Quản lý giá dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu nội dung của công nghệ quản lý ngân hàng hiện đạI (Trang 55 - 62)

Giá cả luôn là vấn đề quan trọng trong việc thực hiện dịch vụ và thu lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu ngân hàng định giá cao như trong trường hợp cho vay,giá thấp trong trường hợp huy động vốn thì khó thu hút được khách hàng và ngược lại sẽ làm giảm mức độ thu lợi nhuận. Vậy phải định giá ra sao để vừa bảo đảm thực hiên được dịch vụ vừa đạt được mức thu lợi nhuận của ngân hàng, đó là một nghệ thuật đặc biệt và giá cả luôn là vấn đề cần được quan tâm của các nhà quản lý ngân hàng.

Giá cả của dịch vụ luôn gắn liền với khả năng thực hiện dịch vụ ngân hàng. Cơ sở để định giá cho dịch vụ là chi phí, giá thành của dịch vụ. Nếu cơ sở tính giá cho dịch vụ có thể là "cố định" nhưng giá cả của dịch vụ không được cố định. Mức độ tăng giảm giá phải căn cứ vào thị trường để điều chỉnh cho phù hợp.

Tuy về nguyên tắc việc định giá cho dịch vụ của ngân hàng là do từng ngân hàng qui định nhưng việc qui định đó ngoài cơ sở tính giá còn phụ thuộc vào các vấn đề sau đây:

Thứ nhất: Phụ thuộc vào các quyết định của Nhà nước.

Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, cho nên hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới

nền tài chính quốc gia.Việc định giá dịch vụ của ngân hàng trong điều kiện mà ngân hàng nhà nước thực hiện việc quản lý vĩ mô các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng thì các ngân hàng thương mại không thể tuỳ ý quyết định được mà thường bị giới hạn bởi các khung lãi suất (trần, sàn lãi suất) của Nhà nước (thông qua ngân hàng Nhà nước) qui định. Trong lĩnh vực tỷ giá ngoại tệ cũng vậy,việc mua bán ngoại tệ của ngân hàng trên thị trường cũng phải tuân thủ biên độ giao động về giá với tỷ giá chính thức do ngân hàng Nhà nước quyết định. Như vậy, các ngân hàng chỉ có thể qui định giá cả cho các dịch vụ của mình trong phạm vi qui định của Nhà nước. Tóm lại giá cả của ngân hàng chịu lệ thuộc rất lớn vào qui định của Nhà nước.

Thứ hai: Những yêu cầu bắt buộc về phía thị trường.

Cạnh tranh trên thị trường luôn là yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến giá cả. Cùng với quan hệ cung cầu trên thị trường, mức độ cạnh tranh tạo nên mức giá thực hiện trên thị trường. Cường độ cạnh tranh và sự thay đổi cung cầu sẽ làm cho mức giá trên thị trường thay đổi. Thông thường mức độ cạnh tranh tăng lên thì giá dịch vụ bán phải giảm và giá dịch vụ mua tăng lên. Vì vậy, trên thực tế các ngân hàng phải tự điều chỉnh giá cho phù hợp với thị trường. Tiềm năng của thị trường là việc thị trường có thể hấp thụ dịch vụ của ngân hàng theo một mức giá nào đó theo từng thời điểm cụ thể. Khi nói đến tiềm năng của thị trường là nói đến nhu cầu của khả năng thực hiện về loại dịch vụ nào đó, quan hệ giữa cung và cầu, giá cả... Tiềm năng của một dịch vụ nào đó hình thành một cách khách quan với ý muốn chủ quan của ngân hàng.

Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì yếu tố thị trường có tác động rất lớn bởi lẽ do đặc điểm của nguồn nguyên liệu của ngân hàng là tiền (chúng ta nghiên cứu đặc điểm này ở phần 2.1.1.)mang tính xã hội hoá rất cao nên chỉ cần một biến động nhỏ của nó có thể làm thay đổi rất lớn,sâu rộng đến mọi hoạt động của nền kinh tế trong đó có giá cả của dịch vụ ngân hàng. Cho nên chính sách giá cả dịch vụ ngân hàng thường bị tác động lớn và khó

lường trước. Phải có tầm nhìn sâu rộng, bao quát và khả năng phân tích tình hình một cách tổng quát mới có khả năng định giá cho dịch vụ của ngân hàng.

Việc định giá luôn là một công việc không phải dễ dàng, nó phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa việc phân tích thị trường với tư duy có tính thực tiễn của chính những nhà quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng. Sự mâu

thuẫn thường trực giữa đòi hỏi của thực tiễn với nguyện vọng của ngân hàng luôn tồn tại trong suốt quá trình định giá. Là một doanh nghiệp ai cũng

muốn bán với giá cao, mua với giá thấp. Ngược lại thị trường chỉ chấp nhận dịch vụ khi giá cả phù hợp với mức giá có khả năng thực hiện. Cần thấy rằng rất khó có được một công thức chuẩn hóa chung nào cho việc định giá. Tuy nhiên trong thực tế thấy rằng quá trình định giá có thể qua các bước sau:

Thứ nhất: Xuất phát từ thị trường để xác định được thị phần mà ngân hàng có khả năng cung cấp dịch vụ. Nhận dạng được thị phần đó cả về mức độ và nhu cầu.

Thứ hai: Định vị dịch vụ, xác định được vị thế của ngân hàng. Từ đó xác định được các đối thủ cạnh tranh.

Thứ ba: Dự đoán sự co dãn của cung cầu theo giá dự kiến của ngân hàng, sự nhạy cảm của giá với thị trường.

Thứ tư: Xác định các chi phí để thực hiện dịch vụ.

Thứ năm: Phân tích các căn cứ liên quan tới việc định giá. Thứ sáu: Xác định giá.

Thứ bảy: Kiểm tra quyết định thực hiện giá.

Trong thực tế, việc thực hiện giá không phải tất cả đều phải qua các bước trên hoặc phải theo tuần tự các bước như vậy. Trong việc định giá của dịch vụ ngân hàng có một số điểm cần lưu ý xuất phát từ đặc điểm riêng có của hoạt động kinh doanh ngân hàng đó là:

Thứ nhất: Do đặc điểm của nguồn nguyên liệu của ngân hàng là

thị trường tiền tệ phải được tiến hành ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Phải có thông tin kịp thời, hơn nữa thông tin nghiên cứu thị trường không chỉ dừng lại ở phạm vi thị trường hoạt động của ngân hàng mà còn phải quan tâm nghiên cứu đến các thị trường khác ngoài khu vực và lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Sự biến động của thị trường tiền tệ tác động trực tiếp đến giá cả của dịch vụ ngân hàng. Khả năng mất giá hay tăng giá tiền tệ tác động trực tiếp đến việc định giá cho dịch vụ ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định. Như vậy để có thể xác định được giá dịch vụ ngân hàng trước hết phải có thông tin về thị trường mà ở đây cần có sự nhạy cảm của sự tiếp nhận thông tin sâu rộng liên quan tới các khu vực, các lĩnh vực ngoài hoạt động ngân hàng. Phải có những chuyên gia phân tích tốt khả năng biến đổi trên thị trường tiền tệ vì lĩnh vực này rất phức tạp, phải thường trực bộ phận thu thập và xử lý thông tin giỏi mới xử lý tốt yêu cầu này của việc xác định giá cho dịch vụ ngân hàng.

Thứ hai: Giá dịch vụ ngân hàng luôn đồng thời song hành giữa giá mua và giá bán.

Những dịch vụ chính của ngân hàng như tín dụng, kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ... luôn đòi hỏi phải xác định giá mua và giá bán ngay cùng một lúc. Như vậy ngân hàng phải diễn hai vai cùng một lúc, đây là một điều tưởng như đơn giản nhưng khá phức tạp trong thực tiễn. Bởi ngay việc định giá được công bố công khai của ngân hàng người ta cũng có thể thấy rõ được chất lượng hoạt động của ngân hàng đó. Chênh lệch giá giữa đầu vào và đầu ra là công khai dẫn đến ngân hàng phải nghiên cứu cùng một lúc cả cung và cầu của thị trường. Từ đó kết hợp hài hòa với khả năng của ngân hàng để đưa ra hai giá cùng một lúc. Ở đây mối liên hệ giữa giá mua và giá bán rất khăng khít. Thậm chí, nếu những ngân hàng lớn chỉ cần xác định không hợp lý một chút thôi (giá đầu vào và đầu ra) ngươì ta cũng có thể khai thác thu lợi nhuận từ việc kinh doanh để thu được lợi nhuận Arbitrage.

gian kéo dài.

Thông thường giá của sản phẩm ngành khác được định vị ngay tại thời điểm thực hiện sản phẩm, "tiền trao, cháo múc", việc thay đổi giá đầu vào sẽ thay đổi giá đầu ra của sản phẩm hàng hóa thông thường là điều đơn giản. Trong khi đó, nhiều dịch vụ ngân hàng lại thực hiện theo thời gian kéo dài như hoạt động cho vay, huy động tiền gửi... Khi ngân hàng thực hiện dịch vụ tại một thời điểm nhất định có nghĩa là ngân hàng phải ấn định được mức giá cụ thể cho dịch vụ đó trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ(tức là suốt cả thời gian cho vay hay gửi tiền tại ngân hàng). Nếu trong thời kỳ thực hiện dịch vụ đó có biến động về giá thì ngân hàng không thể can thiệp thay đổi giá được với dịch vụ đã thực hiện. Yếu tố cân bằng giá khi có biến động giá không còn nữa. Như vậy việc định giá cho dịch vụ của ngân hàng cần đặc biệt lưu ý đặc điểm này để định giá cho phù hợp.

Thứ tư: Có một số kỹ thuật nghiệp vụ hay được sử dụng để định

giá cho dịch vụ của ngân hàng.

Vì đặc điểm của dịch vụ ngân hàng thường được thực hiện theo thời gian nên ngân hàng nhiều khi có thể sử dụng kỹ thuật nghiệp vụ để tạo lợi thế cho giá dịch vụ của ngân hàng.

- Sử dụng cách tính lãi:

Chúng ta biết rằng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thường hay dùng các phương pháp tính lãi đơn hoặc lãi gộp. Nhiều ngân hàng đã sử dụng hợp lý hai phương pháp tính lãi này trong việc định giá cho dịch vụ của mình. Vì giữa hai phương pháp tính này cho ta các kết quả thực tế khác nhau. Thông thường nếu muốn giảm giá thực tế người ta hay dùng lãi đơn (hay sử dụng khi mua) nếu muốn tăng giá thực tế người ta hay sử dụng lãi gộp (hay sử dụng khi bán). Ta có thể lấy ví dụ để thấy số lãi thu được giữa hai phương pháp tính lãi khác nhau: ngân hàng thực hiện việc huy động vốn với 1000 tỷ đồng lãi suất 1% tháng. Cho vay ra với lãi suất 1,3% tháng. Ta thử tính số tiền lãi thu về cho ngân hàng khi sử dụng 2 phương pháp tính lãi khác nhau: (Thời gian thực hiện 1 năm).

1. Mua lãi đơn, bán lãi đơn. 2. Mua lãi đơn, bán lãi kép.

+ Theo cách một: Số lợi nhuận khi ngân hàng sử dụng phương pháp 1: 1000 tỷ đồng. (1,3% - 1%) = 36 tỷ đồng.

+ Theo cách hai:

- Số lãi ngân hàng phải trả cho tiền gửi của khách hàng sau một năm là: 1000 tỷ đồng * 1% * 12 tháng = 120 tỷ đồng.

- Số lãi khách hàng trả tiền vay cho ngân hàng sau một năm là: 1000 tỷ đồng (1 + 0,013)12 - 1000 tỷ đồng = 182,831 tỷ đồng. - Số lợi nhuận thu được của ngân hàng sau một năm là: 182,831 tỷ đồng - 120 tỷ đồng = 62,831 tỷ đồng.

So sánh số lợi nhuận thu được của ngân hàng theo cách 2 với cách 1 là: 62,831 - 36 = 26,831 tỷ đồng.

Như vậy giữa 2 phương pháp tính lãi cho ta hai kết quả rất khác nhau ngân hàng có thể lợi dụng đó tạo lợi thế cho mình.

Ngoài ra trong thực tiễn ngân hàng còn có thể sử dụng cách tính lãi trả trước hoặc trả sau cũng tạo ra được nhiều hiệu quả trong việc định giá cho dịch vụ ngân hàng.

- Sử dụng yếu tố thời gian:

Do đặc điểm của dịch vụ ngân hàng thường được thực hiện trong thời gian xác định nên yếu tố thời gian gắn chặt chẽ với dịch vụ của ngân hàng. Cho nên ngân hàng định giá cho dịch vụ của mình có thể sử dụng yếu tố thời gian nhằm tạo lợi thế hơn cho giá dịch vụ của mình. Thông thường với dịch vụ mua ngân hàng càng kéo dài thời gian càng tốt (huy động tiền gửi chẳng hạn) ngược lại với dịch vụ bán thì thời gian càng ngắn càng tốt. Vẫn đề này liên quan tới 2 yếu tố:

Thứ nhất: Yếu tố thời gian liên quan tới việc ngân hàng xử lý vốn.

Thứ hai: Yếu tố thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất thực của dịch vụ ngân hàng.

Tóm lại, trong hoạt động thực tiễn, tuỳ từng tình hình cụ thể mà ngân hàng sử dụng hài hòa công cụ lãi suất với các kỹ thuật nghiệp vụ của mình,vừa tạo ra tâm lý phù hợp với khách hàng,vừa tạo lợi thế trong việc định giá cho dịch vụ của ngân hàng.

Quản lý việc định giá cho dịch vụ ngân hàng là rất khó, cần phải có bộ phận quản lý riêng với từng loại dịch vụ. Trên cơ sở phối hợp tốt với các bộ phận có liên quan để thực hiện được việc định giá cho phù hợp. Đây là một vấn đề tưởng như đơn giản nhưng lại rất phức tạp trong thực tế bởi ngay trong yêu cầu của quản lý: chúng ta biết rằng cần phải tổ chức hoạt động của ngân hàng theo dạng trực tuyến,nhưng đồng thời phải phối kết hợp các bộ phận có

liên quan,có nghĩa là phải tổ chức tốt quan hệ ngang của hoạt động ngân hàng. Để làm tốt yêu cầu này trên thực tế phải có các qui chế cụ thể để điều hành các phòng ban, các bộ phận liên quan trong sự phối hợp chặt chẽ với nhau mới có thể thực hiện tốt được yêu cầu này.

Một phần của tài liệu nội dung của công nghệ quản lý ngân hàng hiện đạI (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w