CHIẾC NÓN THÂN TƯƠNG

Một phần của tài liệu Đồ dùng dạy học-Nghê nghiệp - Ninh hòa (Trang 29 - 52)

Hải Lộc

Đã là người Việt Nam thì chắc chắn ai ai cũng công nhận rằng: Chiếc Nón Lá là biểu tượng đặc trưng của người Việt Nam, từ nông thôn cho đến thị thành đều có xuất hiện bóng dáng chiếc nón lá thân thương. Là một vật truyền thống qua bao đời và được phổ biến trên khắp mọi miền đất nước: dọc theo sông dài biển cả hay từ rừng sâu heo hút cho đến đồng ruộng mênh mông.Với những người " chân quê " chiếc nón luôn gắn liền thân thương như bờ tre, gốc rạ - nón là chiếc quạt trong những trưa hè oi ả - nón là bạn thủy chung của tầng lớp lao động một nắng hai sương …

Ngày xưa đã lâu lắm rồi: đàn ông, đàn bà đều đội nón khi ra khỏi nhà để che nắng, che mưa - Đội nón để đi hội hè, tế lễ - Đội nón khi cày bừa cấy gặt hay những khi chợ búa … cho đến sau này khi những chiếc mũ bắt đầu xuất hiện thì chiếc nón chỉ còn dành riêng cho phụ nữ.

Nghề " Chằm Nón " thường thường sản xuất từ miền Trung và miền Bắc trong các làng quê, miền Nam thì không nghe nhắc đến. Nổi

bao thi sĩ, nhạc sĩ đã dệt nên những dòng thơ và lời nhạc thật trữ tình, thật sâu lắng – ví dụ như:

Ai qua xứ Huế mộng mơ Mua vài chiếc nón bài thơ làm quà

Họăc là:

Nhớ sao xứ Huế mộng mơ Tóc thề nghiêng nón bài thơ qua đò

……….

Chiếc nón bài thơ xứ Huế không những chỉ tiêu thụ ở địa phương mà còn chào hàng nhiều nơi trên đất nước và Huế còn sản xuất các loại nón có hoa văn sặc sỡ để bày bán cho khách du lịch ngoại quốc mua làm quà lưu niệm khi có dịp viếng thăm Việt Nam

Trên địa bàn Quận Ninh Hòa, Khánh Hòa trước đây cũng có rất nhiều gia đình làm nghề truyền thống này, đến nay vì thu nhập quá thấp nên chỉ còn một số ít gia đình làm nghề này như là một nghề tay trái (Khi nào có ai đặt nón thì mới làm).

Nghề Chằm Nón không chỉ dành riêng cho phụ nữ mà người chủ gia đình cũng phụ giúp chuốt vành, lên khung. Để có được “ Chiếc nón ” hoàn hảo người thợ phải khéo léo đôi tay, tỉ mĩ và trải qua nhiều công đoạn:

*CHUỐT VÀNH: Khâu này thường thường dành riêng cho đàn ông: họ chuốt những nan vành bằng cật tre lồ ô thật là thanh và sắc sảo, sau khi chuốt xong họ uốn thành những vòng thật tròn trịa, sau đó xếp vào khung đã được đặt trước - xếp từ ngoài rồi nhỏ dần lên đến chóp (mỗi chiếc nón có 16 nan vành).

* CHUẨN BỊ LÁ: Lá chằm nón mọc ở rừng, có những người chuyên đi chặt về để bán. Người thợ sau khi mua lá về đem sấy trên lửa than cho khô, sau đó đem phơi sương một đêm cho lá dịu lại, sau đó người ta mở lá ra và ủi hoặc lấy vật nặng đè lên cho thật thẳng.

* CHẰM NÓN: Khâu này là khâu cuối cùng rất cần đôi tay khéo léo của người thợ nữ: họ phải xếp làm sao cho lá không chồng lên nhau

người thợ dùng 2 vành lớn đặt bên trên lớp lá đã xếp vào khung rồi dùng dây nhợ cột chằng các góc trước khi chằm.( 5664 – 5666 – 5668 ) Người thợ dùng những sợi cước thật nhỏ để chằm cho nón được thanh và đẹp, sau khi đã chằm xong nón tháo khỏi khung rồi nức vành nón và làm quai. Cuối cùng người thợ phết bên ngoài một lớp mỏng sơn dầu trong suốt cho đẹp và chắc chắn, đồng thời bảo vệ nón khi trời mưa không bị thấm qua các lỗ kim vào bên trong. ( 5679 – 5682 – 5686 )

Chiếc nón quê hương Việt Nam không những là vật che mưa, che nắng mà còn là hình ảnh không thể thiếu trong những tác phẩm nghệ thuật biểu tượng về chân dung của người phụ nữ Việt Nam - Đương nhiên phải luôn gắn liền với trang phục đặc thù (Áo Dài) của người phụ nữ Việt: Tay nghiêng nghiêng vành nón lá - e ấp - dịu dàng trong chiếc áo dài tha thướt đã tạo nên một tổng thể được phô diễn một cách kín đáo nét duyên dáng tuyệt vời của người của người con gái Việt: thấp thoáng ẩn hiện một đường nét thiên nhiên - khuôn mặt nửa mờ, nửa tỏ sau vành nón lá. Ấn tượng làm sao nếu như ai đó có lúc chiêm ngưỡng được hình ảnh vô cùng quyến rũ này: nó như hiển hiện mà lại vô hình – nó như rất gần gũi mà cũng lại rất xa vời – nó mơ hồ như thực, như hư …

Trên đường phố dưới ánh nắng chói chang, chợt ùa ra những tà áo dài trắng thướt tha của nữ sinh và tay nghiêng vành Nón Lá – lao xao như những cánh bướm điểm tô cho phố thị và hình như có thể làm dịu bớt cái gay gắt của vùng nhiệt đới lắm nắng mưa nhiều … Đẹp làm sao !!! …Và quyến rũ làm sao !!!… trước hình ảnh thân thương này nhưng tiếc thay giờ đây chỉ còn là ký ức – nó xếp gọn vào một góc nhỏ tâm hồn để rồi có lúc bất chợt hiện về và chúng ta lại: quay quắt nhớ, quay quắt thương …

Thèm làm sao !!! Và nhớ làm sao !!!… Cái hình ảnh đã khắc sâu vào tâm thức mà những ai đã từng trải qua những tháng năm cắp sách đến trường sẽ mãi mãi là ảnh hình tuyệt đẹp của một thời hoa mộng – không những cho phái nữ chúng tôi mà ngay cả những đấng mày râu cũng dành một góc nhỏ con tim để lưu giữ. Riêng tôi rất khát khao mong muốn rằng sẽ có một ngày không xa xã hội hôm nay sẽ ngược

đạp thật dễ thương chứ không là tay nghiêng chiếc mũ (chẳng ấn tượng tí nào) - chừng ấy chắc hẳn chúng ta sẽ không còn tiếc nuối kêu lên: " Nón Lá ơi ! Nón Lá !…"

Xin chân thành cám ơn chị LÊ THỊ QUẮN

đã cung cấp cho tôi hiểu biết về sự tỉ mĩ, khéo léo của người thợ " CHẰM NÓN "

HẢI LỘC

Nha Trang, Việt Nam Tháng 8/2006

Theo www.ninh-hoa.com

(NGHỀ ĐI ĐỊU)

Đ I Đ I Ệ U

Lan Đinh

Điệu là danh gọi những người đi tìm trầm trên núi cao. Tôi là phụ nữ nên chỉ biết làm điệu chứ không đi Điệu, nên những gì tôi viết là theo lời kể của người em trai, là dân đi Điệu chinh chiến (đi nhiều và đi lâu năm). Bất kể những lời lên án “dân Điệu đã hủy hoại tài nguyên của Đất nước”? Tôi muốn ghi lại

Đất, Mẹ Núi rừng đã nuôi sống đoàn con khốn khổ trong bước ngoăc đen tối của dân tộc. Tôi cũng muốn nói lên lời tri ân đến những người đi Điệu gian khổ quê tôi, đã hy sinh sức lực tuổi trẻ để vực dậy gia đình xứ sở vượt qua cơn đói kém. Và như nén hương để tưởng nhớ những người đã nằm xuống nơi núi rừng không bao giờ trở lại.

Sau năm 1975 có quá nhiều sự thay đổi trong đời sống, đặc biệt là về mưu kế sinh nhai của người dân xứ Dục Mỹ. Trước đó đa số dân Dục Mỹ là quân nhân, họ và gia đình sống nhờ vào đồng lương của lính. Những người khác họ sống nhờ buôn bán. Cứ tính quân số của ba trung tâm huấn luyện LAM SƠN, BIỆT ĐỘNG, PHÁO BINH và sức tiêu thụ của họ hằng năm thì biết sự phồn thịnh của đời sống dân chúng. Cuộc sống khá ổn định và người ta thường nói là nơi đây rất dễ làm ăn. Nhưng sau năm 1975 mọi sự như sụp đổ theo quân đội.

Không ruộng vườn, đất đai toàn là bãi tập. Rất nhiều gia đình đã bỏ ra đi tìm về với dòng họ bà con- nơi những miền làm được lúa gạo, trồng được khoai sắn để tránh đói. Còn những người ở lại ?

Cuộc sống thực sự khó khăn đói khổ. Mồ hôi sức lực đổ ra để biến những bãi tập, những vùng rừng núi thành nương khoai bãi sắn nhưng vẫn không đủ sống. Nhưng ông Bà mình vẫn nói “Trời sinh voi thì Trời sinh cỏ ”. Sau những năm vật lộn với đói kém (1977-1979). Vào năm 1980, Đi Điệu, một cái nghề mới và lạ đã từng nuôi sống bao gia đình nhưng cũng đã lấy đi bao nhiêu mạng sống con người. Dù chiến tranh không còn, thanh niên trai tráng không còn theo việc binh đao. Nhưng nằm gai nếm mật, vắt sức lực cho núi rừng, như cái nghiệp vẫn đeo đuổi họ. Họ như đoàn quân ra trận chống lại giặc nghèo giặc đói. Giành lại miếng cơm manh áo cho gia đình, mang lại

Gọi là một cái nghề vì đối với dân “Điệu nòi” thì đây là một nghề cha truyền con nối. Dục Mỹ không có Điệu nòi, dân Điệu nòi đến từ Vạn Giả đã dẫn dắt, hướng dẫn người Dục Mỹ vào con đường làm ăn này. Vì sao không gọi là đi tìm trầm mà gọi là Đi Điệu?

Người ta hay nói “ngậm ngãi tìm trầm” nên dân Điệu nòi họ tin và kiêng cử nhiều thứ lắm. Họ tin của cải trên rừng do BÀ CẬU cai quản, họ đi để xin và để Điệu của cải ấy từ Bà Cậu về nên gọi là đi Điệu. Tôi cũng thắc mắc tại sao không là Ông Cậu mà là Bà Cậu? Và cũng tự giải thích, có lẽ cũng như người ta thường gọi là Mẹ Đất chứ chẳng ai gọi là Cha Đất cả!!! Họ kiêng cử không nói những từ có nghĩa nặng nề xui xẻo và thay thế bằng những từ khác rất là lạ ví dụ: Gạo họ gọi là mễ (nếu muốn hỏi đi kiếm đủ gạo hay đủ ăn không họ sẽ hỏi “đi đủ mễ không”.

Đi thất bại không kiếm được gì: gọi là sót trắng Muối: diêm

Té ngã: nhiễu Đau bệnh: xe

Chết ( tử ): chẩu ( đau bao tử = xe bao chẩu) Nấu nướng: hong

Ăn: sóc

Đi lạc: lục xín

Con Cọp: Ông rằn ri hay ông Thủy quân lục chiến Con Rắn: Ông râu dài

Con Gấu: Hiệp sĩ áo đen Con Voi: Ông lớn

Và còn nhiều nữa... Khi đi họ kết thành từng nhóm nhỏ gọi là Bầu, mỗi Bầu từ 3 đến 5 người. Họ có Bầu trưởng là người có kinh nghiệm đi núi rừng, đăc biệt là tài sáng rừng tức tài nhớ đường đi lối về không bị lạc. Thường họ hẹn khoảng 7 đến 8 Bầu đóng gần nhau trong một vùng núi, để tối lửa tắt đèn có nhau. Vì kết thành Bầu nên dù tin hay không tin, kiêng cử hay không đều phải nói năng hành xử giống nhau để tránh phật lòng người khác, cũng như khỏi mang họa vào thân. Lâu ngày thành thói quen, khi ra khỏi rừng rồi hay khi đã về với gia đình họ vẫn quen dùng những danh từ rừng núi nghe rất buồn cười. Chẳng hạn sợ con vấp té họ kêu lên “ coi chừng... nhiễu”, hoặc hỏi: “ con gà... chẩu rồi hả”- nghĩa là chết rồi hả?...

Mỗi chuyến đi thường từ vài ngày đến cả tháng. Đi núi nhà như đi núi Khánh Dương, Buôn mê Thuột khoảng 4 đến 6 ngày, mang theo khoảng 20kg đồ dùng. Đi núi xa như Gialai Kontum, Sông Bé và xa hơn nữa là Lào, Campuchia, mang theo 40 đến 60kg cho 20 ngày đến một tháng. Chuẩn bị cho chuyến đi họ gọi là sắm chuyến, gồm những dụng cụ cần thiết như búa rìu, dụng cụ soi trầm, chăn mền. Thực phẩm như gạo muối, thức ăn mặn để dành được lâu, đường đậu, dầu lửa, thuốc men...vv. Đi núi nhiều, họ thấy rằng rừng sâu núi thẳm chẳng có gì là huyền bí. Họ đi như đi chợ, thậm chí thời gian ở trên núi nhiều hơn ở nhà.

Tính lãng mạn cũng làm vơi bớt đi gian khổ cực nhọc của họ. Đi qua những phong cảnh xinh đẹp, hùng vĩ của núi rừng. Họ cũng chiêm ngưỡng và cảm thấy như một sự ưu đãi mà những người khác không đặt chân đến không có được. Và như thế những địa danh của dân Điệu ra đời. Đỉnh Trí Tôn là tên được đặt cho đỉnh cao nhất của dãy Trường

quá mỗi lần leo dốc mang vác nặng người nào cũng càm ràm )...vv. Những cái tên đã nói lên đặc điểm của những nơi này đồng thời cũng nói lên tính lãng mạn hài hước của những con người coi thường gian khổ.

Khi chuyến đi đã sắm xong, tức nhiên là đã rủ đủ Bầu đủ bạn. Họ đón xe hàng hoặc xe bộ đội đến những Tỉnh Thành mà họ đã định trước, thêm vài chuyến xe nữa, họ đến những địa phương nhỏ hơn từ đó họ băng rừng lội suối bắt đầu chuyến đi “ Điệu của Bà Cậu”. Ba lô nặng trĩu sẽ vơi dần theo những ngày vượt suối băng rừng. Họ dừng nghỉ qua đêm ở những nơi có nước (bờ suối) đốt lửa dựng trại tạm nấu ăn và ngủ. Nếu không làm trại chỉ tìm cách ngủ đỡ qua đêm gọi là ngủ khỉ, ngày sau sẽ đi tiếp. Khi đến điểm dừng chính, họ chặt cây làm trại, làm sạp để nằm ngủ (sau này để tiện và lợi họ nằm võng chứ không làm sạp nữa). Sau khi ổn định nơi ở, việc đầu tiên là đi dạo tức là đi kiếm cây Gió. Cây Gió là loại cây có thớ gỗ tương đối mềm, hơi trắng ngà, có hai loại: Gió Bầu và Gió Me. Gió Bầu cho loại trầm tốt hơn có vỏ hơi bạc trắng lốm đốm màu rêu xanh. Gió Me có vỏ khác màu xanh đậm. Lá cây Gió hình dáng giống như lá cây mãng cầu gai, láng màu xanh đậm. Vỏ cây Gió rất dễ tuốt, băm vào thân sẽ ngửi thấy mùi thơm, chỉ cần cầm mảnh vỏ cây tước ngược thì vỏ sẽ bị tước lên rất xa về phía ngọn. Dạo tìm gần chỗ đóng trại gọi là dạo loanh quanh, dạo tìm xa gọi là dạo khơi. Khi tìm được cây Gió, bất kể cổ thụ hay cây nhỏ họ đều dò tìm dấu của trầm ăn ( trầm hình thành) trong lỏi cây. Họ sẽ tìm theo lỗ kiến đục trong thân cây hoặc vạt dần thớ gỗ bên ngoài để tìm dấu của trầm. Loại tốt nhất đen, đặc cứng chất dầu, rất hiếm gọi là Kỳ Nam. Loại trầm Kiến sinh tức tự sinh, tự hình

sự tiết dầu hương của cây thì dày và tốt hơn loại trầm dươc tạo nên do đường kiến đục.

Sau khi hạ đổ cây Gió, theo lỗ kiến đục hay theo dấu trầm ăn. Họ dùng búa, riều cắt xa ra một chút để tránh làm bể ổ trầm. Vạt dần lớp da bên ngoài một cách cẩn thận, họ mang những khúc gỗ Gió có trầm về trại cất dấu và sẽ làm công việc “soi” trầm vào ban đêm. Ban ngày họ tranh thủ làm trên cây Gió mà họ kiếm được coi như là sở hữu của họ. Tối đến họ đốt đèn dầu lửa (tự chế) để soi trầm. Họ như những nhà điêu khắc gỗ, chỉ khác ở chỗ Điêu khắc gia có sẵn hình tượng muốn khắc, còn dân Điệu thì không. Tôi đã thấy những thỏi trầm em tôi mang về, gồm nhiều loại, tuy không lớn lắm và không quý hiếm vì em tôi không được may mắn như một số người khác. Tôi thán phục sự khéo léo, tỉ mỉ của những bàn tay thô cứng chai sần, và cảm kích công sức của họ. Những miếng trầm đủ hình dáng, kích cở khác nhau. Góc gách, lồi lõm, có nhánh có hang làm tôi liên tưởng đến những cột thạch nhủ tí hon trong các hang động. Công việc soi trầm đòi hỏi nhiều kiên nhẫn, tỉ mỉ, khéo léo, lại thường được làm vào ban đêm và những ngày mưa gió thiếu ánh sáng. Dụng cụ soi (đục, khoét, đẻo, gọt để lấy trầm) gọi là Dũm, có hình dáng như những chiếc dao tỉa hoa củ của các bà nội trợ. Những mảnh sắt được nung kỹ uốn cong như móng tay, mài bén gắn chắc vào cán gỗ nhỏ dài hơn gang tay.

Có ba cở:

Dũm phá lớn nhất dùng để vạt lớp gỗ bên ngoài.

Dũm trung dùng tuốt lại lớp da( lớp gỗ mỏng bám quanh thỏi trầm)

Dũm tỉa nhỏ nhất dùng để luồn lách, vào những ngóc nghách để tỉa sạch những chỗ gỗ trắng, từ đó có hình dáng của miếng trầm.

được toàn vẹn còn khó hơn. Thường họ phải để dành thức ăn để có đủ ăn trên đường đi ra khỏi núi rừng. Nếu vì mất quá nhiều ngay hơn dự

Một phần của tài liệu Đồ dùng dạy học-Nghê nghiệp - Ninh hòa (Trang 29 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w