2-/ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu ĐĂC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

BÓN VÔ CƠ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

2.1-/ Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ở việt nam và vai trò của phân bón vô cơ

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ở Việt nam

Trước năm 1950, trong sản xuất nông nghiệp người nông dân Việt Nam dường như chỉ dùng các loại phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh, phân bùn, phân bắc....) để bón cho các loại cây trồng. Phân hữu cơ có những ưu điểm là: làm cho đất tơi xốp, từng bước được cải tạo, nâng cao dần độ màu mỡ của đất, song nhược điểm là phân huỷ lâu, cây trồng sử dụng được ít. Vì thế năng suất cây trồng tăng chậm. Từ những năm 1960 trở lại đây, các loại phân bón vô cơ như ure, kali, lân.... được đưa vào sử dụng ngày một tăng ở Việt Nam. Ngày nay, để vừa cải tạo đất, vừa nâng cao năng suất cây trồng người nông dân Việt Nam thường dùng kết hợp giữa phân hữu cơ và phân vô cơ. Tuy nhiên phân hữu cơ chủ yếu được dùng từ miềnTrung trở ra và thường là các hộ nông dân, ai có bao nhiêu dùng bấy nhiêu, nó không phải là hàng hoá mua bán trên thị trường như phân vô cơ. Ở đồng bằng Sông Cửu Long do đồng ruộng hàng năm luôn được phù xa bồi đắp nên người nông dân không có tập quán dùng phân hưũ cơ để bón ruộng.

Nói tới Cung- cầu về phân vô cơ là nói tới nhu cầu của người dân về loại phân này và khả năng cung ứng của các loại doanh nghiệp (thuộc mọi thành phần kinh tế ) cho họ. Tuy nhiên phân bón là một mặt hàng khá đặc biệt về cầu và cung. Mặt hàng này ở Việt Nam có những nét đặc trưng riêng hơi khác so với thị trường phân bón bình thường ở các nước có nền kinh tế phát triển hoàn hảo.

Thứ nhất, nông nghiệp là ngành có lịch sử phát triển lâu đời. Nó mang tính kế thừa sâu sắc về các kỹ thuật gieo trồng từ đời nọ sang đời kia qua hàng nghìn năm với tính bảo thủ cao và khó thay đổi.

Thứ hai, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lực lượng lao động nhất là ở những nước nông nghiệp như nước ta, những giá trị sản xuất nông nghiệp lại thấp hơn. Tuy nhiên, xu hướng biến đổi tỷ trọng nông nghiệp giảm dần về mặt số lao động và giá trị sản lượng. Theo quy luật tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm nông nghiệp là sản phẩm thiết yếu, con người chỉ có thể

tiêu dùng ở một mức độ nhất định mà không thể tăng mức tiêu dùng lên cao mãi được. Ngày nay, năng suất lao động ngày càng tăng, nên lao động cần cho sản xuất giảm. Như các ngành khác, nông nghiệp sẽ dần dần được cơ giới hoá sử dụng nhiều máy móc và chỉ cần ít người làm.

Thứ ba, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như đất đai, thời tiết, nguồn nước....Trong đó đất đai giữ vai trò quyết định, đây là tư liệu sản xuất cơ bản của sản xuất nông nghiệp. Gắn liền vơí vai trò chủ đạo của đất đai là ảnh hưởng của thời tiết- yếu tố quan trọng quyết định sản lượng của nông nghiệp cao hay thấp. Trong nông nghiệp sự khác nhau về chất lượng đất trồng, khí hậu và nguồn nước sẵn dẫn đến việc sản xuất lương thực khác nhau và các biện pháp để nâng cao năng suất của mùa vụ cũng khác nhau. Tuy khối lượng chất dinh dưỡng trong đất rất lớn nhưng trên thực tế cây trồng không thể huy động hết được. Mặt khác, tỷ lệ chất dinh dưỡng trong đất không giống nhau. Có loại đất chứa nhiều đạm nhưng ít lân, Ka li và ngược lại. Ngoài ra, chất dinh dưỡng còn bị các loại cây trên mặt đất sử dụng hoặc đất bị rửa trôi. Do đó mà việc sử dụng phân bón cho đất, cho cây là rất cần thiết.

Phân bón vô cơ và vai trò phân bón vô cơ trong nông nghiệp

Phân bón đã từng là một trong những nhân tố quan trọng (cùng với giống và thuỷ lợi) của cách mạng xanh, giúp cho nhiều nước đông dân tự túc được lương thực thoát khỏi đói nghèo.

Trước đây sản lượng ngũ cốc chủ yếu đưa vào 2 yếu tố: Diện tích và năng suất. Trong thời gian gần đây khi diện tích đất canh tác ngày càng tới gần giới hạn tối đa thì vai trò năng suất ngày càng quan trọng.Theo tính toán của IFPRI năm 1996, hiện nay tăng năng suất đóng góp trên 80% tăng sản lượng ngũ cốc và trong tương lai, việc tăng sản lượng sẽ cũng dựa vào tăng năng suất. Để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thâm canh gần như là giải pháp duy nhất đối với Việt Nam. Mà trong thâm canh, vai trò của phân bón lại càng quan trọng, phân bón có thể góp phần tăng năng suất cây trồng qua nhiều cơ chế tác động

khác nhau. Song quan trọng hơn cả là phân bón cung cấp cho cây trồng những dinh dưỡng cần thiết mà đất không đủ khả năng cung cấp, góp phần duy trì độ phì nhiêu của đất trong canh tác. Thêm nữa, cùng với năng suất kinh tế, phân bón góp phần tăng lượng sinh khối và nhờ đó tăng hữu cơ trở lại cho đất- yếu tố cực kỳ quan trọng với đất nhiệt đới.

Cùng với gieo cấy các giống mới, việc nâng cao hệ số sử dụng đất thông qua tăng vụ cũng là nguyên nhân làm cho nhu cầu dinh dưỡng phải bổ sung tăng lên. Như vậy, ngoài những nguyên nhân gây thoái hoá đất như sói mòn, rửa trôi.... thì việc không đảm bảo cân bằng giữa lượng dinh dưỡng được bón vào đất cũng là một yếu tố làm đất thoái hoá (dạng thoái hoá này có xu hướng tăng lên).

Ở những vùng đồi núi nơi mà nông dân có tập quán du canh thì trước đây thông thường chu kỳ bỏ hoá là 10- 15 năm. Hiện nay do áp lực về dân số nên chu kỳ bỏ hoá chỉ còn 5 năm, thậm chí 3 năm. Như vậy về mặt thời gian không đủ cho đất phục hồi phì nhiêu một cách tự nhiên. Việc xoá bỏ du canh, thiết lập một nền tảng thâm canh, trong đó cân bằng dinh dưỡng thông qua phân bón giữ một vị trí quyết định.

Ngoài ra, việc bón phân không những chỉ là cung cấp dinh dưỡng mà còn có ý nghĩa cải tạo đất, hoặc loại trừ các yếu tố hạn chế năng suất trong đất. Trong một số trường hợp, phân bón (nhất là Lân, Kali và một vài nguyên tố vi lượng khác) còn thúc đẩy quá trình cố định đạm của cây Bộ đậu, và tăng cường dinh dưỡng cho đất. Đồng thời việc kết hợp hài hoà các nguồn dinh dưỡng như hữu cơ, phân khoáng, phân sinh học... sẽ đảm bảo cho một nền thâm canh ổn định.

Một phần của tài liệu ĐĂC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (Trang 27 - 30)