vùng Đầm Môn, Khải Lương, Ninh Đảo, Điệp Sơn là

- Suối Châu (tục gọi Bãi Giếng), sau đó anh em ông Văn Bá Tàng, Văn Bá Điểm khai phá các đầm Nghi Phong - Diêu Chữ (tức Bãi Dầm), Vĩnh Trích - Đá Dựng (tức Bãi Ván).

Cách đất liền chừng 15 hải lý về phía đông, Bích Đầm là làng đảo nằm xa bờ nhất trong số gần chục làng đảo của thành phố Nha Trang. Làng nằm trên một doi đất phía tây núi Hồng thuộc đảo Hòn Tre. Doi đất này bọc lấy một đầm nước quanh năm trong xanh như ngọc bích. Khóm Bích Đầm (thuộc phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang) là một trong những làng biển chuyên nghề lưới đăng lâu đời nhất ở

Khánh Hoà. Gia phả dòng họ Trương là tiền hiền làng Bích Đầm ghi rằng, vào năm Gia Long thứ 7 (1809), cụ tổ Trương Cỏi (quê quán ở Bình Định) đã đến khai phá vùng đảo này - lúc bấy giờ còn tên tục là

xứ Đầm Môn Bãi Tre - và sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác đầm đăng. Đến đời Tự Đức, làng được đặt tên trong sổ bộ là Bích Đàm (thuộc tổng Xương Hà, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh), nhưng dân vẫn quen gọi là Bích Đầm. Từ đó những đầm đăng quanh các đảo Hòn Lớn, Hòn Tre được đem ra khoán lãnh, mỗi sở đầm lớn nhỏ đóng thuế từ hai, ba chục đến trên cả trăm quan. Cụ Cỏi không có tiền nộp mới tìm ra đầm mới là Hòn Xưởng. Luật lệ thời đó cho phép người có công khai phá đầm được quyền khai thác và hưởng trọn lợi tức trong ba năm đầu, sau đó đầm được sung công. Con cháu cụ Cỏi có công khai phá đầm Hòn Mun, ba năm sau lại tìm thêm được đầm Thạch Dự - Bút Chữ. Sau đó cũng chính dòng họ Trương đã khai phá các sở đầm Mai Thọ, Lỗ Trại, Chính Đầm và Phụ Đầm. Ở phường Phương Sài (thành phố Nha Trang) nay vẫn còn bảo lưu địa danh Bến Trường Cá, xưa kia từng là một ngư cảng nhộn nhịp và

thôn Phường Củi (tên gốc của Phương Sài). Nhận thấy địa thế vùng này thuận lợi cho việc khuếch trương ngư nghiệp, ông mua sắm ghe thuyền, ngư cụ, chiêu mộ lưu dân có nghề biển gốc ở Phường Mới (Tam Quan, Bình Định), tổ chức đánh bắt xa bờ, phát triển nghề đầm đăng khiến đời sống nhân dân địa phương ngày càng ấm no, thịnh vượng.

Trước khi có nghề lưới đăng, xưa kia người dân sống ở vùng sông nước đã biết sử dụng một công cụ đánh bắt cổ truyền gọi là

đăng,được đan bằng những nẹp tre thành từng tấm như tấm sáo chắn ngang dòng nước để ngăn, đón cá. Có lẽ từ loại ngư cụ thô sơ này mà ngư dân Khánh Hòa đã phát kiến ra giàn lưới đăng với tính năng, quy mô và hiệu quả đánh bắt cao hơn rất nhiều. Bước đầu nghề đăng còn phôi thai, ngư cụ hết sức thô sơ. Lưới đăng đan bằng xơ dừa hoặc bằng vỏ cây mấu lấy trên rừng đem về ngâm nước, đập tơi ra, tước thành sợi nhỏ rồi đánh thành nhợ. Neo bằng đá hoặc gỗ. Từ lưới đến dây, phao ganh, neo chằng đều làm bằng vật liệu tự tạo như thế nên không được bền chắc, mỗi mùa chỉ dùng được đôi ba tháng. Kỹ thuật đánh bắt cũng rất đơn giản. Người ta buộc dây từ gành ra khơi một quãng dài, trên dây buộc lòng thòng xuống nước các thứ lá cây, rong biển hay các cành khô (chà) để chắn cá. Bầy cá di chuyển tới đó, gặp chướng ngại vật phải vòng ra xa, mấy chiếc ghe câu đã thả lưới chờ sẵn, gặp bầy cá tới là họ cứ việc đứng ở mũi ghe kéo hai đầu lưới lên như kéorớ.

Dần dần, lưới đăng phát triển thành một đại hải nghệ, có năng suất và lợi tức cao nhất trong ngành ngư nghiệp của tỉnh Khánh Hoà. Việc cải tiến các phương tiện và ngư lưới cụ hành nghề như: ghe

bằng sợi cước, sợi ni-lông; ống phao bằng nhựa; dây neo cố định lưới bằng dây cáp… đã đem lại nhiều lợi ích to lớn cho ngư dân.

Tuy vậy, lưới đăng vẫn là một nghề vất vả và mang tính may rủi rất lớn. Lưới đăng là công cụ khai thác cố định (chờ cá đến với lưới chứ không thể dùng lưới đi tìm cá). Năm nào cá di cư vào sát bờ do điều kiện môi trường hoặc do cá theo mồi, lưới đăng sẽ thu hoạch được nhiều, ngư dân gọi là được mùa, còn ngược lại là mất mùa. Vì mỗi năm chỉ làm một mùa 5 hoặc 6 tháng, khả năng thu hoạch cao thường là trong hai tháng 3 và 4 âm lịch (tháng 4 và 5 dương lịch); hơn nữa do giăng lưới cố định, không thể đang giữa mùa di chuyển đến nơi khác (vì đầm nào cũng có chủ), ngư dân đặt hết hy vọng vào sự phù hộ độ trì của các vị thần linh biển cả, nên việc thờ phụng cúng kiếng từ khi dọn nghề đến ngày mãn mùa là vấn đề sinh tử. Đó là các lễ: cúng Ráp Xương Quẹo, cúng Tổ Nghề, cúng Tết Thuyền, cúng Lịnh Bà Tiên Chúa, cúng Khai Sơn Khai Lạch, cúng Thủy trình, cúng

Kết Gang, cúng Ra Mắt, cúng Lịch Y, cúng Dàng, cúng Cầu Ngư, cúng Mừng Rau, cúng Hạ Đăng, cúng Tạ. Đến 1975, nghề lưới đăng được Nhà nước tổ chức thành tập đoàn rồi hợp tác xã với các thế hệ ngư phủ mới, việc cúng kiếng theo cổ lệ tại các sở đầm chỉ còn thực hiện đơn giản.

Một phần của tài liệu Đồ dùng dạy học-Nghê nghiệp - Ninh hòa (Trang 56 - 59)