Quản lý hoạt động phân phối dịch vụ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu nội dung của công nghệ quản lý ngân hàng hiện đạI (Trang 62 - 66)

Phân phối là việc đưa dịch vụ vào các kênh phân phối với một hệ thống tổ chức và khả năng điều hòa chúng một cách cân đối để tiếp cận và khai thác tốt nhất nhu cầu của thị trường nhằm đạt được mục tiêu thu lợi nhuận tối đa cho đơn vị.

Phân phối dịch vụ ngân hàng trong công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại không chỉ định ra phương hướng, mục tiêu và các tiền đề cho việc thực hiện dịch vụ mà còn bao gồm cả nội dung không gian, thời gian, loại dịch vụ, số lượng dịch vụ và toàn bộ các biện pháp, thủ thuật để đưa dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng.

Chính sách phân phối luôn có vai trò to lớn trong hoạt động chung của ngân hàng. Một Chính sách phân phối tốt sẽ làm cho quá trình kinh doanh của ngân hàng được an toàn, giảm được chi phí, tăng nhanh vòng quay vốn, đưa dịch vụ ngân hàng nhanh chóng tới khách hàng.

Phân phối bao gồm các yếu tố cấu thành cơ bản sau:

Thứ nhất: Khách hàng (cả khách hàng mua lẫn khách hàng bán). Thứ hai: Các phần tử trung gian, môi giới

Thứ ba: Hệ thống tài sản cố định: (kho tàng, trụ sở làm việc, phương tiện, thiết bị...).

Thứ tư: Hệ thống thông tin, các hoạt động yểm trợ, khuếch trương... Khi đã có quyết định thực hiện dịch vụ trên các kênh phân phối thì việc tạo ra sự vận động nhanh chóng của chúng trên các kênh phân phối lại trở thành vấn đề quan trọng nhất. Chính sách phân phối tốt phải đảm bảo tổ chức sao cho dịch vụ đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện và nhanh nhất.

Một trong những vấn đề chính của chính sách phân phối dịch vụ ngân hàng cần được quan tâm đó là việc kiểm tra thực hiện của các kênh phân phối. Thông thường kênh phân phối được hình thành trong thực tế khá ổn định. Chính yếu tố này làm các nhà quản lý ngân hàng thường hay sao nhãng việc kiểm tra các kênh phân phối hoặc có kiểm tra chỉ thông qua kết quả cuối cùng. Điều đó rất không có lợi cho hoạt động ngân hàng, vì vậy việc kiểm tra thường xuyên hoạt động của các kênh phân phối nhằm điều chỉnh kịp thời: thu hẹp hay mở rộng kênh phân phối, điều chỉnh hướng phân phối hay đối tượng phục vụ. Trên lý thuyết, vấn đề này tương đối đơn giản nhưng thực hiện trong thực tế vô cùng phức tạp và động chạm đến nhiều vấn đề đặc biệt là con người và cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính. Động chạm quyền lợi thực tế làm cho tính

phức tạp của công việc này được nhân bội trong thực tế.

Rõ ràng trong thực tế, công nghệ quản lý ngân hàng hiên đại không chấp nhận việc tồn tại một cơ cấu tổ chức và cơ chế xử lý sẵn có và cố định. Việc lựa chọn và thiết kế một hệ thống phân phối để xác định được chính sách phân phối hợp lý là một công việc thường xuyên và lâu dài của các ngân hàng. Tuy nhiên để kết luận hệ thống phân phối nào là hợp lý rất khó chỉ có thị trường là tấm gương phản ánh khách quan nhất cho quyết định của các nhà quản lý ngân hàng.

Nghiên cứu, xác định kênh phân phối.

Kênh phân phối là sự liên kết có tổ chức để qua đó ngân hàng đưa được dịch vụ ngân hàng đến khách hàng. Việc phân phối được thực hiện liên quan đến các yếu tố cơ bản: Khách hàng, các trung gian môi giới, hệ thống tài sản cố định (kho tàng, trụ sở làm việc, thiết bị công nghệ...), hệ thống thông tin và các hoạt động yểm trợ,khuếch trương. Như vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các yếu tố cơ bản trên sẽ giúp ích cho việc xây dựng các kênh phân phối phù hợp với hoạt động ngân hàng.

Việc xây dựng kênh phân phối đã được điều tra từ các bước trước đó như tìm hiểu thị trường, phân đoạn thị trường,định vị dịch vụ... đã cho ta các thông tin chính xác về khách hàng: số lượng, sở thích, tập quán, mật độ... liên quan đến dịch vụ.Như vậy ngân hàng hoàn toàn có thể lượng hóa được khách hàng khi thực hiện phân phối dịch vụ của mình.

Về trung gian môi giới:

Trung gian môi giới cũng là một loại khách hàng đặc biệt, có độ tín nhiệm với ngân hàng cao hơn so với khách hàng bình thường. Trong đó phải chú ý đến khả năng làm trung gian của họ. Việc sử dụng và mở rộng hoạt động của trung gian môi giới phải trên cơ sở tổng hợp khách hàng và khả năng trực tiếp giao dịch của ngân hàng để từ đó cân đối hoạt động của ngân hàng sao cho phù hợp. Việc trao quyền phân phối dịch vụ ngân hàng cho trung gian môi giới đương nhiên ngân hàng phải hy sinh một phần lợi ích của mình cho họ. Việc phân quyền này chỉ được thực hiện khi:

Thứ nhất: Ngân hàng không thể trực tiếp phân phối dịch vụ đến trực tiếp khách hàng,trong khi đó đơn vị trung gian môi giới có thể phân phối tốt dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng.

Thứ hai: Việc phân phối qua trung gian phải đảm bảo được chiến lược chung của ngân hàng.

Thứ ba: Việc phân phối có thể làm giảm một phần thu nhập của ngân hàng nhưng không thể làm thấp hơn khả năng thu lợi nhuận của ngân hàng.

Về tài sản cố định:

Xây dựng kênh phân phối phải lưu ý đặc biệt đến vấn đề này bởi vì tài sản cố định chỉ được khấu hao dần, nếu kênh phân phối được xác định ngắn sẽ làm cho ngân hàng thiệt hại rất lớn. Các cửa hàng, trụ sở giao dịch, thiết bị công nghệ phải được tính toán chặt chẽ với khả năng thực hiện dịch vụ thu lợi nhuận của các ngân hàng.Yêu cầu này đòi hỏi ngân hàng phải có tầm nhìn chiến lược đối với việc phân phối dịch vụ thông qua kênh phân phối có các tài

sản đó.

Về hệ thống thông tin, khuếch trương quảng cáo.

Đây là đòi hỏi sự kết hợp với các nội dung khác của công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại đã được nghiên cứu ở phần trên. Như vậy một lần nữa khẳng định rằng: Sự kết hợp hài hòa các yếu tố của các nội dung công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại cho phép chúng ta có được kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng các kênh phân phối thường có dạng như sơ đồ trang bên :

Nhìn vào sơ đồ kênh phân phối dịch vụ của ngân hàng chúng ta lưu ý một số điểm sau:

Thứ nhất: Dịch vụ mua và dịch vụ bán của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết không tách rời nhau, trong hoạt động kinh doanh cần phải đảm bảo sự cân đối giữa dịch vụ mua và dịch vụ bán của ngân hàng.

Thứ hai: Tổ chức các kênh phân phối của ngân hàng phải đặc biệt lưu ý đến yêu cầu điều hòa vốn.Ở mỗi điểm giao dịch hay ngân hàng cơ sở thường có sự không cân đối mua và bán. Nhưng trên tổng thể của các kênh phân phối thì luôn phải đảm bảo sự cân đối giữa nguồn vốn và sự dụng vốn nếu không làm được điều này sự thất bại trong kinh doanh của ngân hàng hầu như là chắc chắn.

Thứ ba: Các kênh phân phối có thể có bộ phận trung gian tuy nhiên phải theo yêu cầu của công việc, khả năng của ngân hàng và trên hết là hiệu quả của việc phân phối trực tiếp và gián tiếp.

Thứ tư: Kênh phân phối càng ngắn càng tốt và thực hiện trực tiếp việc đưa dịch vụ đến với khách hàng rất cần thiết trong điều kiện có thể thực hiện được.

Tất cả những vấn đề nêu trên đều là những vấn đề cơ bản nhất của công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại. Trong hoạt động thực tiễn sự sáng tạo trong vận dụng công nghệ lại là cốt lõi của sự thành công. Trên cơ sở các nội dung cơ bản nêu trên các nhà quản lý ngân hàng vận dụng chỉ đạo hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của ngân hàng,có như vậy khả năng giành thắng lợi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng được củng cố chắc chắn.

Là một ngành kinh tế đặc biệt, các ngân hàng thương mại phải hoạt động trong một môi trường vô cùng phức tạp với sự cạnh tranh quyết liệt và rủi ro khôn lường. Tuy nhiên công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại thực sự là công cụ hữu hiệu để các ngân hàng thương maị tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Việc nghiên cứu cụ thể nội dung hoạt động của chúng cho phép chúng ta có cơ sở để vận dụng chúng linh hoạt trong hoạt động thực tiễn. Căn cứ vào các đặc điểm riêng có của hoạt động ngân hàng, bài viết đã đề cập khá chi tiết các nội dung của công nghệ theo các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của ngành ngân hàng. Đó chính là cơ sở để vận dụng công nghệ quản lý ngân hàng hiện đại vào hoạt động thực tiễn ở chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu nội dung của công nghệ quản lý ngân hàng hiện đạI (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w