“RƯỢU NẾP BÁCH NHẬ T ĐẶC SẢN NINH HOÀ

Một phần của tài liệu Đồ dùng dạy học-Nghê nghiệp - Ninh hòa (Trang 81 - 85)

C ây ghim vớt bánh bằng tre nhỏ và dẻo có đầu vót nhọn lúc nào cũng ngâm trong nước để vớt bánh khỏi dính khuôn Bánh nóng mớ

“RƯỢU NẾP BÁCH NHẬ T ĐẶC SẢN NINH HOÀ

để chúng ta thấy được điều đó.

“RƯỢU NẾP BÁCH NHẬT - ĐẶC SẢN NINH HOÀ ĐẶC SẢN NINH HOÀ

Người đương thời thường nghe nói đặc sản Ninh Hoà có món nem chua, chứ ít nghe nói đến món đặc sản có tên: Rượu nếp bách nhật. Hữu xạ tự nhiên hương, nếu ngon thì tại sao không có mặt trên thị trường?

Tôi xin thưa rằng:

Món nem Ninh Hoà quả có ngon, được nổi tiếng là nhờ dễ làm, nên thông dụng, giá thành bán ra hợp lý vừa túi tiền của mọi người, có lợi nhuận. Trái lại rượu nếp bách nhật hạ thổ đất Ninh Hoà làm ra có

bán ra muốn có đồng lời tạm được thì giá thành phải cao, không phù hợp với túi tiền mọi người. Giả sử pha chế ra nhiều thành phẩm để có lợi nhuận cao, chắc chắn rượu nếp sẽ dở như các chủng loại rượu nếp đang bày bán trên thị trường. Do đó, món đặc sản này, từ xưa đến nay tại đất Ninh Hoà, chỉ sản xuất ra để dùng hay để tặng biếu nhau. Bởi vậy, cái chất ngon của rượu nếp bách nhật chỉ để cho người Ninh Hoà độc quyền thưởng thức riêng, nhất là ở những vùng quê.

Dầu những người ghét rượu đế nhất là giới cao tuổi, nhưng khi nói đến rượu nếp thì liền cảm tình ngay. Uống nhiều nó có say mà chỉ say dìu dịu, không gây ói mữa hay nhức đầu. Khi hơi men ngấm vào cơ thể con người, con người cảm thấy buồn ngủ và có một giấc ngủ yên lành, khi tỉnh dậy cảm thấy khoẻ khoắn. Chỉ uống vừa tầm thôi ta mới thấy tâm hồn sảng khoái, tư tưởng phong phú, rồi có thể so sánh ngâm câu:

Nhất ẩm quỳnh tương bách cảm sinh

Rượu nếp bách nhật hạ thổ đất Ninh Hoà, nếu biết chế biến đúng theo bí quyết, phương pháp, nó sẽ trở thành rượu quý, một loại dược tửu có công dụng bồi bổ sức khoẻ cho người già và sản phụ. Nếu làm sai công thức, sai phương pháp, không nắm được bí quyết, nó lại thành rượu dở, thua xa rượu đế. Bởi vậy muốn được một lu rượu hạ thổ bách nhật thì phải lắm công phu và nếu làm thành rượu bách nhật trầm mễ lại càng công phu hơn nữa, vì nó sẽ trở thành rượu quý, có chất lượng và bổ dưỡng. Chỉ có những người nấu rượu nếp quanh năm để dùng thì mới có loại rượu “trầm mễ”, chứ bình thường dễ nào ai uống được, bất quá chỉ dùng rượu bách nhật hạng hai là cùng. Vì tôi gần như trong “nghề” nâu rượu nếp, do đó, biết rõ ràng từng chi tiết

nếp bày bán trên thị trường hiện nay là rượu nếp dởm 100%, uống nhiều vào dễ bị độc hại.

Ngày xưa, bạn bè tâm huyết thanh khí gặp nhau hay lúc chia tay tiễn biệt thường lấy rượu “trầm mễ” nâng chén mời nhau. Cũng chuyện rượu nếp “trầm mễ” này mà tôi nghe bà ngoại và mẹ tôi kể lại một câu chuyện rất khó quên. Mà cũng chính câu chuyện này nên tôi giữ mãi công thức làm rượu nếp bách nhật cho đến nay.

Hai ông cậu ruột tôi (em mẹ tôi) là liệt sĩ trung đội phó chính trị viên Đặng Tấn Dực và liệt sĩ tiểu đội phó Đặng Điện đi theo Việt Minh đánh Pháp. Bà ngoại tôi làm rượu nếp bách nhật để chờ hai cậu về uống và mang lên rừng. Sau ba tháng ủ chôn dưới đất rồi bà đem lên để dành đó.

Một đêm không trăng sao năm 1946, hai ông cậu tôi lò mò về, bà ngoại tôi lấy thức ăn và rượu nếp bách nhật ra cho hai con trai của bà ăn uống. Đến giờ phút sắp sửa ra đi ông cậu Đặng Tấn Dực rót rượu vào cái ly lớn và bảo em là Đặng Điện uống thêm cho ấm bụng chuẩn bị lên đường. Trong phút giây cang cường cao hứng cậu Đặng Tấn Dực khẽ ngâm hai câu thơ xưa (cậu có học chữ Nho) :

Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi.

Ông ngoại tôi chợt lấy tay vã miệng con trai và gắt : “Nói bậy”, hai ông cậu tôi nhìn nhau bật cười rồi dõng dược ra đi trong đêm tối. Mấy tháng sau đó hai ông cậu tôi nối tiếp nhau hy sinh trong khi chiến đấu anh dũng. Bà ngoại tôi nghe tin dữ, ngồi méo miệng chết sững hồi lâu. Sau này tôi mới biết hai câu thơ trên là điềm báo trước sự hy sinh của hai ông cậu Đặng Tấn Dực và Đặng Điện

ông cậu tôi, bà ngoại tôi đều làm sẵn rượu bách nhật để gọi các con về uống. Bởi câu chuyện bi hùng đó, mà tôi cũng làm ra rượu bách nhật trong nhà để dùng và để nhớ đến hai cậu.

Xin trở lại cách làm rượu bách nhật.

Ngày xưa tại đất Ninh Hoà nói riêng và một số tỉnh miền Trung nói chung, có hai giống nếp chất lượng rất ngon, thơm và dẻo đó là

nếp ba thángnếp quạ. Nếp ba tháng to, mập, sau đuôi có mũi nhọn như cây kim, nấu thành xôi mùi thơm toả ra y như mùi nấu lá dứa gội đầu ở làng quê. Nếp quạ vỏ ruột đều đen, xôi nếp quạ ngon mềm vô cùng, màu tím sẫm mướt rượt. Ở miền quê Ninh Hoà có bài vè:

Cốc cốc chen chen Nấu chè đậu đen Nồi xôi nếp quạ Ông thầy nào lạ Ăn cắp trứng gà Về cho vợ chửa

Nếp quạ còn gọi là nếp than, rượu thành phẩm gọi là rượu nếp than. Mỗi kí nếp làm sạch vỏ, chế biến cho ra khoảng một lít rưỡi rượu. Rất tiếc, giống nếp này năng suất quá thấp, dầu chất lượng nấu xôi hay thành rượu thơm ngon tuyệt hảo thế nhưng lại bị người ta bỏ tuyệt giống. Ngày xưa, để lấy lòng quan phủ huyện, giới tổng lại thường biếu tặng rượu nếp ba tháng hay rượu nếp than bách nhật là mau thấy chuyện.

Ngày nay hai giống nếp trên không còn nữa, thôi hãy dùng nếp hiện có tại Ninh Hoà, mà nhất là gieo trồng tại xứ Đồng Hương (muối Hòn Khói ruộng Đồng Hương), nếu có bí quyết chế biến thì rượu cũng

CÁCH LÀM RƯỢU NẾP BÁCH NHẬT NINH HOÀ

Làm ra rượu thì ai cũng làm được, nhưng đạt chất lượng tuyệt hảo của loại rượu bách nhật Ninh Hoà lại là một chuyện khác. Có bí quyết, cũng với số lượng kí nếp đó, nấu ra nước rượu nhiều, thơm ngon có màu như mật, nếu vụng làm, rượu lại ít, chất lượng rất kém, có khi dở quá không uống được. Muốn rượu thơm ngon phải sành sỏi qua nhiều công đoạn:

Một phần của tài liệu Đồ dùng dạy học-Nghê nghiệp - Ninh hòa (Trang 81 - 85)