Phân phối phân bón và hệ thống lưu thông Khoảng 2,1 triệu tấn phân được sử dụng năm 1989 trong đó 27% được phân phối qua con đường quốc

Một phần của tài liệu ĐĂC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (Trang 82 - 89)

được sử dụng năm 1989 trong đó 27% được phân phối qua con đường quốc doanh, 73% còn lại qua kênh tư nhân. Khu vực quốc doanh gồm: Đại diện bởi tổ chức marketing cho nông dân (MOF), Ngân hàng Nông nghiệp, hợp tác xã Nông nghiệp, Văn phòng Các Quỹ trợ giúp phục hồi cây cao su. HTX là bộ phận phân phối lớn nhất, chiếm 80% lượng phân bón của quốc doanh.

Năm 1975 Chính phủ Thái Lan thành lập MOF như một công cụ để ổn định giá. Tổ chức này cung cấp phân bón cho nông dân và các hợp tác xã với giá trợ cấp, thống nhất trong toàn quốc (chỉ đối với khách hàng của MOF). MOF phục vụ cho khoảng 500 nhóm. Việc vận chuyển phân bón giao cho công ty vận chuyển nhanh. Dưới hệ thống này nông dân không được phép mua trực tiếp khi họ có nhu cầu. Gần đây Chính phủ đã cho phép MOF được thuê vận

chuyển của tư nhân và cho phép nông dân được mua trực tiếp từ kho hàng của MOF.

3.3-/ Inđônêsia

Sản xuất phân bón: Từ 15 nhà máy trong nước. Hàng năm sản xuất 1,7 triệu tấn Urea, 1,2 triệu tấn suppe phốt phát, là nước xuất khẩu Urea quan trọng nhưng nhập khẩu toàn bộ Kali và một phần phân lân.

Lưu thông và phân phối: Bộ Nông nghiệp xác định nhu cầu phân bón hàng năm để thu mua từ Nhà máy trong nước. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm nhập khẩu. Trừ một số nhỏ phân hỗn hợp, toàn bộ phân bón tiêu thụ qua tổ chức độc quyền của Chính phủ đó là PUSRI. Tổ chức này được thành lập từ năm 1979. PUSRI có một trụ sở kinh doanh tại Jakarta. PUSRI thu nhận phân bón từ các nhà máy sản xuất trong nước và cả từ nguồn nhập khẩu để phân phối cho nông dân thông qua các hợp tác xã nông nghiệp.

3.4-/ Ấn Độ.

Sản xuất: Ấn Độ có 53 nhà máy phân đạm và phân hỗn hợp, 2 nhà máy sản xuất phân suppe phốt phát kép, 70 nhà máy sản xuất suppe phốt phát đơn, với khối lượng 9,2 triệu tấn phân đạm và 2,9 triệu tấn P2O5. Khu vực Nhà nước sản xuất 57% lượng phân đạm, 49% phân lân. Khu vực hợp tác xã sản xuất 17% phân đạm. Khu vực tư nhân sản xuất 27% phân đạm, 51% phân lân.

Nhập khẩu: Chiếm 25 đến 30% tổng lượng phân bón cung ứng, chủ yếu là nhu cầu 1 triệu tấn K2O, một ít phân đạm và phân lân. Việc nhập khẩu phân bón do hợp tác xã mua bán khoáng sản và kim loại thực hiện.

Hệ thống phân phối: Được quản lý chặt chẽ, có 3 kênh phân phối: Nhà nước, hợp tác xã và tư nhân. Toàn bộ nhập khẩu và phân phối Kali đều do công ty hữu hạn phân phối Kali đảm nhiệm đến từng nhà sản xuất và bán cho nông dân thông qua các hợp tác xã.

+ Khu vực Nhà nước và hợp tác xã gửi phân bón đi tiêu thụ thông qua các Liên đoàn Hợp tác xã Marketing, Liên đoàn nông công nghiệp hoặc Liên đoàn trồng mía.

+ Khu vực tư nhân bán phân bón trực tiếp hoặc thông qua những người bán buôn, bán lẻ cho nông dân.

3.5-/ Bangladesh.

Từ 1980, phân bón do Công ty Phát triển Nông nghiệp Bangladesh (BADC) cung cấp để phân phối cho 100 điểm thuộc mạng lưới phân phối cấp 1 và sau đó phân phối cho khoảng 50.000 cửa hàng bán lẻ tư nhân.

3.6-/ Miến Điện.

Phòng Cung ứng và Phân phối thuộc Công ty Nông nghiệp Miến Điện là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm phân bón cho cả nước. Việc bán lẻ phân bón được giao cho cơ quan cấp huyện, thị và các hợp tác xã. Các hợp tác xã được uỷ thác bán lẻ phân bón và được tăng giá 10% so với giá quy định. Giá phân bón được Nhà nước quy định từ năm 1976, và từ đó đến năm 1988 chưa hề được điều chỉnh. Phân bón được bù giá rất lớn và khoản bù giá được tăng hàng năm. Năm 1983 - 1984, khoản bù giá cho phân bón lên tới 57% cho Urea, 44% cho phân lân và 66% cho Kali.

3.7-/ Trung Quốc.

Việc kinh doanh và phân phối phân bón được thực hiện qua Công ty Đầu tư Nông nghiệp từ Trung ương cho đến cấp tỉnh và cấp chuyên khu. Công ty Đầu tư Nông nghiệp cấp chuyên khu làm nhiệm vụ bán lẻ cho các hợp tác xã, hoặc trực tiếp cho nông dân.

Trước năm 1985, Chính phủ Trung ương cung cấp phân bón theo 3 nguyên tắc sau đây: ưu tiên đặc biệt cho những vùng có tiềm lực tăng năng suất, những vùng có mức sản xuất nông nghiệp trung bình hoặc những vùng có năng suất thấp vì thiếu phân bón và những vùng xa xôi hẻo lánh. Những loại phân có hàm lượng dinh dưỡng cao được ưu tiên dành cho những vùng xa xôi hẻo lánh.

Các công ty Đầu tư Nông nghiệp trực thuộc ngành Thương nghiệp. Công ty Đầu tư Nông nghiệp TW mua phân bón nhập khẩu qua nhà nhập khẩu và phân sản xuất nội địa của các nhà máy lớn. Công ty đầu tư nông nghiệp cấp tỉnh được công ty đầu tư nông nghiệp TW cấp hàng, ngoài ra còn được mua phân bón của các nhà máy cỡ trung bình theo quyết định của cơ quan công nghiệp hoá chất cấp tỉnh. Cơ quan cấp tỉnh bán phân bón cho cơ quan cấp chuyên khu, và cấp chuyên khu cũng được mua phân bón do các nhà máy nhỏ sản xuất. Phân bón được vận chuyển thẳng từ nhà máy đến cơ sở bán lẻ.

Năm 1985 có sự điều chỉnh càng làm cho hoạt động thị trường thêm tự do. Phân bón bán trực tiếp cho nông dân tăng lên. Từng tỉnh cũng được phép tự quyết định việc nhập khẩu phân bón. Miễn là có ngoại tệ để nhập khẩu.

Ngành Nông nghiệp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch về nhu cầu và cung cấp phân bón làm cơ sở cho việc sản xuất và nhập khẩu phân bón.

Về bán lẻ: Có hai loại cửa hàng: cửa hàng của cấp chuyên khu (bảo đảm khoảng 13,5% số lượng phân bán lẻ) và cửa hàng của các hợp tác xã cung tiêu.

Phân vô cơ ngày nay có thể bán cho nông dân cá thể. Nông dân được vay tín dụng, thông thường là vay ngắn hạn (một vụ sản xuất) và được khuyến khích mua phân lúc nông nhàn.

Có chính sách giá tập trung, thống nhất cho Urea, amônium sun phát, amônium và suppe phốt phát. Những loại phân khác do địa phương sản xuất thì không áp dụng chính sách giá tập trung, thống nhất, nhưng phải được Nhà nước phê chuẩn.

3.8-/ Nhật Bản.

Việc kinh doanh và phân phối phân bón được thực hiện qua hai khu vực: hợp tác xã và tư nhân. Hợp tác xã phân phối phân bón cho hầu hết các nông hộ trồng lúa (khoảng 95%), còn đối với người sản xuất rau, quả thì cả hợp tác xã và tư nhân đều tham gia phân phối phân bón. Cả hai khu vực đều hoạt động ở ba

cấp Trung ương, tỉnh và bán lẻ. Hoạt động của hợp tác xã chiếm 72% mức kinh doanh ở cấp trung ương, 83% ở cấp tỉnh và 91% mức kinh doanh bán lẻ. Vì có chế độ giảm giá nên nông dân thường mua hàng trước mùa vụ sản xuất. 70% lượng phân bón được bán trực tiếp cho nông dân. Phương châm “Hệ thống đạt hàng tiên tiến dựa trên cơ sở diện tích cây trồng” khiến cho cách làm này tiến hành được thuận lợi. Quá trình diễn ra như sau: hợp tác xã của xã hướng dẫn nông dân về sử dụng phân bón trên cơ sở phân tích đất và nhu cầu của cây trồng, hợp tác xã tập hợp toàn bộ các thông tin như vậy và chuẩn bị kế hoạch phân phối. Giá phân được quy định hàng năm, nhưng không phải cố định suốt năm mà có thể thay đổi từng tháng.

3.9-/ Malaysia.

Phần lớn công việc kinh doanh và phân phối phân hoá học ở Malaysia nằm trong tay tư nhân. Họ có một màng lưới cửa hàng đại lý cạnh tranh với nhau trong bán buôn cũng như bán lẻ. Tuy nhiên, khu vực quốc doanh cũng khá quan trọng, hoạt động thông qua các cơ quan Nhà nước như Công ty Phát triển ruộng đất, Công ty Trồng và Phục hồi rừng, Hiệp hội Nông dân toàn quốc, Liên đoàn Nông nghiệp.

Gần đây Nhà nước mở rộng hoạt động cả trong các mặt sản xuất và nhập khẩu phân bón, nhưng khu vực tư nhân vẫn giữ vị trí lớn nhất trong khâu cung ứng. Mặc dầu chỉ có ít công ty lớn khống chế thị trường, nhưng vẫn còn có khá nhiều nhà kinh doanh và phân phối cỡ nhỏ và nghiệp dư, kiêm nhiệm.

Một trong những nhà phân phối bán buôn cỡ lớn là Hiệp hội Nông dân toàn quốc, làm nhiệm vụ phân phối phân bón và các vật tư nông nghiệp khác cho các tổ chức của Nhà nước và các khách hàng bán lẻ đang hoạt động. Các chi nhánh của Hiệp hội Nông dân toàn quốc cũng có những kho nhỏ bán phân trực tiếp cho nông dân. Hiệp hội Nông dân toàn quốc cũng là một thành viên của Liên đoàn Nông nghiệp, vì vậy Hiệp hội cũng tham gia quản lý việc phân

phối thóc và bù giá cho phân bón. Ở cấp cơ sở, có thể phân chia thành 4 loại cửa hàng phân phối:

- Cửa hàng bán lẻ tư nhân:

Trước năm 1979, có khoảng 600 cửa hàng bán lẻ tư nhân hoạt động. Năm 1984, thực hiện chính sách bù giá trong khâu phân bón, số cửa hàng giảm bớt, ước lượng có khoảng 500 cửa hàng.

- Tổ chức của nông dân.

Những tổ chức này chịu trách nhiệm phân phối phân bón tới những thành viên của tổ chức cơ sở, có thực hiện chính sách bù giá. Nông dân không phải là thành viên của tổ chức cũng được mua phân bón tại các cửa hàng của tổ chức nông dân.

- Cơ quan Phát triển và Cải tạo đất của Nhà nước.

Những cơ quan lớn nhất về loại này là Hội liên hiệp Phát triển đất, Hội những người sản xuất nhỏ và Phát triển cao su, Liên đoàn Củng cố và Cải tạo đất. Các tổ chức này cũng có các cửa hàng phân phối và kho tàng ở các cơ sở.

- Tập đoàn: Một đặc điểm trong sản xuất nông nghiệp của Malaysia là có những tập đoàn khá lớn, những tập đoàn này chủ yếu là kinh doanh trồng cao su, cọ dầu, ca cao và dừa. Những tập đoàn lớn đặt mua phân bón ở nhà nhập khẩu hoặc nhà sản xuất. Những tập đoàn nhỏ có thể mua phân bón của các cửa hàng tư nhân.

3.10-/ Nepal.

Phân bón ở Nepal đến tay nông dân thông qua các hợp tác xã và cửa hàng tư nhân. Màng lưới phân phối phân bón bao gồm Công ty Đầu tư nông nghiệp, hợp tác xã và nhà buôn tư nhân. Công ty Đầu tư Nông nghiệp cung cấp phân bón cho các Liên hiệp hợp tác xã cấp huyện. Số nhà buôn tư nhân ở đây ngày càng tăng, trong khi các hợp tác xã không hoạt động hoặc hoạt động kém. Gần đây, theo con số thống kê, có 1.400 cửa hàng tư nhân và 670 cửa hàng hợp tác xã. Các Liên hiệp hợp tác xã cấp huyện được thành lập từ năm 1967 nhưng hoạt động kém hiệu quả do quản lý và kiểm soát tồi. Ngân hàng Phát triển Nông

nghiệp chịu trách nhiệm đầu tư cho các Liên hiệp này là người bán buôn, được Công ty Đầu tư Nông nghiệp cung cấp hàng để rồi cung cấp lại cho các hợp tác xã và cửa hàng tư nhân.

3.11-/ Pakistan.

Chiến lược của Chính phủ đối với ngành nông nghiệp là tiến hành cân đối nhu cầu sử dụng phân bón với mục đích bảo đảm đủ phân bón cho cây trồng với giá cả hợp lý.

Trước kia phân bón do các công ty Nhà nước nhập khẩu, sản xuất và cung ứng cho nông dân với giá rất rẻ. Từ năm 1986, Chính phủ đã nới lỏng việc kiểm soát kinh doanh phân bón, bãi bỏ kiểm soát việc nhập, sản xuất phân Urea. Năm 1993 bãi bỏ quy chế về kiểm soát đối với sản xuất, nhập khẩu phân phốt phát. Tháng 10/1994 bãi bỏ kiểm soát về nhập khẩu, kinh doanh phân Kali. Phần trợ giá của Chính phủ cũng giảm đi. Mặc dù việc nhập khẩu phân Urea không còn bị kiểm soát từ năm 1986 nhưng mãi đến năm 1994 tư nhân mới nhảy vào lĩnh vực này. Năm 1994 và 1995, tư nhân đã nhập khẩu 0,2 triệu tấn phân bón trong tổng số 1 triệu tấn nhập khẩu.

Chính phủ chủ trương chuyển giao quyền sở hữu đại bộ phận các nhà máy sản xuất phân bón sang cho tư nhân. Một số nhà máy đã và sẽ được bán cho tư nhân. Ngày nay việc kinh doanh phân bón do các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân tiến hành. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã có một hệ thống kinh doanh hoàn thiện, họ cũng được hưởng các đặc quyền về nhập phân bón như các doanh nghiệp Nhà nước. Tư nhân hoá phân bón ở Pakistan là một thắng lợi, một chủ trương đúng đắn, từng bước và thận trọng.

Những vấn đề rút ra qua kinh nghiệm các nước.

- Phân bón là loại vật tư quan trọng. Để bảo vệ lợi ích của nông dân phần lớn Chính phủ các nước đều có can thiệp nhất định, không hoàn toàn phó mặc cho thị trường quyết định. Tuỳ tình hình cụ thể của mỗi nước mà mức độc can thiệp có khác nhau.

- Tuy vậy, hiện nay các nước này đang nới lỏng sự điều hành trực tiếp của Chính phủ trong lĩnh vực phân bón, cho phép nhiều thành phần kinh tế tham

gia kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu, nhiều nước đã cho tự do kinh doanh trong lĩnh vực này rất sớm.

Một phần của tài liệu ĐĂC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w