D ẠY HỌC TƯƠNG TÁC
2.2. Các nguyên tắc xây dựng các bài viết để dạy học tương tác qua blog
Để dạy học tương tác với học sinh thông qua blog, thì trong các bài viết trên blog chúng tôi đã áp dụng linh hoạt những nguyên tắc về mặt lí luận sau:
Nguyên tắc 1: Về việc xây dựng câu hỏi đưa vào blog
Sử dụng tối đa câu hỏi nêu vấn đề và câu hỏi gợi ý dẫn dắt vấn đề.
Nguyên tắc 2: Về việc sử dụng tư liệu hình ảnh trong blog
Sử dụng nhiều tư liệu hình ảnh (ảnh của chất, đoạn phim thí nghiệm, mô phỏng quá trình sản xuất các chất,…) để giúp học sinh từ thực tế tự rút ra được kiến thức và ôn tập củng cố kiến thức.
Nguyên tắc 3: Về việc sử dụng tư liệu văn bản khoa học, thư viện
Tạo các đường liên kết (link) dẫn đến các nguồn tư liệu chuyên sâu để học sinh mở rộng kiến thức của bài học và rèn luyện năng lực tự tìm kiếm tài liệu, tự học.
Nguyên tắc 4: Về việc sử dụng bài tập
- Bài tập được phân loại theo từng dạng cơ bản của chương trình;
- Mỗi dạng bài tập cơ bản có bài giải mẫu được trình bày dưới dạng algorit; - Hiểu bài tập cơ bản rồi, học sinh phải làm bài tập tự giải. Bài tập tự giải được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, học sinh phải tự làm, sau đó giáo viên mới bổ sung đáp án;
- Có sự cân đối và phối hợp để phát huy ưu điểm của cả hai dạng bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận. Ưu thế của blog là cho phép giáo viên chấm trực tiếp bài tập tự luận của học sinh trên blog như chấm bài kiểm tra viết ở lớp bình thường.
Nguyên tắc 5: Về việc củng cố hệ thống kiến thức sau mỗi bài học và sau mỗi một
chương
Cuối mỗi bài giảng truyền thụ kiến thức mới có câu hỏi để học sinh tự kiểm tra xem đã nắm được kiến thức mới hay chưa;
Cung cấp hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan cho mỗi bài, mỗi chương để học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm và tự kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng của mình.