Nhà nước sử dụng hệ thống dự trữ quốc gia để can thiệp vào thị trường. Dự trữ quốc gia là dự trữ những sản phẩm thiết yếu, quan trọng và dự trữ vàng, ngoại tệ mạnh . Dự trữ quốc gia cùng với hệ thống kho đệm trong lưu thông là “quả đấm” mạnh có khả năng can thiệp có hiệu quả nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Vấn đề quan trọng là những quy định cụ thể đối với hệ thống kho đệm. Tính toán đúng đắn, huy động kịp thời Dự trữ quốc gia có ý nghĩa quan trọng khi có những biến động lớn trên thương trường.
Do công dụng của sản phẩm sản xuất, địa điểm và nơi hình thành mà người ta phân loại dự trữ hàng hoá ra 2 nhóm lớn: Dự trữ TLSX (hàng hoá công nghiệp) và dự trữ hàng tiêu dùng. Dự trữ TLSX bao gồm 4 loại:
-Dự trữ tiêu thụ: bao gồm dự trữ thành phẩm, dự trữ trên đường đi (dự trữ vận tải); dự trữ ở các kho trạm, cửa hàng của các doanh nghiệp thương mại.
-Dự trữ sản xuất: Dự trữ ở các kho của doanh nghiệp sản xuất, dự tữ ở các tổng kho của các liên hiệp, dự trữ ở các kho hàng của các doanh nghiệp thương mại.
-Dự trữ quốc gia
-Dự trữ ở tại khấu chế phẩm .
Về cơ cấu chủng loại, Dự trữ TLSX thường là các loại sản phẩm có công dụng kỹ thuật sản xuất như nguyên liệu, vật liệu, máy móc thiết bị, các bán thành phẩm, bào bì và vật liệu bao bì, dụng cụ đồ nghề... còn trong sản xuất nông nghiệp đối tượng của dự trữ là các loại giống cây trồng, thức ăn gia súc, các vật nuôi, phân bón ...
Nơi hình thành dự trữ TLSX chính là các doanh nghiệp các tổ chức thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất như doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng, giao thông vậ tải, bản điện thương mại ...v.v..
Từ một nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế hàng hoá với triết lý là “Nên bán cái thị trường cần hơn là cái mình có”, đã làm cơ cấu dự trữ chủ yếu tập trung ở khâu đã chuyển dần sang lĩnh vực lưu thông tư liệu sản xuất, đó là dự trữ thành phẩm và dự trữ cung tiêu. Dự trữ thành phẩm là kho tồn hình thành do các vật phẩm vật tư sản xuất từ các xí nghiệp để lắp ráp, sắp bộ, vận chuyển hoặc cung tiêu.Dự trữ cung tiêu là kho tồn hình thành do xí nghiệp cung cấp cho nhu cầu sản xuất của các xí nghiệp công nghiệp hoặc cung cấp cho thị trường.
Dự trữ lưu thông tư liệu sản xuất có thể dựa vào các tác dụng của nó mà chi thành: Dự trữ thường xuyên, Dự trữ bảo hiểm, Dự trữ theo thời vụ.
Trong điều kiện nền kinh tế kứ hoạch hoá tập trung, chúng ta thường quan niệm chức năng của dự trữ quốc gia là nhằm đảm bảo các nhu cầu của nền kinh tế quốc dân trong những trường hợp đặc biệt: Thiên tai, mất mùa và có chiến tranh ..v.v... Dự trữ quốc gia được sử dụng vào các mục đích khắc phục nhanh chóng những hậu quả của chúng. Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường với tư cách là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước, mở rộng và chủ động trong các quan hệ quốc tế làm cho nền kinh tế thế giới. Với chức năng là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, dự trữ quốc gia can thiệp để bình ổn tình hình kinh tế xã hội, tình hình thị trường, góp phần bảo hộ quyền lợi người sản xuất cũng như người têu dùng.
Cơ chế thị trường vận động theo các qui luật vốn có của nó nên sự can thiệp của nhà nước là đòi hỏi tất yếu để khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường.
Dự trữ quốc gia tham gia vào việc bình ổn tình hình Cung- cầu trong những vật tư chiến lược, như xăng dầu, phân bón.
Trong điều kiện nền kinh tế mở với 2 xu hướng hướng cơ bản của thế giới là : tự do hoá kinh tế và dân chủ hoá (phi tập trung hoá ) kinh tế với nhiêu
sắc thái và nhiều trình độ khác nhau nhằm phát huy động lực của cơ chế thị trường có sự can thiệp chủ quan của nhà nước vào sự phát triển khách quan của nền kinh tế, dự trữ quốc gia có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Đối vơí mỗi quốc gia, lực lượng dự trữ hùng mạnh sẽ cho pháp mở rộng và chủ động trong các quan hệ quốc tế bao gồm cả việc viện trợ khẩn cấp cho các nước khi cần thiết. ở nước ta, nếu không có khối lượng và cơ cấu mặt hàng dự trữ đầy đủ thì khó ứng phó kịp tình hình quốc tế hiện nay.
Trong thực tế quản lý dự trữ ở các nước, người ta thường sử dụng 2 chỉ tiêu cơ bản: Dự trữ tuyệt đối và dự trữ tương đối. Hai loại chỉ tiêu này được sử dụng cho tất cả các loại dự trữ trong nền kinh tế, dự trữ quốc gia cũng được quản lý theo các chỉ tiêu đó
-Dự trữ tuyết đối: Da h = D0 d x Pbq ; Da c =Da h x G Dd h Dq h -Dự trữ tương đối: D0 d = ; D0 sf = x 100 Pbq M Dbq Kd = x100 Q Ở đây: Da h , D0
sf: Dự trữ tuyết đối tương ứng với các đơn vị tính hiện vật và giá trị .
D0 d ; D0
sf : Dự trữ tương đối tương ứng số ngày và % so với tổng nhu cầu. Dbq : Dự trữ bình quân tuyết đối.
Kd: Dung lượng dự trữ so với khối lượng sản xuất.
M, Pbq: khối lượng tiêu dùng vật tư hiện vật tương ứng kỳ kế hoạch và trong một ngày đêm.
G: Giá cả đơn vị hàng hoá vật tư.
Trong công tác quản lý hàng tồn kho. Dự trữ (Storage) nhằm khắc phục và hạn chế các thiệt hại về việc bán sản phẩm do vận chuyển đến không kịp nên có nhu cầu của khách hàng nhưng không bán được, đồng thời chống lại việc dự trữ quá lớn làm đọng vốn và làm hư hỏng hàng hoá do để trong kho quá lâu, chậm được đổi mới, người ta thường phải nghiên cứu quy luật tiêu dùng của thị trường tại các điểm bán, rồi sử dụng các công cụ của lý thuyết tồn kho dự trữ để sử lý. Lượng hàng hoá tồn kho ở một cửa hàng được tính được tính theo công thức của Willson:
CAQ
T = 2
Ở đây:
T: lượng hàng dự trữ trong kho xem xét. C; Chi phí đặt mua hàng tại nhà máy .
Q: Lượng sản phẩm bán ra cả năm bình quân (theo các năm trước ). A: Là chi phí để lưu kho một sản phẩm.
Mức dự trữ hàng hoá vật tư ở các doanh nghiệp là cơ sở của công tác kế hoạch hoá dự trữ. Mức dự trữ doanh nghiệp cũng là cơ sở để đế xác định qui mô dự trữ trong nền kinh tế quốc dân.
Mức dự trữ về một loại hàng hoá vật tư cụ thể được xác định theo công thức: Mdt= Dtx + Dbh+ Dchb
Trong đó: Mat: Mức dự trữ
Dtx: Dự trữ thường xuyên bình quân Dđh: Dự trữ bảo hiểm
Dự trữ thời vụ là một dạng đặc biệt được hình thành trong điều kiện có sự tác động lớn của các nhân tố thời vụ . số lượng dự trữ thời vụ tối đa (Dtvmax) được xác định theo công thức Dtvmax = Mvx Ttv
ở đây: Mv: Mức tiêu dùng hàng hoá vật tư trong một ngày đêm
Ttv : Thời gian gián đoạn trong việc nhập hàng hay thời gian ngắt quãng giữa hai vụ thu hoạch.
Để huy động mọi nguồn hàng hoá di chuyển kinh doanh cần tổ chức và quản lý tốt tổng dự trữ hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân.trong thực tế quản lý dự trữ, người ta thường quan niệm. Tổng dự trữ hàng hoá là tổng dự trữ tiêu thụ và dự trữ sản xuất. Quản lý loại dự trữ này thực chất là định mức số lượng dự trữ hợp lý, qui định cơ cấu và tổ chức ở tầm vĩ mô việc điều tiết dự trữ ở các khâu và theo các loại vật tư hàng hoá.
Chiến lược dự trữ quốc gia là hệ thống của các chủ trương biện pháp chủ yếu của nhà nước nhằm bảo đảm cho lực lượng dự trữ quốc gia đủ mạnh và phát triển cả bằng hiện vật và bằng ngoại tệ trong vòng một thời gian nhất định thông qua các mục tiêu cần đạt được ở dự trữ quốc gia.
Nội dung của chiến lược dự trữ quốc gia bao gồm:
- Phân tích tình trong nước và quốc tế, hình thành mặt hàng dự trữ quốc gia, phương thức dự trữ bằng hiện vật hay tiền cho phù hợp với quá trình đổi mới nền kinh tế.
- Chiến lược qui mô dự trữ trong nền kinh tế hiện nay ở nước ta, dự trữ với khối lượng bao nhiêu? qui chế đổi mới dự trữ.
- Chiến lược cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác dự trữ vấn đề qui hoạch mạng lưới kho trạm và phương tiện kỹ thuậtcần thiết.
- Cơ chế quản lý và phân bổ dự trữ quốc gia trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Đối với nước ta, một nước mà phân bón còn phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu thì việc dự trữ phân bón lại càng cần thiết. Lượng phân bón dự trữ sẽ được tung ra thị trường có sự thiếu hụt, nhằm luôn có đủ lượng phân bón cho sản xuất, ổn định giá cả đảm bảo hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, đảm bảo lợi ích của người nông dân. Nó cũng là một yếu tố quan trọng để ổn định tâm lý người tiêu dùng, trấn áp những doanh nghiệp cơ hội, lợi dụng để nâng giá. Về vấn đề này, chính phủ đã cho phép như sau: Loại phân bón dự trữ thường xuyên là phân ure với mức dự trữ là 10% so với tổng số phân ure sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và cơ chế dự trữ là dự trữ lưu thông.