pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá, điều này được cụ thể hoá qua một số mục tiêu trọng yếu của doanh nghiệp.
+Mục tiêu lợi nhuận: Đây là mục tiêu hàng đầu mà tất cả các doanh nghiệp đều theo đuổi, cũng trên tinh thần đó công ty cũng đã cố gắng đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này được thể hiện ở việc lợi nhuận tăng mạnh qua năm mà ở các phần trước ta đã phân tích. Điều này cũng phản ánh một cách khách quan năng lực quản trị kinh doanh của công ty.
+Mục vị thế doanh nghiệp: Từ khi thành lập dù có những khó khăn nhất định nhưng công ty đã từng bước khắc phục và đi lên, hàng hoá của công ty bán ra trên thị trường ngày càng tăng và trài đều trên 3 miền đất nước. Công ty đã thiết lập được quan hệ với nhiều bạn hàng với số lượng tiêu thụ khá lớn, công ty đã dần chiếm lĩnh được thị trường và khẳng định được vị thế của mình. Trong thời gian tới công ty sẽ có nhiều chiến lược nhằm mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh, nâng cao uy tín trên thị trường.
+Mục tiêu an toàn: Đây là mục tiêu mà tất cả các doanh nghiệp kinh doanh đều hiểu dõ, kinh doanh phải bán được hàng hoá, thu hồi được vốn tạo ra lợi nhuận để tái đầu tư. Với mục tiêu này công ty cũng đã làm rất tốt.
+Mục tiêu bảo đảm hoạt động kinh doanh diễn ra lên tục: Mặc dù hạn chế về vốn nhưng công ty cũng đã đưa ra nhiều biện pháp như: huy động thêm vốn từ các nguồn khác(vay, góp…) và nâng cao hiệu quả công tác quản lý kinh doanh, thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá thu lợi nhuận tạo nguồn đầu tư cho chu kỳ kinh doanh mới, đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục.
Tuy nhiên, cũng có thời gian công nợ của công ty tồn đọng không thu hồi được vốn, thêm vào đó nhiều mặt hàng tiêu thụ trậm, điều này đôi lúc cũng ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của công ty.
2. Hiệu quả của việc nâng cao công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá:
Để đánh giá hiệu quả của việc nâng cao công tác quản trị tiêu thụ hàng hoá của công ty, ta xem xét hiệu quả trên hai giác độ đó là: hiệu quả kinh tế và hiệu quả Xã Hội.
+Hiệu quả Xã Hội:
Mặc dù là một công ty quy mô còn nhỏ nhưng cũng đã giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động trong Xã Hội, công ty không ngừng trang bị, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập cho người lao động và đóng góp vào nguồn ngân sách của nhà nước một khoản đáng kể. Công ty đã chấp hành tốt những quy định của pháp luật về điều kiện lao động và môi trường sinh thái.
Trong hoạt động kinh doanh của mình ngoài mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu vì sự an toàn và sức khoẻ của người tiêu dùng cũng được công ty đặt lên làm mục tiêu trọng yếu. Trong những năm qua chưa xảy ra những trường hợp đáng tiếc nào do sử dụng thuốc của công ty cũng như chưa có vụ kiện hay khiếu nại của người tiêu dùng do hàng hóa của công ty gây ra. Công tác nhập hàng kiểm kê và bảo quản được công ty đặc biệt quan tâm, đảm bảo đưa ra thị trường những hàng hoá đạt chất lượng cao. Không kinh doanh những mặt hàng đã quá hạn sử dụng hay suất xứ không rõ dàng…
Tuy nhiên, trong thời gian qua công ty cũng chưa thực sự quan tâm đến các hoạt động Xã Hội như: Đóng góp ủng hộ vào các quỹ nhân đạo (có song ít và chưa thường xuyên) hay làm công tác từ thiện… trong thởi gian tới công ty cần quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn vì đây cũng là một hình thức quảng bá hình ảnh của công ty và tranh thủ được sự ủng hộ của các tổ chức Xã Hội.
+Hiệu quả kinh tế:
Phân tích hiệu quả kinh tế của công ty có thể thấy một cách rõ nét trình độ và năng lực quản lý kinh doanh.
Kết quả kinh tế Ta có: Hiệu quả kinh tế=
Trong đó kết quả kinh tế: Ta sử dụng chỉ tiêu doanh thu để phân tích Chi phí : Giá vốn hàng hoá+ cp quản lý kinh doanh+ cp tài chính. Ta có bảng số liệu sau: