2.3.1. Hệ thống các quan điểm về tổ chức lưu thông phân bón vô cơ ở Việt nam Việt nam
Quá trình chuyển sang cơ chế thị trường trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá nói chung và phân bón vô cơ nói riêng chính là quá trình từng bước tiến tới tự do hoá lưu thông. Các chính sách lưu thông hàng hoá của Nhà nước ta từ năm 1988 đến nay được định hướng vào từng bước giảm độc quyền Nhà nước, tiến tới tự do hoá lưu thông. Chính sách tự do hoá lưu thông hàng hoá được định hình ở những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất: xoá bỏ tình trạng độc quyền cao độ về lưu thông hàng hoá của
hệ thống TNQD, xoá bỏ tình trạng “ngăn sống cấm chợ”, cắt khúc thị trường theo “nấc thang” và địa giới hành chính, cho phép các thành phần kinh tế được lưu thông hàng hoá theo pháp luật, hình thành một thị trường nội địa thống nhất.
Thứ hai: đa dạng hoá các hình thức và các kênh lưu thông hàng hoá, đảm
bảo cho hàng hoá vận động theo con đường ngắn nhất từ sản xuất đến tiêu dùng, giảm tối đa các đầu mối tầng nấc trung gian trong lưu thông hàng hoá, gắn chặt sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
Thứ ba: đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh và sử dụng tổng hợp các
nguồn vốn tham gia vào lưu thông hàng hoá.
Thứ tư: mở rộng giao lưu hàng hoá và xuất nhập hànghoá qua biên giới
nhằm đảm bảo thông thương và phát triển thị trường các vùng biên giới phía Bắc và Tây Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, vùng đồng bào dân tộc ít người.
Các định chế của Nhà nước về kiểm soát, quản lí hoạt động lưu thông hàng hoá nói chung và phân bón vô cơ nói riêng trên thị trường, trong quá trình chuyển sang tự do hoá lưu thông ở nước ta:
Tự do hoá lưu thông không đồng nghĩa với tự do tuỳ tiện mà là lưu thông tự do theo Pháp luật qui định. Liên quan tới lĩnh vực này có các định chế sau:
Thứ nhất: những định chế quản lý, xử lý vi phạm chính sách đối tượng
Thứ hai: các định chế quản lý, kiểm soát lưu thông hàng hoá, chống
nhập lậu, buôn lậu hàng hoá.
Thứ ba: những định chế kiểm soát, quản lý lưu thông nhằm chống lưu
thông hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng.