Kế toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng Kế toán trưởng HTX (Trang 36 - 55)

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX nông nghiệp gồm 2 hoạt động cơ bản, đó là sản xuất, dịch vụ (sản xuất) hoặc thương mại (kinh doanh). Vì thế, kế toán các hoạt động này cũng gồm hai phần cơ bản: Kế toán sản xuất (áp dụng với sản xuất và

dịch vụ nông nghiệp), kế toán thương mại (áp dụng với các hoạt động kinh doanh, mua bán vật tư nông nghiệp, giống cây, con. Tuy nhiên, do đặc thù của các hoạt động nông nghiệp là khó xác định đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành,… nên nội dung kế toán hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX nông nghiệp sẽ trình bày theo từng hoạt động cụ thể của các HTX.

Lưu ý: Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế GTGT là loại thu đánh trên giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ. HTX chỉ thu thuế hộ Nhà nước rồi nộp cho Nhà nước. Có hai phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT được tính vào giá trị hàng hoá (cả ở khâu mua, khâu bán);

Phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT được phản ánh riêng, độc lập với hàng hoá, dịch vụ:

Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua về: HTX, doanh nghiệp đã trả tiền thuế cho người bán, do đó phải thu lại khoản này từ Ngân sách nhà nước Khoản phải thu phản ánh trên tài khoản tài sản (TK133 "thuế GTGTđược khấu trừ")

Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra: HTX, doanh nghiệp thu thuế của người mua, do đó phải trả lại cho Nhà nước  khoản phải trả  tài khoản nguồn vốn (TK 333.1 - thuế và các khoản phải nộp Nhà nước).

Cuối kỳ, đối chiếu số liệu giữa khoản phải thu và phải trả này (TK133, TK 333.1 để xác định số tiền thuế phải nộp Nhà nước.

5.2.1. Kế toán hoạt động trồng trọt

a. Tổng quan về hoạt động trồng trọt

Hoạt động trồng trọt là hoạt động sản xuất trực tiếp của HTX. Nếu HTX chỉ làm dịch vụ cho bà con nông dân thì không áp dụng nội dung này (xem phần kế toán dịch vụ).

- Kỳ tính giá thành thường không trùng với kỳ kế toán;

- Đối tượng tập hợp chi phí, tính giá thành là từng cây, từng sản phẩm hoặc từng nhóm từng loại sản phẩm - tùy theo nhu cầu tính giá thành của HTX;

- Trên cùng một diện tích đất, nếu trồng nhiều loại cây thì chi phí cần được tập hợp riêng hoặc phân bổ cho từng loại cây để tính giá thành riêng biệt cho từng loại cây trồng;

- Phế phẩm, phế liệu thu hồi từ trồng trọt nếu có giá trị, khoản thu hồi này được trừ ra khỏi chi phí sản xuất trước khi tính giá thành sản phẩm.

- Kế toán sử dụng các tài khoản: TK155, 154, 152, 334,… để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trồng trọt.

b. Trường hợp trồng cây cho thu hoạch một lần

Quy định chung: Cây trồng cho thu hoạch 1 lần dù ngắn ngày hay dài ngày cũng

tương đương với sản xuất hàng hóa, vì thế kế toán trường hợp trồng cây cho thu hoạch 1 lần tương tự kế toán sản xuất. Toàn bộ chi phí từ mua giống, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch,… đều được tính vào giá thành sản phẩm.

Tập hợp chi phí: Chi phí được tập hợp từ khi bắt đầu trồng trọt đến khi thu

hoạch. Dù HTX tự tổ chức trồng trọt hay giao khoán cho các hộ tổ chức trồng trọt thì việc tập hợp chi phí sản xuất cũng như nhau. Toàn bộ chi phí phát sinh cho trồng trọt được tập hợp vào chi phí sản xuất (TK154), kể cả chi phí phát sinh trực tiếp ở HTX hay chi phí phát sinh ở các tổ, độ, hộ xã viên.

Đến cuối kỳ kế toán vẫn chưa được thu hoạch thì toàn bộ chi phí trồng trọt được xác định là chi phí sản xuất dở dang và kết chuyển sang kỳ sau.

Giá thành sản phẩm: Khi thu hoạch, kế toán xác định giá thành sản xuất như sau:

Tổng giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ

=

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang* + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Phế liệu thu hồi (nếu có)

Giá trị sản phẩm dở dang: Giá trị sản phẩm cuối kỳ trước chuyển sang là tổng

chi phí trồng trọt tính từ khi bắt đầu trồng đến cuối năm (cuối niên độ kế toán trước) được chuyển sang kỳ này. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang chỉ phát sinh khi cây được trồng từ năm trước (cuối năm trước). Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ này là toàn bộ chi phí trồng trọt, chăm sóc đã phát sinh mà chưa thu hoạch nông sản.

Lưu ý

Tự trồng trọt là việc HTX tự tổ chức quá trình trồng trọt: Từ việc mua, sản xuất cây giống đến việc chăm sóc, thu hoạch. Với việc tự tổ chức thực hiện quá trình trồng trọt, hợp tác xã sẽ phát sinh các chi phí liên quan như chi phí mua cây giống, chi phí nhân công cho việc trồng và chăm sóc, bảo vệ thực vật,… thu hoạch, bán sản phẩm. Khoán cho các hộ, tổ trồng trọt là trường hợp các HTX không trực tiếp sản xuất mà chỉ là đầu mối tổ chức thức hiện, các hoạt động trồng trọt, chăm sóc, bảo vệ thực

vật, thu hoạch đều do các hộ, tổ thực hiện. HTX là người cung cấp giống, kỹ thuật, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,… và thu lại nông sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình trồng trọt được hạch toán vào TK154

“Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”):

+ Mua cây giống: Nợ TK154: Giá mua

Nợ TK133: Thuế GTGT nếu có Có TK111,112,331

+ Chi phí chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hoạch:

Nợ TK154: Chi phí chăm sóc trong quá trình trồng trọt Nợ TK133: Thuế GTGT (nếu có)

Có TK112,111,334,… Chi phí chăm sóc trong quá trình trồng trọt + Phế phẩm, sản phẩm phụ trong quá trình trồng trọt thu được:

NợTK152: Giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm thu được ước tính (chưa bán) Nợ TK111,112: Giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm bán thu được

Có TK154: Giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm thu được, được trừ ra khỏi giá thành + Giá thành sản xuất (cách tính như đã hướng dẫn ở đầu mục này):

Nợ TK155: Giá thành sản phẩm nhập kho

Nợ TK632: Giá thành sản phẩm thu hoạch được bán ngay Có TK154: Giá thành sản phẩm

+ Doanh thu từ bán nông sản (thành phẩm thu được): Nợ TK111,112,131: Tổng số tiền bán nông sản Có TK511: Doanh thu

Có TK3331: Thuế GTGT nếu có

+ Kết chuyển giá vốn: nếu nông sản thu hoạch nhập kho, sau đó mới bán thì khi bán, đồng thời với bút toán doanh thu, kế toán viết bút toán giá vốn hàng bán:

Nợ TK632: Giá vốn nông sản bán được Có TK155: Giá vốn nông sản bán được

c.Trường hợp trồng cây một lần cho thu hoạch nhiều lần (1) Quy định chung:

Trồng cây cho sản phẩm nhiều lần được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, từ khi bắt đầu trồng trọt đến khi cho thu hoạch lần đầu. Giai đoạn thu hoạch - tính từ lần thu hoạch đầu tiên.

Cây con Cây trưởng thành Cây cho sản phẩm Cây cho sản phẩm ♣

Giai đoạn 1: Trồng trọt và chăm sóc. Nếu giá trị cây trồng lớn, thỏa mãn là tiêu

chuẩn là tài sản cố định, toàn bộ chi phí giai đoạn 1 được tập hợp trên tài khoản “Chi

phí xây dựng cơ bản dở dang”. Đến cuối giai đoạn 1, khi cây trồng cho sản phẩm lần

đầu thì toàn bộ chi phí giai đoạn 1 được kết chuyển từ “Chi phí xây dựng cơ bản dở

dang” sang tài khoản “Nguyên giá tài sản cố định”. Nếu giá trị cây trồng không thỏa

mãn tiêu chuẩn là tài sản cố định, toàn bộ chi phí giai đoạn 1 được tập hợp vào “chi phí

trả trước”.

Giai đoạn 2: Thu hoạch. Giai đoạn này cây trồng cho sản phẩm và kế toán có

nhiệm vụ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm được xác định bằng tổng chi phí chăm sóc giai đoạn này cộng (+) với một phần chi phí của giai đoạn trước được phân bổ sang hoặc khấu cho giai đoạn này.

(2) Cây trồng là tài sản cố định: Là cây trồng có giá trị lớn, thỏa mãn tiêu chuẩn

là tài sản cố định, ví dụ cây cao su, cây hồi, cây quế,… Kế toán các trường hợp cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Trồng trọt, chăm sóc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK241: Toàn bộ chi phí mua cây giống, chăm sóc,… Nợ TK133: Thuế GTGT nếu có

Có TK111,112,331, 334

Giai đoạn 2: Giai đoạn thu hoạch:

- Kết chuyển giá trị giai đoạn 1 thành tài sản cố định: Nợ TK211: Tổng chi phí giai đoạn 1

Có TK241: Tổng chi phí giai đoạn 1 - Tập hợp chi phí chăm sóc vụ thu hoạch:

Giai đoạn trồng trọt

Vụ 1 Vụ 2

Nợ TK154: Chi phí chăm sóc trong vụ thu hoạch (kỳ tính giá thành) Nợ TK133: Thuế GTGT (nếu có)

Có TK112,111,334,… Chi phí chăm sóc trong quá trình trồng trọt - Khấu hao TSCĐ: Khấu hao giá trị cây;

Nợ TK154: Chi phí chăm sóc vụ thu hoạch Có TK214: Khấu hao TSCĐ (giá trị cây)

- Phế phẩm, sản phẩm phụ trong quá trình trồng trọt thu được:

NợTK152: Giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm thu được ước tính (chưa bán) Nợ TK111,112: Giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm bán thu được

Có TK154: Giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm thu được, được trừ ra khỏi giá thành - Tính giá thành nông sản thu được:

Giá thành sản phẩm = Chi phí chăm sóc vụ này + Khấu hao TSCĐ cho vụ này - Giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm thu hồi Sau đó nhập kho nông sản hoặc bán ngay:

Nợ TK155: Tổng giá thành nông sản nhập kho Nợ TK632: Tổng giá thành nông sản bán ngay Có TK154: Tổng giá thành nông sản thu được

Đồng thời với việc ghi nhận giá vốn, kế toán ghi nhận doanh thu bán nông sản: Nợ TK111,112,131: Tổng giá bán nông sản

Có TK511: Giá bán nông sản Có TK333.1: Thuế GTGT nếu có

(3) Cây trồng không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định:

Là cây trồng một lần nhưng cây cho thu hoạch trong một số năm và cây trồng này không được coi là tài sản cố định (thường là cây có giá thành không quá lớn) ví dụ như cây chè, cây thuốc,… Giá thành nông sản trong trường hợp này được xác định: Giá thành sản

phẩm =

Chi phí chăm sóc

vụ này +

Chi phí giai đoạn 1 phân bổ cho vụ này -

Giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm thu hồi

Giai đoạn trồng trọt trước khi cho sản phẩm

Giai đoạn cho thu hoạch

Vụ thu hoạch 1

Giá thành = chi phí chăm sóc vụ 1 + chi phí chăm sóc trước khi cho sản phẩm phân bổ cho vụ này

Vụ thu hoạch 2

Giá thành = chi phí chăm sóc vụ 2 + chi phí chăm sóc trước khi cho sản phẩm phân bổ cho vụ này (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vụ thu hoạch n

Giá thành = chi phí chăm sóc vụ n + chi phí chăm sóc trước khi cho sản phẩm phân bổ cho vụ này

Giai đoạn trồng trọt trước khi cho sản phẩm (Chi phí trả

Sơ đồ 5.1. Mối tương quan giữa chi phí và giá thành trong trường hợp trồng cây một lần thu hoạch nhiều lần

Hạch toán các trường hợp cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Trồng trọt và chăm sóc trước khi được thu hoạch

Nợ TK142, TK242: Toàn bộ chi phí trồng trọt, chăm sóc,…. Nợ TK133: Thuế GTGT nếu có

Có TK111,112,331,334 tổng chi phí trồng trọt, chăm sóc

Giai đoạn 2: giai đoạn thu hoạch sản phẩm

Chi phí chăm sóc vụ này:

Nợ TK154: Toàn bộ chi phí chăm sóc vụ này Nợ TK133: Thuế GTGT nếu có

Có TK111,112,331,334 tổng chi phí chăm sóc

Chi phí trồng trọt, chăm sóc trước khi thu hoạch phân bổ cho vụ này: Nợ TK154: Chi phí phân bổ

Có TK142/TK242: Chi phí phân bổ

Phế phẩm, sản phẩm phụ trong quá trình trồng trọt thu được:

NợTK152: Giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm thu được ước tính (chưa bán) Nợ TK111,112: Giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm bán thu được

Có TK154: Giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm thu được, được trừ ra khỏi giá thành Thu hoạch, nhập kho thành phẩm, hoặc thu hoạch rồi bán luôn: sau khi tính được giá thành sản phẩm, kế toán ghi:

Nợ TK155: Nếu thu hoạch rồi nhập kho Nợ TK632: Nếu thu hoạch rồi bán ngay Có TK154: Tổng giá thành sản phẩm

Nếu nông sản thu được bán ngay thì đồng thời với bút toán trên, kế toán viết bút toán doanh thu:

Nợ TK111,112,131: Tổng giá bán Có TK511: Giá bán

Có TK333.1: Thuế GTGT (nếu có)

5.2.2. Kế toán hoạt động chăn nuôi

a. Chăn nuôi thu hoạch 1 lần (nuôi gia súc, gia cầm, cá,…)

Kế toán hoạt động chăn nuôi cho thu hoạch 1 lần, thường là chăn nuôi lấy thịt. Kế toán hoạt động chăn nuôi này tương đồng với kế toán sản xuất vì thế, vì thế toàn bộ chi phí mua giống, chăm sóc,.... được hạch toán vào “Chi phí sản xuất kinh doanh dở

dang”. Các nghiệp vụ kinh tế cơ bản được hạch toán như sau: (1) Mua giống đưa vào nuôi:

Nợ TK154: Giá mua

Nợ TK133: Thuế GTGT (nếu có)

Có TK111,112, 331: Tổng giá thanh toán

(2) Chi phí chăm sóc: Thức ăn, công chăm sóc, tiền thuốc phòng dịch, phí phòng dịch, tiền điện, nước,...

Nợ TK154: Chi phí Nợ TK133: Nếu có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK111,112,334,338,....

(3) Phế phẩm thu hồi từ sản xuất, sản phẩm phụ thu được:

NợTK152: Giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm thu được ước tính (chưa bán) Nợ TK111,112: Giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm bán thu được

Có TK154: giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm thu được, được trừ ra khỏi giá thành

(4) Cuối kỳ, kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang, xác định giá thành thành phẩm thu được rồi kết chuyển giá thành theo bút toán:

Tổng giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ

=

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang* + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Sản phẩm phụ, phế liệu thu hồi (nếu có)

Có TK154: Giá trị thành phẩm xuất bán trong kỳ Đồng thời, kế toán phản ánh bút toán doanh thu:

Nợ TK1,112,131: Tổng giá thanh toán Có TK511: Doanh thu

Có TK3331: Thuế GTGT nếu có

b. Chăn nuôi cho thu hoạch nhiều lần (lấy sản phẩm từ vật nuôi)

Chăn nuôi lấy sản phẩm từ vật nuôi được hiểu là trường hợp thu được sản phẩm nhiều lần từ vật nuôi, ví dụ nuôi bò lấy sữa, nuôi gà lấy trứng, nuôi hươu lấy nhung,... Với trường hợp này, vật nuôi được xác định là tài sản, khi thu hoạch, chi phí mua hoặc nuôi từ khi con vật nhỏ đến khi cho sản phẩm được phân bổ hoặc khấu hao cho sản phẩm thu được. Cách hạch toán tương tự trường hợp trồng cây 1 lần cho thu hoạch nhiều lần. Do đó, kế toán chăn nuôi cho thu hoạch nhiều lần cũng được chia thành 2 trường hợp là kế toán chăn nuôi với vật nuôi có giá trị lớn đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định và kế toán chăn nuôi vật nuôi không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định.

(1) Những vật nuôi đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định: Theo quy định hiện hành (có

giá trị từ 10 triệu đồng trở lên, có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên), toàn bộ chi phí chăn nuôi từ khi bắt đầu nuôi đến khi cho thu hoạch lần đầu được hạch toán vào giá trị tài sản cố định. Nếu HTX mua con giống về cho thu hoạch ngay, giá trị mua được hạch toán ngay vào TK211 - Nguyên giá tài sản cố định.

Giai đoạn mua, nuôi, chăm sóc Giai đoạn thu hoạch

Giai đoạn 1: Mua con giống, nuôi dưỡng, chăm sóc

Nợ TK241: Toàn bộ chi phí mua con giống, chăm sóc,… Nợ TK133: Thuế GTGT nếu có

Có TK111,112,331, 334

Giai đoạn 2: Giai đoạn thu hoạch

- Kết chuyển giá trị giai đoạn 1 thành tài sản cố định: Nợ TK211: Tổng chi phí giai đoạn 1

Có TK241: Tổng chi phí giai đoạn 1 - Tập hợp chi phí chăm sóc vụ thu hoạch:

Nợ TK154: Chi phí chăm sóc trong vụ thu hoạch (kỳ tính giá thành) Nợ TK133: Thuế GTGT (nếu có)

Có TK112,334,…Chi phí chăm sóc trong quá trình nuôi giai đoạn thu hoạch - Khấu hao TSCĐ: Khấu hao giá trị vật nuôi

Nợ TK154: Chi phí chăm sóc vụ thu hoạch Có TK214: Khấu hao TSCĐ (giá trị cây) - Phế phẩm, sản phẩm phụ thu hồi:

NợTK152: Giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm thu được ước tính (chưa bán) Nợ TK111,112: Giá trị sản phẩm phụ, phế phẩm bán thu được

Một phần của tài liệu Giáo trình bồi dưỡng Kế toán trưởng HTX (Trang 36 - 55)