Để làm tốt nhiệm vụ kinh doanh trong thời gian tớithì công ty cần phối hợp phòng marketing với các cửa hàng để khai thác những tiềm năng sẵn có đồng thời cải tiến, xây dựng những phương thức bán hàng mới để mở rộng thị trường cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
+Liên kết với các thành phần kinh tế mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, văn phòng đại diện, đại lý hoa hồng, mở rộng địa bàn tiêu thụ ra các tỉnh. Lựa chọn một số tỉnh, thành phố(Miền trung: TP Đà Nẵng; Miền Nam: TP Hồ Chí Minh) là địa bàn tiêu thụ lớn, có ảnh hưởng rộng để mở rộng văn phòng đại diện hoặc cửa hàng để giảm bớt chi phí đi lại cho nhân viên, chi phí đi lại giao dịch của khách hàng và tăng cường sức cạnh tranh.
+Phòng marketing và bộ phận bán hàng nên kết hợp với các cửa hàng tăng cường công tác tiếp thị, đi sâu vào nghiên cứu thị trường, khẳng định chắc chắn nhu
cầu trên một số địa bàn kinh doanh trọng điểm, những khách hàng có nhu cầu lớn.Từ đó xây dựng các kế hoạch, chính sách mặt hàng linh động, phù hợp với từng điạ bàn cụ thể.
+Thông qua việc bán trực tiếp cho một số cơ sở kinh doanh, người tiêu dùng, tìm hiểu phát hiện những xu hướng tiêu dùng, nhu cầu về hàng hoá mới. Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng lớn để từ đó tiêu thu hàng hoá và thu thập thông tin trên thị trường. Dựa trên các thông tin trực tiếp từ thị trường này, kết hợp với các nguồn lực khác công ty sẽ xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp để việc bán ra được liên tục, có hiệu quả cao và tránh thiếu hàng do những yếu tố bất thường( như nạn dịch, thiên tai…). Việc xây dựng chiến lược sản phẩm phải có hệ thống, đảm bảo tính khoa học, hợp lý căn cứ trực tiếp vào nhu cầu thị trường và năng lựuc của công ty.
+Công ty nên có kế hoạch kinh doanh cho phù hợp đối với từng mặt hàng dựa trên lợi nhuận chúng đem lại. Những mặt hàng chiếm tỷ trọng tiêu thụ thấp nhưng đem lại lợi nhuận cao thì nên đầu tư mở rộng kinh doanh, ngược lại đối với những mặt hàng chiếm tỷ trọng tiêu thụ lớn trong tổng lượng hàng tiêu thụ của doanh nghiệp nhưng đem lại hiệu quả không cao thì nên điều chỉnh cho phù hợp tránh gây lãng phí các nguồn lực.
+Trên cơ sở chiến lược sản phẩm đã hình thành, nghiên cứu kế hoạch nhập hàng, kết hợp linh hoạt các hình thức nhập hàng để sao cho hàng nhập đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhưng có chi phí hợp lý.
2.2.Về chính sách giá:
Theo quan điểm của tôi, công ty nên áp dụng chính sách giá thị trường để phù hợp với tính chất thường xuyên biến động của hàng trên thị trường. Với những mặt hàng có mức tiêu thụ lớn, khan hiếm trên thị trường công ty có thể tăng giá để tăng lợi nhuận, với những mặt hàng có sức tiêu thụ chậm, giảm sút, công ty có thể bán hạ giá thấp hơn so với giá thị trường để kích thích người tiêu dùng tăng khối lượng bán ra. Còn đối với những mặt hàng phổ biến trên thị trường, tiêu thụ bình thường thì công ty nên bán bằng giá thị trường. Trong việc áp dụng chính sách này công ty cần nắm thật tốt giá cả từng mặt hàng kinh doanh trên thị trường, đặc biệt là
giá của các đơn vị cạnh tranh kinh doanh các mặt hàng cùng loại, để từ đó có thể điều chỉnh giá cả cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị trong từng giai đoạn, phù hợp với sự biến động của thị trường khu vực. Bên cạnh chính sách giá thị trường thì một số hàng tiêu thụ chậm hoặc bị cạnh tranh mạnh có thể giảm giá và kết hợp với các hình thức khuyến mãi, tuy nhiên việc giảm giá cũng phải đảm bảo tính lợi nhuận cho công ty tránh gây thiệt hại cho công ty.
2.3.Về chính sách phân phối:
Mục tiêu của hoạt động tiêu thụ là thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, khai thác triệt để các thị trường hiện có, mở rộng thị trường tiềm năng trong tương lai như: các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng núi. Một chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn, tăng cường được khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được cạnh tranh làm cho quá trình lưu thông hàng hoá mạnh và có hiệu quả. Chính sách phân phối phụ thuộc rất lớn vào chính sách sản phẩm và chính sách giá. Do đó khi thiết kế kênh phân phối công ty công ty nên sử dụng kênh phân phối gián tiếp. Tức là sản phẩm từ công ty đến tay người tiêu dùng phải qua khâu trung gian là các quầy thuốc và các hiệu thuốc tư nhân. Điều này sẽ phù hợp với tính chất và đặc điểm sản phẩm hang hoá kinh doanh của công ty.
Hình 7: Sơ đồ phân phối thuốc tới tay người tiêu dùng.
*Hoàn thiện kênh tiêu thụ trực tiếp từ công ty tới tay người tiêu dùng:
Công ty Quầy
Người tiêu dùng Nhà thuốc
Hầu hết các khách hàng ở kênh tiêu thụ này là : Trung tâm da liễu, Công ty may Thăng Long và người tiêu dùng. Lưọng khách hàng này thường tiêu thụ với khối lượng không lớn, doanh thu từ kênh tiêu thụ này không cao. Tuy nhiên, trong thời gian tới công ty cần chú trọng vào kênh tiêu thụ này vì sản phẩm được trực tiếp đưa tới khách hàng mà không phải qua khâu trung gian nào sẽ giảm được chi phí, từ đó giảm được giá bán và thúc đẩy tiêu dùng.
Công ty nên mở rộng thêm đối tượng tiêu thụ như: Các đơn vị nhà nước, các bệnh viện, trường học, các đơn vị sản xuất kinh doanh…
Khách hàng ở kênh tiêu thụ trực tiếp thường là khách hàng thường xuyên của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do vậy công ty có thể phải áp dụng các biện pháp nhằm lôi kéo khách hàng như: Giảm giá, khuyến mãi, triết khấu thương mại khi khách hàng mua với số lượng lớn. Bên cạnh đó, thái độ, sự nhiệt tình, tính tin cậy trong hoạt hoạt động giao dịch cũng là yếu tố tạo lòng tin từ phía khách hàng. *Hoàn thiện kênh tiêu thụ gián tiếp:
Có thể nói kênh tiêu thụ gián tiếp sẽ mang lại nguồn doanh thu lớn nếu công ty biết tổ chức tốt kênh tiêu thụ này.
Trong những năm qua công ty đã thiết lập được nhiều nhà bán buôn, những khách hàng lớn như: các công ty dược phẩm, các nhà thuốc, các trung tâm dược phẩm…ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Đây là những khách hàng thường xuyên nên công ty cần phải có những chính sách ưu đãi trong kinh doanh như: giảm giá khi họ mua hàng với khối lượng lớn, trích hoa hồng, đặc biệt là với những đơn vị kinh doanh gặp khó khăn về vốn ta có thể tạo điều kiện cho họ như: cho họ được thanh toán chậm so với thời gian diễn ra hợp đồng…đây cũng là cách để giữ khách hàng thường xuyên.
Bên cạnh đó việc duy trì mối quan hệ kinh doanh với khách hàng sẵn có, công ty cần phải mở rộng hoạt động tìm kiếm những khách hàng mới, mở rộng thêm mạng lưới tiêu thụ ở các tỉnh Miền Trung và Nam Bộ.
Trong những năm qua, tôi thấy hoạt động quảng cáo của công ty còn hạn chế chưa linh hoạt về hình thức, cần phải đầu tư thêm vào công tác quảng cáo để đẩy mạnh tiêu thụ. Do chi phí quảng cáo qua các phương tiện truyền hình tốn kém thì công ty có thể áp dụng hình thức quảng cáo ngay tại cửa hàng, qua cách trình bày,