TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM TRONG CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Về lý thuyết, có rất nhiều tiêu chí để đánh giá sự phát triển của hoạt động môi giới bảo hiểm như đánh giá sự phát triển của một loại hình dịch vụ thông thường khác như số lượng công ty môi giới bảo hiểm; tốc độ tăng trưởng của doanh thu hoa hồng môi giới phí bảo hiểm; quy mô vốn và tài sản của các công ty môi giới bảo hiểm; tỷ suất sinh lời của các công ty môi giới bảo hiểm; số lượng lao động của ngành môi giới v.v. Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển hoạt động môi giới bảo hiểm ở các thị trường bảo hiểm tài chính phát triển cho thấy rằng các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển của hoạt động môi giới bảo hiểm trong mối tương quan với sự phát triển của thị trường bảo hiểm không phải là các chỉ tiêu trên mà lại là các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm thu xếp qua hoạt động môi giới bảo hiểm;
- Tăng trưởng về thị phần phí bảo hiểm thu xếp qua hoạt động môi giới bảo hiểm;
- Mức độ tham gia của hoạt động môi giới bảo hiểm trong toàn bộ quá trình chuyển giao rủi ro từ khâu quản lý rủi ro, thu xếp bảo hiểm gốc cho đến khâu tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm;
- Mức độ đa dạng hóa dịch vụ của các công ty môi giới bảo hiểm ngoài các dịch vụ môi giới bảo hiểm truyền thống;
- Mức độ thương mại điện tử hoá trong hoạt động môi giới bảo hiểm; - Việc hình thành các hiệp hội nghề nghiệp về môi giới bảo hiểm;
- Việc hình thành các tập đoàn môi giới bảo hiểm lớn để phục vụ cho các rủi ro phức tạp…
1. Chỉ tiêu về doanh thu phí bảo hiểm thu xếp qua hoạt động môi giới bảo hiểm giới bảo hiểm
Trong một số trường hợp, sự phát triển của hoạt động môi giới bảo hiểm được xem xét trên cơ sở tăng trưởng về doanh thu hoa hồng môi giới phí bảo hiểm. Tuy nhiên, tiêu chí này có hạn chế là doanh thu hoa hồng môi giới bảo hiểm có thể tăng do tăng về tỷ lệ hoa hồng môi giới chứ không phải là do tăng số lượng và giá trị các dịch vụ bảo hiểm thu xếp qua môi giới. Bên cạnh đó, lịch sử phát triển thị trường môi giới bảo hiểm quốc tế cũng cho thấy rằng, tiêu chí về số lượng doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
cũng không phải là chỉ tiêu cơ bản để đo lường sự phát triển của hoạt động môi giới bảo hiểm. Một trong các tiêu chí đánh giá cơ bản thường được đề cập là mức doanh thu phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới. Cụ thể, mặc dù trong giai đoạn 1985-2002 số lượng các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại thị trường Luân Đôn giảm đáng kể song chủ yếu là do xu hướng hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp để trở thành các tập đoàn bảo hiểm lớn có khả năng tập trung các nguồn lực cho các rủi ro lớn và phức tạp. Cho nên, tuy giảm về số lượng (từ trên 250 công ty môi giới vào năm 1985 xuống còn 126 công ty trong năm 2001) song số phí bảo hiểm thu xếp tăng lên đáng kể từ dưới 10 tỷ GBP lên đến 25 tỷ GBP. Điều này dẫn đến doanh thu phí bảo hiểm thu xếp theo đầu doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tăng lên đáng kể từ 4 tỷ GBP lên đến khoảng 17.5 tỷ GBP (xem Biểu đồ 1). Điều này cho thấy rằng việc đánh giá sự phát triển của hoạt động môi giới bảo hiểm không nên quá chú trọng đến chỉ tiêu số lượng doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mà phải căn cứ vào doanh số phí bảo hiểm thu xếp qua hoạt động môi giới bảo hiểm và doanh số phí bảo hiểm thu xếp bình quân của mỗi doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Biểu đồ 1: Số lượng doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và mức phí bảo hiểm thu xếp qua hoạt động môi giới bảo hiểm tại thị trường London (bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm) trong giai đoạn 1985-2002
Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Anh, Ban Nghiên cứu kinh tế và Tư vấn của tập đoàn tái bảo hiểm Swiss Re
2. Chỉ tiêu về thị phần phí bảo hiểm thu xếp qua hoạt động môi giới bảo hiểm bảo hiểm
Bên cạnh chỉ tiêu về doanh thu phí bảo hiểm thu xếp qua hoạt động môi giới bảo hiểm, sự phát triển của hoạt động môi giới bảo hiểm cũng được đánh giá thông qua mức độ thâm nhập của hoạt động môi giới, cụ thể là thị phần phí bảo hiểm được thu xếp qua môi giới. Ở các thị trường bảo hiểm
phát triển, chỉ tiêu này là một trong những tiêu chí rất quan trọng đánh giá sự tăng trưởng của hoạt động môi giới bảo hiểm.
Các thị trường bảo hiểm phát triển như Mỹ, Anh, Canada… đều có tỷ lệ phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới khá cao. Theo các nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Bảo hiểm Anh, Ban Nghiên cứu kinh tế và Tư vấn của Tập đoàn Tái bảo hiểm Swiss Re, các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tham gia thu xếp trên 80% phí bảo hiểm của các hoạt động bảo hiểm thương mại trên thị trường bảo hiểm của Anh trong giai đoạn 1990-2002 (xem Biểu đồ 2).
Biểu đồ 2: Thị phần phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới đối với các giao dịch bảo hiểm thương mại ở Anh giai đoạn 1990-2002 Thị phần phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới đối với các giao dịch bảo hiểm thương mại ở Anh giai đoạn 1990-2002
Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Anh, Ban Nghiên cứu kinh tế và Tư vấn của tập đoàn tái bảo hiểm Swiss Re
Ngoài ra, số liệu điều tra cũng cho thấy rằng mức độ phát triển của thị trường bảo hiểm cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hoạt động môi giới bảo hiểm. Cụ thể, các nước Anglo-Saxon và các nước Mỹ La Tinh là những khu vực có thị trường bảo hiểm khá phát triển thì cũng có tỷ lệ khá cao phí bảo hiểm thu xếp qua hoạt động môi giới bảo hiểm trong khi tỷ lệ này khá thấp ở các thị trường bảo hiểm Châu Á. Thực tế các nước châu
Á như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Đài Loan để có tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm/GDP thấp hơn mức trung bình của thế giới16 Ngoại trừ một số nước đặc biệt như Nhật Bản và Hàn Quốc với truyền thống quan hệ mật thiết trực tiếp giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và các khách hàng thông qua mạng lưới các tập đoàn công nghiệp - tài chính (xem Bảng 1).
16 Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm/GDP năm 2001 của Trung Quốc là 2,5%, Thái Lan 3%, Malaysia 5,8%, Đài Loan 6,9% trong khi mức trung bình của thế giới là 8% Đài Loan 6,9% trong khi mức trung bình của thế giới là 8%
Bảng 1 Thị phần phí bảo hiểm thu xếp qua hoạt động môi giới bảo hiểm của các giao dịch bảo hiểm thương mại ở một số khu vực trên thế giới Thị phần phí bảo hiểm thu xếp qua hoạt động môi giới bảo hiểm của các giao dịch bảo hiểm thương mại ở một số khu vực trên thế giới
Quốc gia Thị phần phí bảo hiểm thu xếp qua
môi giới I. Các nước Anglo-Saxon
Anh
Thị trường trong nước Thị trường Luân Đôn Ailen Mỹ Canada Nam Phi Úc New Zealand 85% >95% 95% 69% 90% 90% 86% 90%