Quan niệm về dạy và học theo cách tiếp cận thông tin

Một phần của tài liệu lý luận phương pháp dạy học môn hóa (Trang 35 - 36)

“Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú mình bằng cách chọn nhập và xử lí thông tin lấy từ môi trường xung quanh” [19]

Rõ ràng định nghĩa này rất rộng, nó bao gồm các yếu tố: thông tin từ môi trường xung quanh, thu thập và xử lí, và tự biến đổi mình. Người học là người chủ động, tự giác tìm tri thức; chứ không phải là người thụ động, chờ giáo viên mang tri thức đến cho mình; việc thu thập xử lí thông tin không phải chỉ diễn ra trong nhà trường trong lớp học, mà người học còn có thể tiếp thu tri thức từ cuộc sống, từ các nguồn thông tin truyền thông,…

Từ quan niệm đó, có thể đưa ra một quan niệm sóng đôi với nó là dạy; “dạy là việc giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm, thái độ” [19]

Theo quan niệm này, dạy không phải là truyền thụ kiến thức, càng không phải cung cấp kiến thức đơn thuần, mà chủ yếu là giúp người học tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, thay đổi tình cảm, thái độ.

Việc dạy và việc học là hai mặt của một quá trình thống nhất; việc dạy của thầy phải có tác dụng điều chỉnh (tổ chức, chỉ đạo, đánh giá); sự học của trò nhằm phát huy đến cao độ tính tự giác, tích cực, tự lực của trò. Dạy tốt là làm cho học trò biết cách học, biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Sự học của học trò một mặt phải biết dựa vào sự dạy, mặt khác nó phải là quá trình tự giác, tích cực, tự lực của học trò.

Một phần của tài liệu lý luận phương pháp dạy học môn hóa (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)