3-/ KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ

Một phần của tài liệu ĐĂC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (Trang 80 - 82)

BÓN VÔ CƠ

3.1-/ Đài Loan:

Toàn bộ sản xuất và tiêu thụ phân bón ở Đài Loan đều do Uỷ ban Phân bón kiểm soát. Uỷ ban này thành lập năm 1973 và trực thuộc Bộ Các vấn đề Kinh tế (lúc này có sự thiếu hụt lớn về phân bón trên thế giới). Năm 1984 nhiệm vụ này được giao cho Hội đồng Nông nghiệp.

Uỷ ban Phân bón gồm có: Hội đồng Nông nghiệp (văn phòng điều hành), Bộ Các vấn đề Kinh tế, Phòng Ngoại thương, Văn phòng phát triển Công nghiệp, Sở Nông - Lâm nghiệp Đài Loan, Sở Tái thiết Đài Loan, Sở Lương thực - thực phẩm Đài Loan, Công ty Phân bón Đài Loan, Các giáo sư và chuyên gia.

Nhiệm vụ của uỷ ban phân bón: Lập kế hoạch phân bón hàng năm. Quyết định chủng loại, khối lượng phân bón sản xuất, nhập, xuất khẩu. Thu xếp sản xuất, xuất, nhập khẩu, cung cấp theo tháng. Định giá bán buôn, giá bán lẻ. Công bố những quy định về phân bón. Vạch chương trình phân bón hàng năm. Uỷ ban Phân bón họp 2 tháng một lần để xử lý các vấn đề liên quan.

Sản xuất: Bảo đảm về phân đạm và phân lân, chỉ nhập phân kali. Sản xuất phân bón do một số công ty Nhà nước và 11 công ty tư nhân đảm nhiệm.

Nhập khẩu: Kali do Sở Lương thực thực phẩm tỉnh Đài Loan đảm nhiệm.

Phân phối phân bón: Chia thành 2 kênh:

- Ba công ty sản xuất chính thuộc sở hữu Nhà nước thì bán phân bón cho Sở Lương thực thực phẩm, công ty mía đường Đài Loan và các tổ chức chỉ định khác. 74% phân bón được phân phối cho Hội Nông dân để bán cho nông dân trồng lúa, cây ăn quả, thuốc lá.

- Công ty Đường Đài Loan phân phối phân bón cho các nhà máy đường và hội trồng mía để phân phối cho nông dân (chiếm 10% phân bón).

- Khoảng 6% được phân phối cho những người trồng chuối, cây ăn quả có múi, thuốc lá thông qua phòng thuốc lá và rượu vang Đài Loan.

Sự hoàn thiện về hệ thống Marketing:

Thời kỳ thứ nhất (1949 - 1972): Do thiếu phân bón nghiêm trọng, phải nhập khẩu nên Chính phủ thực hiện đổi phân bón lấy thóc. Công ty phân bón Đài Loan là tổ chức Chính phủ duy nhất phục vụ như người bán buôn cho các quận, huyện để bán cho nông dân thông qua các hội nông dân. Gần 80% lượng phân bón được bán như vậy thông qua cách này. Phân bón được phân phối chủ yếu cho người trồng lúa. Nhu cầu tính theo diện tích gieo trồng, định mức sử dụng, chất đất... Những người trồng lúa được phân phối trước ít nhất 60% phân bón và trả thóc sau. Khoảng 63 - 67% số lúa thu mua được theo cách này.

Thời kỳ thứ hai (1973 - 1990): Bãi bỏ trao đổi phân bón/ thóc vào tháng 1/1973. Bỏ chế độ đăng ký, phân phối phân bón. Nông dân được tự do mua loại phân, số lượng mà họ thích. Nhà nước duy trì chính sách giá phân bón thấp và ổn định làm cho nông dân được hưởng lợi rất lớn. Chi phí phân bón chiếm 25% trong chi phí sản xuất từ 1950 - 1960 đã giảm xuống còn 15% trong năm 1970 - 1972. Hiện nay tỷ lệ này là 6 - 7%. Những sự ưu đãi này đã làm cho mức sử

dụng phân bón của Đài Loan vào loại cao nhất thế giới: N-P2O5-K2O/ha/vụ là 269 - 78 - 112 kg.

3.2-/ Thái Lan.

Sự khác biệt chủ yếu của Thái Lan so với các nước: Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới, mức độ sử dụng phân bón thấp. Những người nông dân Thái cũng như Chính phủ đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt trong việc bán sản phẩm ra thị trường trong nước cũng như ở nước ngoài. Do đó Chính phủ không đặt ra chương trình lớn để tăng năng suất nông nghiệp.

Nguồn cung cấp phân bón.

Một phần của tài liệu ĐĂC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (Trang 80 - 82)