CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Một phần của tài liệu Hoạt động môi giới bảo hiểm tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 43)

ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Cũng như các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm khác, muốn nâng cao hoạt động môi giới bảo hiểm chúng ta cần giải quyết các vấn đề cơ bản sau đây:

1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động môi giới bảo hiểm

Việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và cho hoạt động môi giới bảo hiểm nối riêng sẽ tạo môi trường pháp lý bình đẳng đối với mọi thành phần doanh nghiệp, huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, ổn định.

Thực tế cho thấy, sự phát triển của môi giới bảo hiểm luôn song hành với sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Phát triển hoạt động môi giới bảo hiểm là xu thế tất yếu nếu thị trường bảo hiểm muốn phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa. của các nước trên thế giới (trên thế giới, môi giới bảo hiểm thu xếp đến 90% tổng lượng dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ). Nếu các khuôn khổ pháp lý cho hoạt động môi giới không được đầy đủ và tương đồng so với các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm khác sẽ tạo nên sự mất cân đối, làm giảm vai trò định hướng, giám sát của cơ quan quản lý đối với hoạt động này, đồng thời cũng gây khó khăn cho bản thân doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Các qui định pháp lý về hoạt động môi giới thường được thể hiện trong luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành luật của các nước, một số nước cũn cú qui định riêng để điều chỉnh hoạt động này. Ngoài các qui định chung về tổ chức, thành lập, cấp phép, hoạt động của các tổ chức môi giới, các qui định về hoạt động môi giới bảo hiểm cần làm rõ: quyền lợi, trách nhiệm của công ty môi giới bảo hiểm, mối quan hệ pháp lý giữa công ty môi giới với bên mua bảo hiểm, với công ty bảo hiểm, các qui định về hợp đồng môi giới, an toàn thanh toán trong hoạt động môi giới, các chế tài xử phạt khi có tranh chấp, sai phạm trong hoạt động môi giới, ...

2. Tăng cường vai trò quản lý, giám sát của cơ quan quản lý

Theo IAIS (International Asssociation of Insurance Supervisors)_ Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế, để có được một cơ chế quản lý, giám sát hoạt động bảo hiểm nói chung và hoạt động môi giới bảo hiểm nói riêng một cách hiệu quả, cơ quan quản lý bảo hiểm mỗi nước phải xây dựng được một khuôn mẫu quản lý, giám sát theo 3 mức độ như sơ đồ minh họa sau:

Can thiệp của cơ quan quản lý bảo hiểm Qui định về tài chính Qui định về quản trị doanh nghiệp Qui định về quản lý nghiệp vụ

Các điều kiện cơ bản để thực hiện hiệu quả chức năng của Cơ quan quản

lý bảo hiểm và việc quản lý, giám sát hoạt động bảo hiểm

Trong đó:

Mức độ 1 – Các điều kiện ban đầu:

Trước tiên, cơ chế quản lý, giám sát hiệu quả chỉ được thực hiện trong một môi trường mà ở đó: khuôn khổ pháp lý cho các tổ chức tài chính và việc giảm sỏt chỳng được xây dựng một cách đầy đủ và khi chúng ta có một thị trường tài chính phát triển, hiệu quả. Thực chất, những điều kiện để có được một cơ chế quản lý, giám sát hiệu quả cũng chính là những điều kiện pháp lý cơ bản để thị trường bảo hiểm phát triển một cách hiệu quả. Những điều kiện này vừa tác động tới cơ quan quản lý, giám sát, vừa ảnh hưởng sâu rộng tới hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.

Thứ hai, cơ chế quản lý, giám sát hiệu quả chỉ được thực hiện khi các mục tiêu quản lý, giám sát được xác định một cách cụ thể, rõ ràng và khi chúng ta thiết lập được một cơ quan quản lý bảo hiểm:

- Có đầy đủ quyền lực, được sự thừa nhận và bảo vệ của pháp luật, có đủ năng lực tài chính để thực thi chức năng và quyền lực của mình;

- Hoạt động một cách độc lập với các nhà chức trách và các công ty bảo hiểm;

- Thực thi chức năng và quyền lực của mình một cách minh bạch và có trách nhiệm; Quản lý, giám sát Các điều kiện ban đầu Yêu cầu về Khuôn khổ pháp lý Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

- Sử dụng, đạo tạo và duy trì được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên cao;

- Đảm bảo bí mật thông tin của thị trường.

Đây là những điều kiện cơ bản gắn liền với chức năng, trách nhiệm và phương thức hoạt động của một cơ quan quản lý bảo hiểm

Mức độ 2 - Yêu cầu về khuôn khổ pháp lý

Yêu cầu về khuôn khổ pháp lý đề cập đến 3 khía cạnh:

- Các qui định về tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm: bao gồm các qui định về năng lực tài chính, khả năng thanh toán, dự phòng nghiệp vụ, các loại vốn, đầu tư, chuẩn bị và trình bày báo cáo tài chính

- Các qui định về quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm đề cập tới các vấn đề trong quá trình quản lý doanh nghiệp như: qui định về ban giám đốc, điều hành doanh nghiệp, các yêu cầu cho ban giám đốc, điều hành, kiểm súat nội bộ, mối quan hệ với chủ sở hữu, …..

- Các qui định liên quan đến nghiệp vụ (hay nói cách khác là các qui định điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm) bao gồm các qui định liên quan đến việc bán hợp đồng bảo hiểm, việc cung cấp thông tin liên quan cho chủ hợp đồng, ….

Các qui định này được thể hiện trong luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm là tuân thủ các qui định pháp lý về kinh doanh bảo hiểm trong quá trình hoạt động. Các cơ quan quản lý có trách nhiệm định hướng và điều chỉnh các mối quan hệ trong thị trường nhằm đảm bảo sự tuân thủ đó. Trên thực tế, hầu hết các nước có thị trường bảo hiểm đều xây dựng hoặc định hướng xây dựng một cơ chế quản lý, giám sát theo khuôn mẫu trên. Tuy nhiên mức độ đạt được là khác nhau vì tại một số nước, thị trường tài chính chưa phát triển đầy đủ hoặc cơ quan quản lý bảo hiểm chưa hoạt động hoàn toàn độc lập.

Một khía cạnh đặc biờt quan trọng và là mức độ cao nhất trong trong khuôn mẫu cơ chế quản lý, giám sát nêu trên, đó là: sự tác động của cơ quan quản lý bảo hiểm. Cơ quan quan quản lý bảo hiểm có thể thực hiện chức năng và quyền lực của mình nhằm điều tiết thị trường thông qua các vấn đề sau:

Quản lý thị trường thông qua cấp phép:

- Nguyên tắc cấp phép thành lập và hoạt động: Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần được thành lập và hoạt động theo hướng đa dạng hoá về hình thức sở hữu, và bảo đảm cơ cấu hài hoà giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động: Các doanh nghiệp trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế có nhu cầu và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được xem xét cấp phép thành lập và hoạt động.

Cơ quan quản lý bảo hiểm cần khuyến khích cấp phép thành lập và hoạt động cho các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời là các công ty lớn, có năng lực tài chính, có nhiều năm kinh nghiệm và uy tín về hoạt động môi giới, có mạng lưới quốc tế để phục vụ cho việc thu xếp các dịch vụ môi giới bảo hiểm cho các doanh nghiệp trong nước, môi giới tái bảo hiểm với các công ty bảo hiểm hàng đầu thế giới

Quản lý thông qua kiểm tra, giám sát:

Giám sát doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các quy định của Nhà nước và các quy định của bản thân doanh nghiệp về quản lý tài chính, kế toán, đánh giá rủi ro, quản lý tài sản; Giám sát việc trích lập các nguồn dự phòng nghiệp vụ, biên khả năng thanh toán bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp; Giám sát việc sử dụng các nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo đảm vốn chủ sở hữu phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; Quản lý hoạt động đầu tư bảo đảm đầu tư của doanh nghiệp được đa dạng, trong hạn mức theo quy định của pháp luật, định giá tài sản đầu tư thận trọng, cân đối giữa tài sản nợ và nguồn vốn của doanh nghiệp, bảo quản tài sản có của doanh nghiệp; Đánh giá các chỉ tiêu tài chính, kinh tế của doanh nghiệp một cách thường xuyên, xây dựng chỉ tiêu cảnh báo sớm,

đánh giá kịp thời tình hình tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm; Nghiêm cấm cạnh tranh bất hợp pháp, gây bất ổn định thị trường. Giám sát hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ các quy định về công khai hoá thông tin, cung cấp thông tin trung thực cho khách hàng, bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm nhanh chóng đầy đủ; Thực hiện thanh tra định kỳ, đột xuất trên hồ sơ và thanh tra tại hiện trường của doanh nghiệp bảo hiểm, phân tích đánh giá hệ thống quản lý và giám sát của doanh nghiệp để từ đó có thể ngăn ngừa các hành vi vi phạm.

Nâng cao năng lực cán bộ quản lý bảo hiểm:

Kinh doanh bảo hiểm là một chuyên ngành tài chính, đòi hỏi cán bộ quản lý bảo hiểm phải có hiểu biết nghiệp vụ sâu sắc, có tầm nhìn bao quát, biết phân tích dự báo tình hình, am hiểu thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp. Việc nâng cao năng lực quản lý gắn liền với nâng cao năng lực của cán bộ quản lý. Các giải pháp chủ yếu trong công tác này là:

- Đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý bảo hiểm nhằm xác định số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ. Trên cơ sở đó quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý một cách phù hợp.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cần được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức (như đào tạo dài hạn, ngắn hạn, thực tập, …). Nội dung đào tạo cần sử dụng các tài liệu mang tính chuẩn mực quốc tế, tập trung vào các chủ đề như phân tích tài chính, đánh giá rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, định phí và trích lập dự phòng, quản lý nhà nước, quản trị kinh doanh, nghiệp vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, và các kiến thức bổ trợ khác.

-Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ quản lý, tăng cường giáo dục đào tạo cán bộ về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm với công việc, xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu tham nhũng.

Một phần của tài liệu Hoạt động môi giới bảo hiểm tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 43)