C.chuẩn bị : GV: Đọc tài liệu , soạn giáo án - HS: Học bài cũ soạn bài mới D. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tếchủ yếu do những yếu tố nào ?Hãy phân tích một số câu tiêu biểu?
3.Bài mới :
Nội dung phương pháp bài giảng:
Hoạt động của thầy , trò Nội dung
GV hướng dấnH làm các bài tập SGK:
+ Bài 1: Tìm các thành ngữ trong đoạn thơ và giải nghĩa của nó : - Một duyên hai nợ ->Một mình phải đảm đang công việc
gia đình để nuôi cả chồng và con.
- Năm nắng mười mưa->Vất vả cực nhọc chịu đựng dãi dầu mưa nắng .
+ Bài tập 2:
Sử dụng các thành ngữ:
-Đầu trâu mặt ngựa ->Biểu hiện t/c hung bạo vô nhân đạo.
- cá chậu chim lồng ->Cách sống tù túng mất tự do.
-Đội trời đạp đất-> Lối sống tự do không chịu bó buộc.
Các htành ngữ trên đều dùng hình ẩnh cụ thể ,thể hiện sự đánh giá đối với điều nói đến.
+Bài tập 3:Sử dụng 2 điển cố
-Giường kia-> Gợi lại câu chuyện về Trần Phồn và Từ Trĩ.
-Đàn kia ->Gợi lại câu chuyện về Chung Tử Kì và Bá Nha.
-> Ca ngợi tình bạn tốt đẹp . + Bài 4: Sử dụng các điển cố:
-Ba thu ->Trích câu trong Kinh thư (Nhất nhật bất kiến như tam thu hề ) Một ngày không thấy mặt lâu như 3 mùa thu.
-Chín chữ -> Trích câu trong kinh thư: Sinh, cúc ,phủ, súc, trưởng, dục, cố,phục, phúc : Nói đến công lao cha mẹ.
26
- Liễu chưuơng đài -> lấy tích xưa ý nói : Khi KỉmTọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác.
-Mắt xanh -> Lấy tích Nguyễn Tịch đời Tấn quí ai thì tiếp bằng mắt xanh.
+Bài 5:thay thế các thành ngữ bằng những từ ngữ thông thường : Các thành ngữ
a. Ma cũ bắt nạt ma mới ,chân ướt chân ráo b. Cưỡi ngựa xem hoa
+ Bài 6 : Lưu ý HS khi dùng thành ngữ đặt câu cần phải : -Tìm hiểu kỉ ý nghĩa và cách dùng các thành ngữ
-Dùng thành ngữ phù hợp nội dung, ý nghĩa của cả câu E. Củng cố -Dặn dò :
-Sau khi học bài này HS cần sử dụng tốt thành ngữ và điển cố vào việc học tập và làm văn.
- Soạn bài mới : Chiếu Cầu Hiền - Ngô Thì Nhậm.
٭٭٭
Tiết thứ :25-26
Ngày soạn : CHIẾU CẦU HIỀN
(Cầu hiền chiếu ) - Ngô Thì Nhậm A. Mục tiêu bài học : Nhằm giúp HS :
-Nắm được tính chất và nghệ thuật lập luận của thể văn chiếu.
-Hiểu được tấm lòng khao khát tìm hiền tài của vua Quang Trung .
-Nhận thức đúng đắn vai trò người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước.
B. Phương pháp : Phát vấn -Đàm thoại -Nêu vấn đề
C.Chuẩn bị : GV : Đọc tài liệu, soạn giảng - HS : Học bài cũ , soạn bài mới D. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ : Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của thể loại văn tế ? 3.Bài mới :
Nội dung và phương pháp bài giảng :
Hoạt động của thầy ,trò Nội dung - Nêu những nét chính về tác giả
tác phẩm ?
-GV hướng dẫn HS đọc vb ? Chia bố cục ?
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả Ngô Thì Nhậm (1746-1803) Là 1 trong những viên tướng giỏi của chúa Trịnh. Khi Lê- Trịnh sụp đổ, ông theo phong trào Tây Sơn , đóng góp nhiều cho triều đại Tây Sơn.
2. Tác phẩm:
Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do NTN viết vào khoảng năm 1788-1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc hà ,tức là triều đại Lê -Trịnh ra phục vụ triều đại Tây Sơn.
II. Đọc - Hiểu văn bản :
- Đọc : Thể hiện được giọng văn hành chính công vụ ngày xưa, thời phong kiến .
- Tìm hiểu văn bản : +chia bố cục : chia làm 3 phần
a. Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử
b. Cách ứng xử của các bậc hiền tài Bắc Hà ,và nhu cầu đất nước
-Trình bày một bài chiếu cầu hièn thường có những nội dung chính nào ?
- Đói tượng của bài chiếu đề cập đến ?
- Những thành công NT của bài chiếu ?
-Tầm tư tưởng và tình cảm của vua QT qua bài chiếu ?
c. Đường lối cầu hiền của vua QT và lời kêu gọi những bậc hiền tài . + Nội dung chính của một bài chiếu cầu hiền :
-Công văn hành chính thời xưa gồm 2 loại : Một loại do cấp dưới đệ trình lên , gồm :Tấu ,chương ,biểu ,nghị sở ,khải .... Và một loại do nhà vua truyền xuống cho cấp dưới , gồm :Chiếu ,mệnh ,lệnh ,dụ ,cáo , chế ...
- Chiếu nói chung ,chiếy cầu hiền nói riêng thuộc nghị luận chính trị- xã hội . mặc dù chiếu thuộc công văn nhà nước , lệnh cho thần dân thực hiện ,nhưng đây đối tượng bài chiéu là bậc hiền tài - những nho sĩ mang nặng tư tưởng nho giáo . Hơn nữa đây là cầu , QT cầu hiền chứ không phải là lệnh.
1. Đối tượng bài chiếu đề cập : Sĩ phu Bắc Hà
Theo QN của sĩ phu Bắc Hà chỉ những người xuất thõn dũng dừi đế vương mới xuứng đáng giữ ngôi thiên tử, vì thế họ không phục coi thường vua QT chẳng biết gì về lễ nghi và chữ thánh hiền . Nắm được tâm lí nầy NTN dùng nhiều điển tích , tứ thư ,ngũ kinh vừa giúp cho trí thức Bắc Hà dễ hiểu , vừa tạo nên ấn tượng mạnh , đánh vào tâm lí sĩ phu Bắc Hà và lôi cuốn họ vào giúp triều đại mới .
2. Nghệ thuật lập luận :
cách lập luận bài chiéu đầy sức thuyết phục
- Phần 1->Tác giả đưa ra luận điểm về mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử :
+ Người hiền tài phải do thiên tử sử dụng.
+Không làm như vậy là trái với đạo trời , trái qui luật cuộc sống . -Phần 2 -> Tác giả nêu lên cách ứng xử của bậc hiền tài khi Tây Sơn ra Bắc diệt Trịnh . phần lớn các sĩ phu Bắc Hà không đem tài năng của mình ra cống hiến cho đất nước , khác nào kẻ chết đuối trên cạn mà không tự biết . cách diễn đạt bằng hình ảnh tượng trưng như vậy vừa tế nhị ,vừa có tính chất châm biếm nhẹ nhàng , vừa tỏ ra người viết bài chiếu có kiến thức sâu rộng tài hoa , khiến người nghe có thái độ ứng xử cho đúng .
-Phần 3 -> Tác giả nêu lên đường lối cầu hiền của vua QT:
Hết sức thành tâm ,khiêm nhường nhưng rất quyết tâm trong việc cầu hiền .
3.Tầm tư tưởng và tình cảm của vua QT qua bài chiếu:
Đường lối cầu hiền của vua QT vừa mở vừa đúng đắn
- Tất cả mọi tầng lớp nhân dân đều được phép dâng thư bày tỏ công việc .
- Cách tiến cử cũng mở rộng và dễ làm , có 3cách: các quan tiến cử , tự mình dâng thư bày tỏ công việc , tự tiến cử
- Cuối cùng tg kêu gọi những người tài đức hãy cùng triều đình gánh vác việc nước ,hưởng phúc lâu dài .->
Bài chiếu thể hiện tầm nhìn xa trong rộng của vua QT trong việc nhận thức vai trò người hiền tài trong công việc tái thiết đất nước .
III. Tổng kết : Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của vua QT nhằm động viên trí thức Bắc Hà
28
- Ấn tượng chung của em sau khi học bài chiếu này ?
tham gia xây dựng đất nước .Bài chiếu được viết với nghệ thuật thuyết phục đắc sắc và thể hiện tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước .
E. Củng cố - Dặn dò : Sau khi học bài này ,HS cần nắm vững giá trị nội dung nghệ thuật của bài chiếu . Học bài cũ soạn bài mới :Xin khoa luật - Nguyễn Trường Tộ
Tiết:27 Ngày soạn:
ĐỌC THÊM XIN LẬP KHOA LUẬT A. Mục tiêu bài học :
-Nhằm nắm được đặc điểm văn điều trần. Văn bản mà cấp dưới trình lên cấp trên, thuộc văn nghị luận chính trị xã hội. Hiểu được tầm quan trọng của luật pháp đối với sự nghiệp cách tân đất nước.
-Thấy được lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trường Tộ.