Các quy định về quản lý và giám sát hoạt động môi giới bảo hiểm

Một phần của tài liệu Hoạt động môi giới bảo hiểm tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)

I. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM

3. Các quy định về quản lý và giám sát hoạt động môi giới bảo hiểm

Trong một nền kinh tế định hướng thị trường, hệ thống trung gian bảo hiểm đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng lựa chọn những sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất trong số những sản phẩm bảo hiểm đa dạng và phong phú. Vai trò của các tổ chức trung gian bảo hiểm càng trở nên quan trọng đối với các nền kinh tế thị trường mới nổi vì tại các thị trường này, các công ty bảo hiểm thường lạm dụng mạng lưới phân phối nên có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua bảo hiểm.

Do môi giới bảo hiểm là khâu trung gian trong chu trình kinh doanh bảo hiểm nên việc giám sát hoạt động môi giới bảo hiểm luôn được các nước coi trọng và có những qui định pháp lý rất cụ thể. Các qui định pháp lý này hầu hết được các nước đưa vào Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, mức độ chặt chẽ, chi tiết của các qui định này ở mỗi nước là khác nhau và phụ thuộc vào chính mức độ phát triển của hoạt động môi giới bảo hiểm tại các nước đó.

Thông thường, những qui định pháp lý đối với hoạt động môi giới và hoạt động đại lý có sự khác biệt nhất định, vì môi giới là người đại diện cho người mua bảo hiểm làm việc với một số công ty bảo hiểm với mục đích cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, còn đại lý hay nhân viên bán hàng trực tiếp lại đại diện cho một công ty bảo hiểm cụ thể. Các qui định về tổ chức trung gian bảo hiểm cần phải thể hiện rõ phạm vi kinh doanh cũng như quyền và trách nhiệm của tổ chức trung gian bảo hiểm.

Trên thực tế, hoạt động môi giới bảo hiểm có sự phát triển không đồng đều giữa các nước. Ở các nước mà thị trường bảo hiểm có sự phát triển mạnh, lịch sử phát triển lâu dài thì hoạt động môi giới bảo hiểm hiểm cũng phát triển, do đó các qui định pháp lý nhằm giám sát hoạt động môi giới bảo hiểm cũng đầy đủ và chi tiết hơn. Ngược lại, ở các nước mà thị trường bảo hiểm còn nhỏ hay thị trường mới nổi khi hoạt động bảo hiểm gốc, tái bảo

hiểm chưa phát triển thì hoạt động môi giới bảo hiểm cũng trong tình trạng tương tự (ở đây cũng có ngoại lệ mang tính chất văn hóa hay thói quen kinh doanh , ví dụ như Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường bảo hiểm rất phat triển nhưng hoạt động môi giới bảo hiểm lại không phát triển tương đồng, tỷ lệ thu xếp phí bảo hiểm qua môi giới của hai thị trường này nhỏ hơn 1% tổng doanh thu phí).

Mặc dù có sự khác biệt nhất định về mức độ chi tiết và cụ thể như đã phân tích ở trên, nhưng nội dung quản lý và giám sát hoạt động môi giới bảo hiểm của các nước đều bao gồm một số nội dung cơ bản sau đây:

3.1 Các qui định chung

Trước hết, các công ty môi giới bảo hiểm phải tuân thủ các qui định chung áp dụng cho tất cả các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm trên thị trường(vớ dụ như các qui định về hợp đồng bảo hiểm, chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, khả năng thanh toán, chế độ kế toán, báo cáo kế toán, giải thể, phá sản, giám sát, quản lý nhà nước về bảo hiểm, xử lý vi phạm, ...). Các qui định này được thể hiện dưới hai dạng:

- Các qui định trong Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Các yêu cầu của cơ quan quản lý bảo hiểm trong quá trình giám sát hoạt động của doanh nghiệp.

Theo Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS), dù nội dung qui định của mỗi nước có thể khác nhau, nhưng để quản lý, giám sát tốt hoạt động môi giới bảo hiểm, các qui định của cơ quan quản lý bảo hiểm các nước phải thể hiện được những yêu cầu cơ bản sau:

- Các tổ chức, cá nhân môi giới bảo hiểm phải được đăng ký hoặc cấp phép trước khi hoạt động;

- Các tổ chức, cá nhân xin đăng ký, cấp phép phải có đầy đủ hiểu biết và trình độ chuyên môn tốt về hoạt động môi giới bảo hiểm;

- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý bảo hiểm co thể trực tiếp hoặc gián tiếp áp dụng các biện pháp can thiệp, điều chỉnh đến hoạt động

môi giới bảo hiểm, kể cả việc áp dụng các chế tài xử phạt, thậm chí là thu hồi giấy phép hoạt động;

- Cơ quan quản lý bảo hiểm yêu cầu tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới bảo hiểm phải có một cơ chế đảm bảo an toàn cho khoản tiền phí bảo hiểm của khách hàng mà họ đang nắm giữ;

- Các tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới bảo hiểm phải công khai tình trạng tài chính, hoạt động của mình với khách hàng;

- Cơ quan quản lý bảo hiểm (hay một cơ quan chức năng khác) có đủ quyền lực để thực hiện quản lý và giám sát toàn bộ hoạt động môi giới bảo hiểm trên thị trường, kể cả việc xử lý những trường hợp kinh doanh môi giới bảo hiểm bất hợp pháp (không đăng ký hoặc không có giấy phép)7.

3.2 Các quy định cụ thể cho hoạt động môi giới bảo hiểm

Ngoài việc áp dụng các qui định chung nêu trên, hầu hết các nước đều có những qui định cụ thể áp dụng cho môi giới bảo hiểm. Phần lớn các qui định này nằm trong luật nhưng cũng có nước có qui định riêng ngoài luật. Các qui định cụ thể cho hoạt động môi giới bảo hiểm thường bao gồm các nội dung sau đây:

3.2.1.1 Qui định về nội dung hoạt động của công ty môi giới bảo hiểm

Công ty môi giới là một công ty thực hiện cung cấp các dịch vụ trung gian nhằm tiến tới việc ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm để thu hoa hồng môi giới theo qui định của pháp luật (nhiều nước còn qui định rõ: Công ty môi giới là một đơn vị hoạt động vì lợi ích của bên mua bảo hiểm)8. Do đó, nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm (hay nói cách khác là các dịch vụ mà công ty môi giới bảo hiểm có thể cung cấp) bao gồm:

- Thực hiện nghiên cứu, tư vấn về rủi ro; - Phân tích chi tiết, mô tả rủi ro;

- Giải thích hợp đồng bảo hiểm và các tài liệu liên quan, đặc biệt là các điều khoản cụ thể liên quan đến khách hàng;

Một phần của tài liệu Hoạt động môi giới bảo hiểm tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)