Phương pháp giải các bài toán hoá học vô cơ

Một phần của tài liệu lý luận phương pháp dạy học môn hóa (Trang 74 - 84)

- Trong các hiđro halogenua, hiđro iotua (HI) kém bền

8. Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư Sản phẩm khí thu được là:

2.5.1. Phương pháp giải các bài toán hoá học vô cơ

Sau đây là một số bài viết minh hoạ (có thể xem thêm trong blog)

- GV đưa ra bài giải mẫu

Posted on January 2, 2008 by Phan Vinh |

Dựa theo công thức tính khối lượng muối tổng quát :

Ví dụ: Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch axit HCl dư; sau phản ứng thu được 11,2 lit khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

Giải nhanh:

Các em hãy áp dụng cách giải nhanh trên để giải các bài toán sau, rồi thử gửi kết quả cho Cô nhé!

Bài 1: Cho 17,7 gam hỗn hợp kẽm và magiê tác dụng hết

với dung dịch axit HCl 0.1M thu được 0,6 gam khí và dung dịch X.

a) Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

b) Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng?

Bài 2: Cho 29 gam hỗn hợp gồm Mg, Zn, Fe tác dụng hết

- Các bài giải tương tự để học sinh vận dụng

- Đặt vấn đề, khuyến

khích học sinh suy nghĩ rèn luyện tư duy

Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 86,6 gam muối khan. Tính V?

Bài 3: Hoà tan hoàn toàn 17,5 gam hỗn hợp gồm Mg, Cu,

Zn vào 400 ml dung dịch HCl 1M ( vừa đủ) thu được dung dịch A. Cho dần xút vào để thu được kết tủa tối đa, lọc kết tủa rồi nung ( không có không khí) đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính m?

Bài 4: Cho 3,2 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO tác dụng

vừa đủ với 1lit dung dịch HCl 0.1M. Khối lượng muối

clorua tạo ra là bao nhiêu?

Bài 5: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp gồm 1 muối

cacbonat của kim loại hoá trị I và 1 muối cacbonat của kim loại hoá trị II trong axit HCl thì tạo thành 0,2 mol khí.

Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao

nhiêu gam muối khan?

Dựa vào sự bằng nhau của nguyên tử khối hoặc phân tử khối

Các bạn thử trổ tài giải nhanh bài toán sau: Để tác dụng vừa đủ với 5,6 gam sắt cần dùng V ml dung dịch HCl. Nếu cũng dùng V ml dung dịch HCl trên thì khối lượng CaO cần lấy để tác dụng vừa đủ với lượng axit trên là bao nhiêu?

Các bạn hãy suy nghĩ và gửi ngay đáp số bài toán này nhé! Nhớ kèm cách suy luận để ra nhanh kết quả.

Cô sẽ tiếp tục giới thiệu khi có bạn đưa ra đáp án của bài này!

Filed under:

- Học sinh tương tác trực tiếp với giáo viên bằng các câu hỏi (comment). Sau đây là một số comment trong bài:

thuy tien_10B9

dap an’ cua bai` : Để tác dụng vừa đủ với 5,6 gam sắt cần dùng V ml dung dịch HCl. Nếu cũng dùng V ml dung dịch HCl trên thì khối lượng CaO cần lấy để tác dụng vừa đủ với với lượng axit trên là bao nhiêu?

theo em tinh’ la` khoi’ luong cua CaO la` 5,2g

thuy tien_10B9

em ko hieu tu` co^ can la` j` co co’ the giai thich dum` em.

phan vinh

đáp án bài em vừa gửi không phải 5,2. mà là 5,6. Chắc em nhầm! Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2

CaO + 2HCl -> CaCl2 + H2O Cả 2 pt đều có hệ số giống nhau.

số mol Fe cần pư với V ml HCl bằng với sô mol CaO cần pư cũng với lượng V ml HCl trên

mà M (Fe) = 56 ; M (CaO)=56

nên khối lượng Fe =5,6 => khối lượng của CaO = 5,6 g

Còn cô cạn có nghĩa là làm cho nước (hoặc một số chất dễ bay hơi) bay hơi hết, để chỉ thu được chất rắn khan (không còn nước)

thuy tien_10B9

o` cam’ on co nhiu` em hieu oi`

thuy tien_10B9

bai` 1 co’ fai khoi’ luong muoi’ khan = 39g, V HCl=0,6 l fai ko co^

phan vinh

Đúng rồi. em làm tốt lắm. em giải tiếp các bài 2,3,4,5 đi!

thuy tien_10B9

bai` 2 V H2 la` 1.2 l dung’ ko co

bai` 3 m chat’ ran’ la` 31.7g

thuy tien_10B9

bai` 4 m cua muoi’ clorua la` 6.75g

Phan Vinh Sai rồi! đáp số là 13,44 l m(SO4) = 86,6 - 29 = 57,6 (g) n (SO4) = 57,6 /96=0,6 (mol) H2SO4 -> H2 n(H2) = n (SO4) = 0,6 (mol) V (H2) = 0,6x 22,4 = 13,44 (l) Phan Vinh BÀI 3:

đáp số là: 20,7 (g). Em nhầm chỗ nào rồi, em thử giải lại đi! Cô chờ!

Phan Vinh

Bài 4: đáp số là 5,95. em hơi bị ẩu đấy! hihi. Kiểm tra lại xem. Cô chờ!

thuy tien_10B9

co^ oi goi y’ bai` 3 chut’ y co^

thuy tien_10B9

coâ oi goi y’ bai` 3 chut’ y co^

Phan Vinh

chất rắn gồm : MgO, ZnO và Cu. Cô rất vui vì em rất tích cực.

TDN1992

Sao em làm ra Bài 4 đáp số là 5,95 (g)

m muối clorua = 3,2 + 0,1 * 35.5 - 0,05*16 = 5,95

Cô dạy ở trường nào vậy ?? em là học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Trãi Hà Nội

TDN1992

đáp số bai` 5 là 26 g đúng ko cô

Trả lời TDN:

đáp số bài 4 và bài 5 của em đúng rồi!

Sau khi học sinh đã giải, gửi đáp án; chúng tôi mới viết tiếp bài: ể xem trong blog)

 Phương pháp giải toán hoá họ

Phương pháp giải toán hoá học.

Posted on January 11, 2008 by Phan Vinh |

* Phương pháp đặt ẩn, giải hệ

Bước 1: Qui đổi các số liệu bài toán cho như khối lượng, thể tích khí,… về số mol (nếu có)

Bước 2: Viết các phương trình phản ứng Bước 3: Gọi x, y,… là số mol chất cần tìm

Bước 4: Dựa vào dữ liệu  lập hệ phương trình , giải hệ phương trình Bước 5: Từ số mol (x, y,…)  tính các giá trị đề bài yêu cầu

Ví d: Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg và Al trong dung dịch HCl 10%. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 7 g.

a) Tính khối lượng và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu?

b) Lượng axit còn dư trong dung dịch sau phản ứng được trung hoà vừa đủ bởi 100 ml dung dịch KOH 0,02M. Tính khối lượng dung dịch axit đã dùng?

Các bạn làm tương tựđối với các bài toán sau:

Bài 1: Hoà tan 23,6 gam hỗn hợp KBr và NaCl vào nước rồi cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 0,5M thấy tạo ra 47,5 gam hỗn hợp kết tủa.

a) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu? b) Tính thể tích dung dịch AgNO3 cần dùng?

HCl 4M dư thì thu được 1 khí A, 1 dung dịch B và 1 phần không tan C có khối lượng 2,84 gam

a) Xác định A, B, C?

b) Xác định % mỗi kim loại có trong hợp kim, biết rằng khối lượng Al gấp 5 lần khối lượng Mg ?

c) Tính khối lượng dung dịch HCl 2M cần dùng biết dung dịch HCl có d=1,2 g/ml? Bài 3: Cho 16,5 gam hỗn hợp muối Na2S và Na2SO3 tác dụng với 100 ml dung dịch

HCl đun nóng ta được hỗn hợp khí có tỉ khối đối với hiđro là 27. Lượng axit dư

trung hoà vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 1M. a) Tìm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp? b) Tìm nồng độ mol của dung dịch HCl?

* Phương pháp tăng giảm khối lượng

Bước 1: Viết phương trình phản ứng

rắn)

Bước 3: Từ dữ liệu của bài toán, xác định độ tăng (hoặc giảm) khối lượng của muối (chất rắn) rồi dùng qui tắc tam suất (nhân chéo chia ngang) để suy ra giá trị đề bài yêu cầu tính.

Ví d: Cho khí clo dư tác dụng hết với NaI. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thấy khối lượng muối thu đựơc nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 9,15 gam. Tính khối lượng NaI ban đầu?

Làm tương tự các bài sau:

Bài 1: Cho Br2 dư tác dụng hết với dung dịch NaI, sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thấy khối lượng muối thu được nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 2,82 gam. Tính khối lượng Br2 đã phản ứng?

Bài 2: Cho 5 gam Br2 có lẫn tạp chất là clo vào 1 lit dung dịch chứa 1,6 gam KBr. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thu được 1,155 gam chất rắn khan. Xác định % khối lượng của clo trong 5 gam brom đem phản ứng?

* Phương pháp dùng mốc so sánh

Bước 1: Viết các phương trình phản ứng

Bước 2: Giả sử các phản ứng xảy ra theo tuần tự (1) và (2). Xác định số liệu cho trong đề ra nằm ở giai đoạn nào:

- Chưa xong phản ứng (1)

- Xong phản ứng (1) bắt đầu qua phản ứng (2)  mốc 1

- Đã xong 2 phản ứng (1) và (2)  mốc 2

đoạn nào

Bước 4: Xác định giá trị cần tìm

Ví dụ: Cho 200 ml dung dịch X chứa NaCl 0,2M và NaBr 0,1 M. Thêm dung dịch

AgNO3 0,1M vào dung dịch X. Tính thể tích dung dịch AgNO3 đã thêm vào với khối lượng kết tủa lần lượt bằng:

a) 1,88 gam b) 6,63 gam

(Chấp nhận rằng AgCl chỉ kết tủa sau khi AgBr kết tủa hết)

Filed under: - Học sinh tương tác với giáo viên bằng các câu hỏi (comment) (xem trong blog)

Một phần của tài liệu lý luận phương pháp dạy học môn hóa (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)