Các ưu điểm của dạy học tương tác thông qua blog

Một phần của tài liệu lý luận phương pháp dạy học môn hóa (Trang 40 - 43)

D ẠY HỌC TƯƠNG TÁC

2.1.2. Các ưu điểm của dạy học tương tác thông qua blog

Trong một lớp học, giáo viên và học sinh giao tiếp trực tiếp. Đây là hình thức mà nền giáo dục chúng ta đang thực hiện. Dạy học tương tác trong lớp học có rất nhiều ưu điểm mà không ai phủ nhận được, song cũng còn một số hạn chế mà với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ ngày nay, nó sẽ được khắc phục.

Trường học, lớp học là một môi trường giao tiếp cho học sinh với học sinh, giáo viên với giáo viên; giáo viên với học sinh; rèn luyện được học sinh kĩ năng giao tiếp. Giáo viên có thể tổ chức được tiết học phong phú với nhiều phương pháp học tập thích hợp; theo nhiều hình thức tổ chức như thảo luận nhóm, xemina,… tạo điều kiện cho học sinh tương tác với học sinh, học sinh tương tác với giáo viên giúp học sinh tìm ra tri thức, làm phát sinh mâu thuẩn và giải quyết các mâu thuẩn,… dạy học sinh tư duy, biết phát hiện và giải quyết vấn đề. Dạy và rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành thí nghiệm; kiểm tra và uốn nắn những thao tác sai; kiểm tra kiến thức và uốn nắn những sai sót kịp thời; …

Tuy nhiên, trong một lớp học có nhiều đối tượng học sinh với các trình độ khác nhau: học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình và cả những học sinh yếu kém. Dạy học còn đảm bảo phải có sự phân hoá cho phù hợp đối tượng. Với cách nêu vấn đề này có thể những học sinh giỏi dễ dàng tìm ra, nhưng những học sinh trung bình hoặc yếu kém thì chưa kịp phát hiện vấn đề, hoặc có khi chưa hiểu được vấn đề. Hoặc khi ra một bài tập, dù giáo viên cố gắng ra các bài tập có chú ý đến sự phân hoá, tức lấy trình độ phát triển chung và điều kiện chung của lớp làm

nền tảng nhưng chắc chắn rằng nhóm học sinh giỏi hiểu và giải bài tập nhanh chóng với tư duy nhẹ nhàng và không vất vả lắm; còn những học sinh trung bình yếu thì chỉ làm đuợc một số lượng bài rất ít ỏi; có khi không làm được bài nào cả,

điều này dẫn đến sự suy giảm dần hứng thú học tập của nhóm học sinh này. Dạy

học tương tác qua blog phân hoá đến từng cá thể học sinh. Trong mỗi bài viết về

bài giảng, bài tập,..giáo viên trình bày các vấn đề ở các mức độ khó dễ khác nhau. Còn học sinh thì tuỳ vào trình độ, năng lực của mình mà chọn các vấn đề dễ hoặc khó, học trong thời gian bao lâu đều được.

Trong một tiết học trên lớp, số câu hỏi học sinh hỏi giáo viên không thể nhiều vì giáo viên không có đủ thời gian giải đáp hết tức tương tác từ phía học sinh đến giáo viên còn hạn chế. Còn học qua blog, học sinh có thể trao đổi các câu hỏi, những vấn đề còn thắc mắc để cuối cùng tự kiến tạo kiến thức cho mình, học sinh có thể hỏi giáo viên bao nhiêu câu hỏi vào bất kì lúc nào tuỳ thích, tức tăng được tương tác từ phía học sinh đến giáo viên.

Việc dạy học trong lớp học còn bị bó buộc về thời gian và không gian. Trong khi đó, dạy học tương tác qua mạng giúp học sinh tự chủ về thời gian và không gian, học sinh có thể học chủ động, học theo hứng thú theo nhu cầu. Học bất kì lúc

nào mình thích hoặc thấy tiện lợi. Học bất kì nơi đâu, không phải đi lại, tốn nhiều thời gian, công sức. Đây là xu hướng học tập tương lai; học chủ động để nâng cao năng lực trình độ cho mình để đáp ứng được yêu cầu phát triển của thời đại.

Dạy học tương tác qua blog khuyến khích được học sinh tự học. Học qua

blog có thể coi là một hình thức học sinh tự học có hướng dẫn của giáo viên; tự học nhưng có quan hệ trao đổi thông tin giữa giáo viên và học sinh dưới dạng phản ánh thắc mắc, giải đáp thắc mắc. Là điều kiện gần để học sinh có thể “tự học hoàn toàn” là mức mà mọi người phải đạt đến nếu muốn “học suốt đời”. Khi đó người học phải tự mình động não, tự mình quan sát để rút ra vấn đề, phát hiện kiến thức, giải quyết vấn đề.

Trên lớp học, giáo viên không có đủ thời gian để giới thiệu đầy đủ cho học sinh các nguồn tư liệu như lịch sử hóa học, thí nghiệm vui, các câu chuyện vui hoá

học,…Dạy học qua blog, giáo viên có thể dạy cho học sinh kiến thức về các nguồn tư liệu này, hoặc tạo ra các đường dẫn liên kết đến các nguồn ở các trang web khác

để học sinh mở rộng tìm hiểu các kiến thức có liên quan.

Dạy học tương tác qua blog dù giáo viên không trực tiếp gặp mặt học sinh nhưng giáo viên vẫn có thể định hướng, hướng dẫn việc học cho học sinh.

Ngoài ra, dạy học tương tác qua blog còn rèn luyện được cho học sinh một số kỹ năng sau:

- Kỹ năng thao tác với máy tính, kỹ năng tra cứu tài liệu trên internet.

- Kỹ năng quan sát, phát hiện vấn đề qua việc tương tác với các hình ảnh, phim ảnh.

- Kỹ năng tư duy, tự kiến tạo kiến thức qua việc tương tác với các thông tin, hình ảnh, phim ảnh, tương tác với giáo viên qua các câu hỏi trên blog.

Blog có tính tương tác cao, cho phép chèn cả kênh chữ, hình, phim và đặc biệt cho phép viết các bình luận dễ dàng hỗ trợ cho việc trao đổi kiến thức giữa giáo viên và học sinh.

Mặt khác, ở Việt Nam, blog hiện đang rất phát triển, có rất nhiều dịch vụ cho phép tạo blog miễn phí với nhiều tính năng, cho phép người dùng thiết kế được dễ dàng và quản lí khá chuyên nghiệp. Vì vậy, người giáo viên có thể tạo ra một môi trường học tập thuận lợi cho học sinh mà không tốn nhiều lắm công sức và tiền bạc bằng việc dạy học tương tác qua blog.

2.1.3. Dạy học tương tác thông qua blog

- Học sinh tương tác với nội dung blog có sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên. Giáo viên xây dựng các bài viết gồm các bài giảng truyền thụ kiến thức mới, các phương pháp giải các bài tập, các bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm khách quan,… Các bài viết phải thể hiện sự định hướng, điều khiển của giáo viên giúp học sinh tương tác tiếp thu kiến thức.

- Học sinh tương tác trực tiếp với giáo viên bằng việc đặt các câu hỏi (comment) trong các bài viết. Các câu hỏi được giáo viên trả lời nhanh, ngắn gọn, dễ hiểu.

Vậy để dạy học tương tác qua blog đạt hiệu quả thì việc xây dựng nội dung blog tức các bài giảng, bài viết trên blog là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu lý luận phương pháp dạy học môn hóa (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)