Đối với các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Một phần của tài liệu Hoạt động môi giới bảo hiểm tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 91)

III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM TẠI VIỆT NAM

2.Đối với các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

- Các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trong nước và các doanh nghiệp môi giới bảo kinh nghiệm trong công tác quản lý và cung cấp dịch vụ, tìm được tiếng nói chung hiểm có vốn đầu tư nước ngoài cần thiết lập cơ chế hợp tác chặt chẽ với nhau để trao đổi và chia sẻ trong quá trình nâng cao tính nghề nghiệp và chuyên môn hoá trong hoạt động môi giới bảo hiểm.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ để có được mức tăng trưởng thích ứng về doanh thu hoa hồng môi giới, thị phần doanh thu phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới trong đó phải đảm bảo được rằng tốc độ tăng trưởng doanh thu

hoa hồng môi giới phải cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm vì hiện nay tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm thu xếp qua hoạt động môi giới ở Việt Nam còn rất thấp.

- Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các dịch vụ môi giới bảo hiểm truyền thống như thu xếp bảo hiểm gốc, thu xếp tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm, các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cũng cần phải có những đầu tư thoả đáng về nhân lực và tài chính cho việc phát triển các dịch vụ bổ sung như điều tra thị trường, tư vấn quản lý rủi ro, định phí bảo hiểm, quản lý tài sản và phân tích tài chính v.v. Đây sẽ là chiến lược trung và dài hạn chủ yếu của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm vì thực tế hiện nay các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm ở Việt Nam vẫn hoạt động một cách khá "thụ động" là thu xếp theo nhu cầu bảo hiểm đã được khách hàng tự xác định trước mà chưa thực sự chủ động trong việc tư vấn cho các khách hàng các giải pháp quản lý rủi ro phù hợp với đặc thù của từng khách hàng để có thể gợi mở được nhu cầu bảo hiểm đang ở dạng tiềm năng.

- Các doanh nghiệp phải luôn đề cao vai trò của khách hàng, tất cả vì quyền lợi của khách hàng. Có như vậy mới thay đổi được tập quán thãi quen kinh doanh, giao dịch trực tiếp không thông qua các tổ chức trung gian tại Việt Nam . Phải làm cho khách hàng nhận thấy rằng nếu mua bảo hiểm qua môi giới , quyền lợi của họ sẽ được đảm bảo cao nhất. Có như vậy mới chiếm được lòng tin của khách hàng, từ đó thu hót thêm khách hàng mới, nâng cao tỷ lệ khách hàng cũ tái tục.

- Thực hiện chức năng nghiên cứu và phân tích thị trường cho các khách hàng của mình;

- Nâng cao hiểu biết về bảo hiểm và lợi Ých của bảo hiểm bằng việc tăng cường quảng cáo, tổ chức các cuộc hội thảo, đào tạo về bảo hiểm cho khách hàng dùa trên nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.

- Tập trung vào việc phát triển các kỹ năng đặc thù cho các ngành nghề cụ thể trong từng lĩnh vực thương mại, công nghiệp hoặc theo nghiệp vụ kinh doanh;

- Ứng dụng công nghệ thông tin tiến tới thương mại điện tử hoỏ cỏc hoạt động môi giới bảo hiểm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

KẾT LUẬN

Sự phát triển sôi động của các doanh nghiệp bảo hiểm cùng với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đã kéo theo các hoạt động tư vấn, môi giới bảo hiểm cũng phát triển nhanh chóng. Hiện nay đã có 6 công ty môi giới bảo hiểm hoạt động trên thị trường Việt Nam , trong đó có 3 công ty môi giới 100% vốn đầu tư nước ngoài và 3 công ty môi giới cổ phần trong nước.

Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới năm 2000 mới đạt 70 tỷ đồng thì năm 2004 con số này lên tới 580 tỷ đồng.Tỷ lệ phí bảo hiểm thu xếp qua các doanh nghiệp môi giới ngày càng tăng, từ 5.4% năm 2003 lên 12.8% năm 2004. Điều đó càng khẳng định vai trò quan trọng của môi giới bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm .

Tuy nhiên so với nhiều nước có tỷ lệ phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới lên tới hơn 90% thì hoạt động môi giới ở Việt Nam vẫn còn được xem là mới mẻ, chưa thể hiện được thực sù vai trò là cầu nối giữa công ty bảo hiểm và khách hàng.

Để hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam phát triển hơn nữa đòi hỏi phải có sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ của tất cả các chủ thể trên thị trường. Các công ty môi giới và bảo hiểm phải không ngừng tăng cường hợp tác, nâng cao chất lượng dịch vụ và uy tín của mình để có thể khai thác tốt hơn nữa một thị trường còn rất nhiều tiềm năng. Các cơ quan quản lý cũng phải luôn theo dõi sát sao tình hình phát triển của thị trường để kịp thời có biện pháp tác động điều chỉnh đối với hoạt động môi giới bảo hiểm nói riêng và kinh doanh bảo hiểm nói chung, áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế trong quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm định hướng cho sự phát triển toàn diện của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoạt động môi giới bảo hiểm tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 91)