Lựa chọn và sử dụng các công cụ tổ chức lưu thông phân bón vô vơ trên thị trường Việt nam

Một phần của tài liệu ĐĂC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (Trang 50 - 58)

vơ trên thị trường Việt nam

Quản lý và điều tiết vĩ mô thị trường và lưu thông nói chung và phân bón vô cơ nói riêng là vấn đề phức tạp, khó khăn. Sự quản lý và điều tiết của các cơ quan nhà nước ở tầm vĩ mô phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt, phải xuất phát từ mục tiêu định hướng, tôn trọng sự vận động khách quan của thực tiễn.Trong giai đoạn đầu chuyển sang kinh tế thị trường, xây dựng cơ chế quản lý kinh tế với rất nhiều mục tiêu và các giải pháp khác nhau. Các vấn đề kinh tế xã hội cấp bách đang đan xen vào nhau, vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ không được biệt lập, riêng rẽ. Những vấn đề cơ bản của nền kinh tế có những mục tiêu và giải pháp khác nhau, có khi mâu thuẫn nhau. Bởi vậy, phải đặt trong tổng thể của nền kinh tế quốc dân để giải quyết vấn đề. Mục tiêu điều tiết thị trường, lưu thông phân bón vô của Nhà nước nằm trong hệ thống mục tiêu kinh tế xã hội, đáp ứng mục tiêu cao nhất là ổn định và nâng cao đời sống nhân dân phát triển toàn diện con người, xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá phát triển cao. Nhà nước điều tiết lưu thông hàng hoá và phân bón vô cơ nhằm làm cho nó ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, phát huy mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực phát sinh. Hướng lưu thông hàng hoá và phân bón vào các mục tiêu kinh tế

xã hội của đất nước. Để đạt được hiệu quả cao, nhà nước cần linh hoạt sử dụng hệ thống công cụ điều tiết và quản lý vĩ mô:

2.3.4.1./ Chương trình có mục tiêu phát triển thương mại của nhà nước.

Tính cân đối của nền kinh tế quốc dân là yêu cầu khách quan cho sự phát triển của nó. Nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất bao gồm nhiều bộ phận hợp thành có quan hệ hữu cơ với nhau. Trong đó có những khâu, những bộ phận quan trọng có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển của nền kinh tế. Thông qua sự tác động tới các yếu tố then chốt đó sẽ đảm bảo sự phát triển tối ưu của nền kinh tế. Kế hoạch hoá vĩ mô là kế hoạch định hướng, thực hiện những cân đối lớn nhằm đảm bảo tốc độ phát triển hợp lý và hiệu quả cao.

Kế hoạch định hướng ở tầm vĩ mô cũng phải được thay đổi linh hoạt phù hợp với sự vận động khách quan của nền kinh tế. Cùng với các chương trình mục tiêu, kế hoạch kinh tế quốc dân được xây dựng đúng đắn sẽ là một công cụ quan trọng. Ở các nước Tư bản phát triển, các nước công nghiệp mới đã sử dụng thành công Kế hoạch kinh tế quốc dân như một công cụ trọng tâm, tác động vào nền kinh tế .

Mô hình kế hoạch hoá định hướng

+ Mục tiêu của KHHĐH: Là nhằm giữ một số cân đối lớn trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

+ Chủ thể của KHHĐH:Trong mô hình kế hoạch hoá cũ (Kế hoạch hoá tập trung), chủ thể của kế hoạch hoá là nhà nước, ở đây kế hoạch là cương lĩnh thứ 2 của Đảng, là pháp lệnh của cơ quan quyền lực nhà nước tối cao (Quốc hội, Hội đồng nhân dân). Chính phủ chỉ giữ vai trò tổ chức thực hiện kế hoạch.

Trong mô hình KHHĐH hiện nay, Đảng lãnh đạo làm chiến lược (không làm kế hoạch), Quốc hội làm Hiến pháp (không làm kế hoạch). Chủ thể của KHHĐH là Chính phủ. Chính phủ làm KHHĐH trong khuôn khổ chiến lược do Đảng quyết nghị và tuân thủ hệ thống pháp luật do Quốc hội quyết định. Sự

phân định như vậy một mặt, đề cao đúng mức vai trò của Chính phủ, mặt khác không hạ thấp vai trò của Đảng, Quốc hội khi phải quyết định những dự án kế hoạch. Đồng thời làm cho mối quan hệ giữa chiến lược với luật pháp được thể hiện nhất quán trong kế hoạch mà sự nhất quán đó được quy tụ vào một nơi chịu trách nhiệm là Chính phủ.

+ Đối tượng của KHHĐH: Trong mô hình kế hoạch hoá tập trung trước đây, đối tượng của kế hoạch là các quá trình kinh tế diễn ra trong khu vực sở hữu công cộng, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp quốc doanh do quan niệm rất hẹp về hàng hoá- tiền tệ, nên ngay trong khu vực sở hữu công cộng, nhiều quá trình kinh doanh đã nằm ngoài đối tượng của kế hoạch. Đặc biệt, khu vực kinh tế dịch vụ đã có một bộ phận lớn không nằm trong đối tượng của kế hoạch do có sự phân biệt giữa sản xuất vật chất (hệ thống phân ngành kinh tế MPS).

Trong mô hình KHHĐH, đối tượng của kế hoạch là toàn bộ quá trình vận động của nền kinh tế hàng hoá (kể cả những bộ phận chưa phải là hàng hoá trong thời kỳ chuyển đổi hiện nay). Trong đó tiền tệ sắm vai trò vĩ mô cực kỳ quan trọng.

+ Phương pháp KHHĐH:Trong mô hình kế hoạch hoá tập trung, kế hoạch được tiến hành theo phương pháp của hệ thống sản phẩm vật chất MPS ( Materal Product System). Phương pháp này không tính đến các dịch vụ, được quan niệm là không liên quan trực tiếp tới sản xuất vật chất như các dịch vụ giáo dục, y tế, thể thao, hành chính, ngân hàng. Phương pháp này cũng bỏ qua hạch toán khấu hao trong nền kinh tế (theo UNDP) phương pháp này bỏ qua 20- 30% tổng sản phẩm xã hội. Kế hoạch hoá định hướng đòi hỏi phải thể hiện đầy đủ mọi cục diện của nền kinh tế trong mỗi tác động qua lại giữa các nhân tố cấu thành của nó. Bởi vậy, KHHĐH buộc phải chuyển từ phương pháp cũ (MPS) sang phương pháp mới là phương pháp hạch toán quốc gia theo hệ thống tài khoá quốc gia SNA (System of Natinal Acount).

Trong mô hình kế hoạch hoá tập trung, kế hoạch không coi trọng phương pháp giá trị. Một loại chỉ tiêu giá trị quan trọng đã bị bỏ qua trong các kế hoạch như tổng tiêu dùng, tổng tiết kiệm, tổng thu thuế, chỉ số hàng tiêu dùng, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát, chỉ số tăng tiền lương danh nghĩa, tổng sản phẩm xã hội tính theo trượt giá.... Trái lại trong mô hình KHHĐH, các chỉ tiêu giá trị trên đây trở thành các chỉ tiêu hệ trọng nhất trong khi đánh giá thực trạng nền kinh tế cũng như khi nêu ra các đinh hướng phát triển và ổn định. Việc chuyển từ phương pháp hiện vật (là chính) sang phương pháp giá trị (là chính) là sự chuyển biến về chất của phương pháp KHHĐH so với phương pháp kế hoạch trước đây. Nó không tuỳ thuộc ở các cơ quan định hướng hoạch định kế hoạch mà chủ yếu tuỳ thuộc ở thước giá trị trong nền kinh tế, ở mức độ phạm vi tiền tệ hoá các quá trình kinh tế. Trong mô hình kế hoạch cũ, các cân đối hiện vật giữ vai trò trọng yếu (lương thực, xăng dầu, phân bón....). nhưng dù mở rộng danh mục đến đâu cũng không thể nào thể hiện nổi tổng cân đối (về hiện vật ) của nền kinh tế. Trái lại phương pháp cân đối của mô hình KHHĐH đòi hỏi phải chuyển sang những cân đối vĩ mô được đo bằng các tiêu chuẩn tài chính, tiền tệ trong đó chủ yếu như: Cân đối tiết kiệm và tiêu dùng, cân đối cán cân thương mại, cân đối cán cân thanh toán quốc tế, cân đối thu chi ngân sách ....những cân đối này phải dựa trên sự vận động thực tế của hệ thống tài chính, tiền tệ, giá cả của nền kinh tế.

+ Nội dung chủ yếu của KHHĐH: Xác định các chỉ tiêu tổng hợp của nền Kinh tế quốc dân, các chỉ tiêu định hướng cân đối đầu tư và tiêu dùng các chỉ tiêu cân đối ngân sách, các chủ tiêu cân đối tiền tệ, các chỉ tiêu định hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong tác động của định hướng cán cân thương mại và định hướng cán cân thanh toán quốc tế, các chỉ tiêu định hướng cân đối lao động xã hội.

Mô hình kế hoạch hoá định hướng phát triển thương mại trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước

+ Mục tiêu của KHHĐH phát triển thương mại: Ổn định thị trường, phát triển lưu thông tư liệu sản xuất thị trường hàng hoá phát triển xuất nhập khẩu và lợi nhuận.

+ Chủ thể của KHHĐH phát triển thương mại: Là Bộ Thương mại- cơ quan nhà nước Trung ương của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành thương mại trong phạm vi cả nước. Trong đó Bộ trưởng Bộ Thương mại với tư cách vừa là thành viên Chính phủ vừa là Thủ trưởng của Bộ chịu trách nhiệm trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thương mại, phương hướng mục tiêu và các cân đối lớn của kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, bao gồm tất cả các thành phần kinh tế thuộc ngành Thương mại để định hướng cho toàn ngành, các địa phương (các Sở thương mại) các đơn vị cơ sở thuộc Bộ trong việc xây dựng kế hoạch của mình, trên cơ sở đó Bộ tổng hợp và phân tích hoạt động kinh tế- kỹ thuật toàn ngành thương mại. Bộ trưởng Bộ thương mại có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển thương mại trong phạm vi cả nước(Điều 116 hiến pháp năm 1992, luật tổ chức Chính phủ, nghị định 15 CP ngày 3/2/1993 của chính phủ). Luật thương mại (điều 145) cũng quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Thương mại, Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về thương mại, Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vị nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại đối với lĩnh vực được phân công phụ trách.

Như vậy Bộ thương mại là chủ thể của kế hoạch hoá phát triển Thương mại trong phạm vi cả nước, trong quá trình xây dựng kế hoạch, Bộ thương mại vừa phải tổng hợp, phân tích tình hình kinh tế-kỹ thuật của toàn ngành, từ tư liệu của các địa phương trong cả nước, các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành hữu quan. Kế hoạch hoá phát triển thương mại phải do Bộ trưởng Bộ thương mại trình Chính phủ phê duyệt mới có hiệu lực quản lý.

+ Đối tượng của kế hoạch hoá phát triển thương mại: Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhà nước bao quát toàn bộ các quá trình kinh tế trong ngành Thương mại, các hoạt động thương mại, hàng hoá trong nước và với nước ngoài của tất cả các thành phần kinh tế, mà trọng tâm là các quan hệ thị trường hàng hoá như quan hệ Tổng cung- Tổng cầu, quan hệ tiền- hàng, quan hệ Cung- cầu từng mặt hàng thiết yếu; các cơ cấu thương mại chủ yếu như cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu ngành hàng, mặt hàng lưu thông tư liệu sản xuất trên thị trường nội địa và xuất khẩu, nhập khẩu. Cơ cấu thị trường trong nước theo vùng lãnh thổ, cơ cấu các khu vực thị trường ngoài nước (Cơ cấu thị trường xuất khẩu và cơ cấu thị trường nhập khẩu), cơ cấu nguồn nhân lực của ngành thương mại, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các khu vực nước bạn hàng với các tổ chức thương mại khu vực và thế giới.

+ Phương pháp kế hoạch hoá phát triển thương mại trong nền kinh tế thị trường: Trong mô hình kế hoạch hoá cũ (kế hoạch Thương nghiệp, kế hoạch hoá cung ứng vật tư, kế hoạch hoá ngoại thương) do sử dụng phương pháp hiện vật là chính, nên đã không coi trọng các chỉ tiêu giá trị, các chỉ tiêu về nhu cầu thị trường mà chỉ chú trọng đến các chỉ tiêu về tổng lượng hàng hoá của khu vực quốc doanh; định lượng nguồn cung ứng của nhà nước; các chỉ tiêu định mức cung ứng và những địa chỉ cấp phát chính thuộc khu vực kinh tế nhà nước. Vì thế một mặt không bao quát được tổng lượng hàng hoá cung ứng của toàn xã hội và tổng nhu cầu hàng hoá của toàn xã hội. Mặt kế hoạch hoặc không tính đến giá trị giá trị thực tế của hàng hoá do sự chi phối của gía trị đồng tiền nội tệ bị trượt giá và các yếu tố lạm phát. Nay chuyển sang sử dụng phương pháp giá trị là chính, nên các chỉ tiêu về nhu cầu thị trường cần được đặc biệt coi trọng như: Tổng quỹ mua, sức mua thực tế của toàn xã hội. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu; giá trị đồng Việt Nam trong quan hệ thanh toán thương mại; nhu cầu của các khu vực nước bạn hàng xuất khẩu; các chỉ tiêu về thuế, đặc biệt là thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu; chỉ giá cả trong nước và giá

xuất khẩu; các chỉ tiêu hiệu quả thương mại như tổng doanh số (mua vào và bán ra), lợi nhuận; các chỉ tiêu về ổn định thị trường nội địa, các chỉ tiêu cân đối thị trường các mặt hàng thiết yếu... trong đánh giá thực trạng cũng như nêu ra các định hướng phát triển Thương mại Việt Nam.

Theo đó, để xây dựng các phương án kế hoạch Thương mại có chất lượng Bộ Thương mại phải tổ chức điều tra cơ bản (nhất về năng lực sản xuất và điều tra về sức mua), nghiên cứu dự báo về xu hướng và động thái của thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Trước hết là các khu vực thị trường trọng điểm và thị trường các mặt hàng thiết yếu liên quan đến những cân đối lớn của nền kinh tế

+ Nội dung chủ yếu của kế hoạch hoá định hướng phát triển thương mại trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà : Nghị quyết số 12 NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định kế hoạch hoá Thương mại trong nền kinh tế thị trường phải thể hiện các nội dung: xây dựng chiến lược thị trường và quy hoạch phát triển thương mại đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hàng hoá, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. Xác định các cân đối lớn (Cân đối Tổng cung- Tổng cầu, cân đối tiền- hàng cân đối Cung- cầu từng mặt hàng thiết yếu....).

Về mặt phương pháp luận, có thể phác hoạ và xác định một số nội dung chủ yếu của kế hoạch thương mại như sau:

- Tạo dựng bức tranh toàn cảnh của nền thương mại( thực trạng và định lượng phát triển ) thông qua các chỉ tiêu tổng hợp như:

+ Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội (theo giá hiện hành và có tính đến yếu tố trượt giá trong tương lai) phân theo thành phần kinh tế và cơ cấu vùng; cơ cấu thị trường trọng điểm; chỉ số trượt giá chung của thị trường.

+ Giá trị lưu chuyển các ngành hàng, mặt hàng thiết yếu, chỉ số giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu.

+ Tổng quỹ mua và tổng sức mua thực tế của toàn xã hội, phân theo cơ cấu khu vực/ vùng, các thị trường trọng điểm các khu vực tập chung sức mua lớn, nhu cầu sản xuất và nhu cầu của dân cư, các khu công nghiệp trung trung và các vùng sản xuất tập trung, sức mua của thị trường nông thôn và thị trường thành thị của miền núi.

+ Giá trị kim ngạch xuất khẩu, phân theo cơ cấu các khu vực thị trường xuất khẩu các nước bạn hàng chính, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong đó chú ý đến các nhân tố mới như các thị trường mới có sức mua lớn, các mặt hàng nhóm hàng chế biến sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giá trị kim ngạch nhập khẩu, phân theo cơ cấu nhóm hàng(phân loại chuẩn của quốc tế), cơ cấu thị trường nhập khẩu theo khu vực địa lý và theo trình độ phát triển(nhấn mạnh thị trường có công nghệ nguồn),các thị trường nhập khẩu chính.

+ Giá xuất khẩu và giá nhập khẩu, hiệu số giữa giá xuất và giá nhập khẩu. - Định hướng cân đối Cung- cầu các mặt hàng thiết yếu là một trong những nội dung trọng tâm của kế hoạch hoá thương mại. Danh mục các mặt hàng thiết yếu cần được điều chỉnh trong các kỳ kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của nền kinh tế trong từng

Một phần của tài liệu ĐĂC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (Trang 50 - 58)