II. TÌM HIỂU VỀ QUẢN TRỊ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG 1.Về công tác tổ chức lao động
3. Về công tác định mức lao động
3.1 Các phương pháp xác định định mức lao động của doanh nghiệp nghiệp
Trong thực tế sản xuất, công tác định mức lao động rất cần thiết để giao cho người lao động thực hiện do đó cần phải xây dựng định mức lao động. Người ta thường áp dụng nhiều phương pháp để xây dựng định mức lao động. Tuỳ theo quy mô và loại hình sản xuất của từng doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp hợp lý, có hiệu quả cao. Trong các doanh nghiệp họ cũng đã sử dụng rất nhiều phương pháp xây dựng định mức lao động như: phương pháp phân tích tính toán, phương pháp phân tích khảo sát, phương pháp so sánh điển hình… Nhưng trong thực tế, họ hay sử dụng hai phương pháp đơn giản đó là: phương pháp định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm và phương pháp thống kê có phân tích tính toán. Việc xây dựng định mức lao động đối với các công ty là việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa rất to lớn về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sau đây chúng ta sẽ đi xem xét các phương pháp đó.
• Thứ nhất là phương pháp thống kê kinh nghiệm: Đây là phương pháp
định mức cho một bước công việc nào đó dựa trên cơ sở số liệu thống kê năng suất lao động của người lao động làm bước công việc đó, kết hợp với kinh nghiệm bản thân của cán bộ định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật. Phương pháp này tương đối đơn giản, tốn ít công sức, có thể xây dựng hàng loạt mức lao động trong thời gian ngắn. Bởi vậy trong các cơ sở sản xuất,
doanh nghiệp hiện nay hay sử dụng phương pháp này. Bên cạnh đó phương pháp này cũng bộc lộ khá nhiều nhược điểm: không phân tích được năng lực sản xuất, không nghiên cứu và sử dụng được tốt những phương pháp sản xuất tiên tiến của người lao động… kìm hãm việc nâng cao năng suất lao động.
• Thứ hai là: phương pháp thống kê có phân tích, tính toán là phương
pháp xây dựng định mức dựa vào những số liệu về lương lao động thực tế đã hao phí để hoàn thành một đơn vị sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng tới định mức của thời kỳ báo cáo, rồi phân tích tính toán thành các định mức của kế hoạch.Phương pháp này cũng có rất nhiều ưu điểm: là đơn giản, tính toán nhanh, phục vụ kịp thời công tác kế hoạch hóa và quản lý kinh tế. Song mức chính xác của mức còn thấp bởi vì các định mức còn chứa đựng những tiêu cực, các lãng phí và các bất hợp lý trong kỳ báo cáo mà trong quá trình tính toán chưa loại bỏ hết được.
3.2. Các định mức lao động cho một số công việc chính trong công ty ty
Công tác định mức lao động trong công ty cũng là một vấn đề luôn được công ty chú trọng quan tâm. Thông qua công tác này giúp cho các thành viên biết được định mức công việc của mình như thế nào, biết được năng suất lao động của mình để từ đó họ còn biết họ cần phải làm những gì.
Công ty CPTMVT Thuỷ An sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm là chủ yếu để xây dựng định mức lao động.
VD: Ta theo dõi công việc của việc sửa chữa và lắp ráp tàu tại một tổ trong khi làm việc ta thu được số liệu như sau:
70 phút, 74 phút, 71 phút, 68 phút, 75 phút, 72 phút, 73 phút, 76 phút, 77 phút, 80 phút, 82 phút
Thời gian hao phí trung bình của việc hàn các mối hàn, sửa chữa và lắp ráp trên thân tàu là
Vậy TTBtt = 70 71 68 72 73 5 + + + + = 354 5 = 71 (phút)
Vậy thời gian trung bình hao phí của một người công nhân cho công việc sửa chữa và lắp ráp khi làm việc là 71 phút.
3.3. Đánh giá tình hình thực hiện định mức lao động trong doanh nghiệp nghiệp
Nói chung trong các doanh nghiệp và nói riêng về công ty CPTMVT Thuỷ An đều áp dụng phương pháp xây dựng định mức theo phương pháp thống kê kinh nghiệm bởi vì phương pháp này tương đối đơn giản, dễ làm và rất sát với thực tế trong công ty. Vì vậy mà công nhân đã đạt đúng tiêu chuẩn với định mức lao động. Điều này góp phần vào việc tăng năng suất lao động, đem lại doanh thu, lợi nhuận cho công ty làm cho số doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp cần đạt được ngày càng lớn mạnh hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian lãng phí của công nhân, làm cho công ty ngày càng bắt kịp với nền kinh tế thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế.