Các nhà quản lý ở giai đoạn này đã có đầy đủ các thông tin cần thiết để quyết định thị phần chiến lược của mình. Việc lựa chọn thị phần nào không phải do ý muốn chủ quan của nhà quản lý. Ngay cả khi thị phần được coi là tốt theo các tiêu thức đơn giản như: thị phần có thể chấp nhận dịch vụ, thực hiện dịch vụ có lãi... thì với nhà quản lý điều đó vẫn chưa đủ để họ ra quyết định lựa chọn thị phần để thực hiện dịch vụ. Những thị phần sau đây sẽ không được lựa chọn:
1. Thị phần quá nhỏ dù dịch vụ ngân hàng là cần thiết cho thị trường và có khả năng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
2. Trong thị trường có nhiều ngân hàng cùng cung cấp dịch vụ,dù dịch vụ của mình vẫn có khả năng xâm nhập. Hay nói một cách khác là thị phần của ngân hàng là nhỏ trong thị phần có khả năng cung cấp.
3. Thị phần không có khả năng mở rộng mà có xu hướng thu hẹp, dù hiện tại phù hợp với yêu cầu của kinh doanh.
Thông thường thị phần ngân hàng được lựa chọn phải có những đặc điểm sau:
- Có khả năng xác định, có nghĩa là hiểu được nó.
- Đáng kể: qui mô của thị phần phải đủ lớn tương ứng với mức độ hoạt động của ngân hàng, đặc biệt nó phải đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.
- Có thể tiếp thị được: Đây là điều kiện cần thiết,vì có như vậy ngân hàng mới có điều kiện phục vụ tốt thị trường.
Một điểm cần lưu ý trong việc phân đoạn thị trường là hoạt động của
ngân hàng không chỉ giới hạn ở một thị phần nhất định mà nó hoạt động trên nhiều thị phần khác nhau, mỗi thị phần chỉ phù hơp với một vài loại dịch vụ nào đó của ngân hàng mà thôi. Ví dụ: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chọn thị phần nông thôn Việt Nam để hoạt động không có nghĩa là mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông
nghiệp Việt Nam đều thực hiện ở nông thôn. Thị phần này có lẽ phù hợp với dịch vụ tín dụng của ngân hàng nhưng không phù hợp lắm đối với dịch vụ là nguồn tiền gửi hay kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc..., với loại dịch vụ này thị phần thành thị phù hợp với chúng nhiều hơn.