C. SO2 D CO2.
2.7. Các biện pháp hấp dẫn học sinh học tương tác thông qua blog dạy học * Điều tra các kiến thức mà học sinh thường sai sót
* Điều tra các kiến thức mà học sinh thường sai sót
- Thông qua tiết luyện tập, kiểm tra miệng, kiểm tra viết để phát hiện những kiến thức mà học sinh còn hay sai sót, chưa nắm vững. Từ đó, viết và tải lên blog các bài viết để học sinh tự rèn luyện thêm ở nhà
- Trong tiết luyện tập về clo và hợp chất của clo (tiết thứ 52 ), cho học sinh làm các bài tập cơ bản sau:
Bài 1: Hoà tan 8,3 gam hỗn hợp (Al, Fe) trong dung dịch HCl dư thu được 5,6 lit H2
(đkc) và dung dịch A. Thành phần % khối lượng của Al là (cho Al=27; Fe=56) A. 65,06%. B. 32,53%. C. 16,26%. D. 35%.
Tôi nhận thấy một số học sinh của mình vẫn lúng túng trong việc tìm cách giải. Tôi đã viết bài viết “Phương pháp giải các bài toán hoá học. Các bài toán hoá học chương Halogen”
Bài 2: Cho 20 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
Mặc dù chỉ yêu cầu tính khối lượng muối nhưng do thói quen rập khuôn, hầu như các em đều đặt ẩn số, lập hệ rồi từ đó tính khối lượng muối. Thời gian dành cho tiết luyện tập không nhiều, không có điều kiện rèn luyện nhiều về phương pháp giải nhanh cho học sinh nên tôi viết và tải bài “phương pháp giải nhanh một số bài toán chương Halogen” và bài “tính nhanh: khối lượng muối” khuyến khích học sinh tự rèn luyện thêm kĩ năng giải bài tập, đặc biệt làm quen với bài tập trắc nghiệm.
* Đa dạng hoá các bài viết trên blog, chú trọng mảng bài tập hoá học
Để thu hút được học sinh vào học trong blog thì đòi hỏi blog phải có sự đa dạng về nội dung. Không chỉ là các nội dung học tập như các bài giảng, các bài tập, phương pháp giải, … mà còn có những kiến thức như lịch sử hoá học, hoá học vui, các câu chuyện vui, thậm chí các đề kiểm tra thử để các em tự kiểm tra, ôn luyện. Đặc biệt, loại bài viết mà hầu hết các em học sinh đều quan tâm là các bài viết về bài tập, phương pháp giải bài tập, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
Thật tế, số tiết luyện tập theo phân phối chương trình vẫn chưa nhiều. Nếu học sinh chỉ được rèn luyện kĩ năng giải bài tập trên lớp thì khó có đủ kỹ năng tư duy, làm bài để vượt qua được các kì thi quan trọng .
Vì vậy, ngoài những bài viết về các bài giảng truyền thụ kiến thức mới, tôi còn viết hoặc sưu tầm những bài viết về lịch sử hoá học, hoá học môi trường, các câu chuyện vui hoá học, thí nghiệm vui hoá học,…và rất chú trọng mảng bài tập. Số lượng bài viết về bài tập tương đối nhiều.
* Tổ chức dạy học trên lớp theo phương pháp dạy học Xemina (hoặc thảo luận nhóm)
Phương pháp xemina (thảo luận nhóm) là một trong những phương pháp dạy học cơ bản ở trường đại học, trong đó các sinh viên trình bày, thảo luận, tranh luận về những vấn đề khoa học nhất định dưới sự điều khiển trực tiếp của người giảng viên rất am hiểu vấn đề này.
Phương pháp xemina là một hình thức tự học kết hợp với thảo luận khoa học ở trường đại học và cao đẳng. Xemina được xem như một loại bài tập tự học bắt buộc Nếu ở phương pháp diễn giảng, thuyết trình, người dạy hoạt động tích cực người học có phần bị động thì ở xemina tính năng động, chủ quan của người học được phát huy đầy đủ hơn, họ thực sự là chủ thể, là trung tâm của quá trình dạy học, họ cùng hợp tác để thảo luận giải quyết một vấn đề khoa học [6].
Tuy nhiên, chúng ta vẫn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp dạy học xemina vào trường THPT. Trong đó, vấn đề khoa học mà giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu đơn giản hơn, phù hợp hơn với đặc điểm của học sinh phổ thông.
Để chuẩn bị cho một tiết học theo phương pháp Xemina, giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh tự nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa, tra cứu thêm tài liệu trên mạng. Và các bài viết trên blog sẽ là nguồn tư liệu giúp học sinh tra cứu nhanh thông tin cần tìm; và đồng thời giúp học sinh trao đổi trước các vấn đề với giáo viên dù không có giáo viên ngay bên cạnh.
Tôi đã tổ chức một số tiết học theo phương pháp Xemina như bài brom, iot,… Và mặc dù là học sinh lớp 10, chưa tiếp xúc nhiều với phương pháp học tập này, nhưng với sự trợ giúp của blog dạy học, các em đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ được giao.
* Để hấp dẫn học sinh thì ngoài các biện pháp trên, chúng tôi còn chú ý đến các biện pháp khác như:
- Thiết kế giao diện đẹp, có nhiều hình ảnh sinh động - Xây dựng nguồn tư liệu phong phú
Chương 3