Đối với Nhà nước.

Một phần của tài liệu ĐĂC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (Trang 36 - 37)

Có lợi nhuận hoặc bù lỗ ít nhất.

Cũng có trường hợp Nhà nước buộc phải bù lỗ vì một lý do nào đó như cấp kinh phí để trợ giá cước vận tải cho các vùng xa (phân bón cho các vùng miền núi, phân lân từ các nhà máy phía Bắc chở vào Nam, kinh phí cho dự trữ phân bón, bù lỗ cho phân đạm sản xuất trong nước). Tuy nhiên ngay cả trong

trường hợp cần bù lỗ thì cũng cần phải tính toán sao cho chi phí do Nhà nước bỏ ra là hợp lý nhất.

Giảm bớt sự bận rộn trong điều hành. Đây là một chỉ tiêu quan trọng. Việc Nhà nước cần phải can thiệp vào các quá trình kinh tế là cần thiết. Vấn đề là ở chỗ can thiệp vào khâu nào, vào lúc nào và can thiệp như thế nào cho có hiệu quả. Nguyên tắc chung là Nhà nước cần giảm sự can thiệp trực tiếp vào các quá trình sản xuất, kinh doanh.

Nhiệm vụ của Nhà nước là tạo ra các chính sách vĩ mô hợp lí. Sự can thiệp không đúng sẽ làm cho Chính phủ mất rất nhiều thời gian để điều hành, xử lý những công việc có tính chất sự vụ nhưng kết quả cuối cùng thị trường vẫn bị rối loạn và kém hiệu quả.

Bảo đảm uy tín của Chính phủ.

Đây cũng là một trong các chỉ tiêu cần được xem xét. Nếu có giải pháp đúng, hoạt động tổ chức lưu thông phân bón vô cơ phát triển tốt, nông dân, Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội đều có lợi. Uy tín của Chính phủ được nâng cao và ngược lại. Một “cơn sốt” về giá phân bón, sẽ giảm bớt uy tín của Chính phủ.

Một phần của tài liệu ĐĂC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (Trang 36 - 37)