Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống tổ chức quản lý tại công ty cổ phần đại lý ford hà nội (Trang 77)

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cùng các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ.

Giá thành sản phẩm là chi phí tính cho một khối lượng sản phẩm hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành.

Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp và theo từng quý.

1. Đối tượng tập hợp chi phí.

Chi phí sản xuất kinh doanh tính chung cho toàn công ty nhưng chủ yếu là xe ô tô và các phụ tùng thay thế.

Trong quá trình sản xuất các chi phí phát sinh cấu thành lên giá thành sản phẩm bao gồm:

TK 621 (2) Nguyên vật liệu

TK 621 (1) Nguyên vật liệu trực tiếp (như sắt, thép, chi tiết máy). TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

TK 627: Chi phí sản xuất chung

TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Được tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ liên quan đến sửa chữa sản phẩm làm cơ sở cho việc tính giá.

1.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trực tiếp.

Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tháng được tiến hành vào cuối mỗi tháng sau khi kiểm tra hợp lệ chứng từ: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu, thẻo kho kế toán tiến hành phân loại cho các đối tượng tập hợp chi phí vào TK 621. Toàn bộ việc thực hiện với nguyên vật liệu, vật tư xuất dùng cho từng đối tượng trừ sử dụng được thực hiện trên "Bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ".

Giá nguyên vật liệu xuất dùng được tính theo phương pháp tính giá bình quân.

Để hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 (1).

Căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu dùng trực tiếp để sản phẩm kế toán ghi: Nợ TK 621

Có TK 154

Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sáng TK 154.

Nợ TK 154 (Chi phí theo đối tượng) Nợ TK 111, 112 (Nếu có): các khoản giảm trừ

Có TK 621

* Tài khoản sử dụng 627 được chi tiết thành các Tk cấp II sau: TK 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng

TK 6272 : Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng TK 6273 : Chi phí công cụ dụng cụ dừng cho sản xuất TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 6275 : Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6276 : Chi phí bằng tiền khác.

Cuối quý kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung từ bảng phân bổ vật liệu. Công cụ dụng cụ, nhật ký chứng từ số ghi sổ số 1, 2, 5 bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo các bút toán.

Nợ TK 627

Có TK 152, 153, 111, 112, 331, 214 Sau đó chuyển sang TK 154

Nợ TK 154

Nợ TK 111, 112 (nếu có) các khoản giảm trừ chi phí Có TK 627

Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung (TK 6272) Có TK 335 Chi phí trích trước

1.2. Chi phí khấu hao TSCĐ

Việc tính toán khấu hao căn cứ vào nguyên giá của từng loại TS là thời gian sử dụng của từng loại TS.

Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp tính giá khấu hao theo đường thẳng

Công thức:

Mức KH phải trích một năm

=

Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng

Dựa trên bảng tính chi tiết khấu hao TSCĐ trong quý IV năm 2001 kế toán ghi sổ:

Nợ TK 627 (Chi phí sản xuất chung) (TK 6274) Có TK 214 - khấu hao TSCĐ

+ Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp và:

TK 334 Phải trả công nhân viên TK 338 Phải trả, phải nộp khác TK 3382 Kinh phí công đoàn TK 3384 Bảo hiểm y tế

Cách tính và trình tự hạch toán chi phí nhân công hiện nay công ty áp dụng trả lương theo thời gian kết hợp với lương năng xuất và thưởng ngoài giờ để tính tiền lương (chính xác là thu nhập) phải trả cho công nhân viên nhằm phát huy khả năng sáng tạo của họ. Trên tinh thần đó công ty phát động nhiều phong trào thi đua nhằm động viên khuyến khích công nhaan viên hăng say làm việc hơn phục vụ tốt cho mục đích chung của toàn công ty.

Hàng năm căn cứ vào tổng quỹ lương, căn cứ vào số lao động công ty tính tiền lương theo thời gian theo biên chế Nhà nước đồng thời xây dựng các bảng chấm công và các bảng doanh thu kế hoạch và thực tế để làm căn cứ tính lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Tiền lương năng suất trả cho người lao động được tính từ phần doanh thu vượt KH để trả cho công nhân viên theo công ty quy định (1% doanh thu ứng với 1% quỹ lương: số lao động) ngoài ra công ty tính lương ngoài giờ cho công nhân viên là cứ một giờ làm việc ứng với 5.000đ

Từ các hình thức trả lương trên ta có các công thức sau: * Lương thời gian

+ Lương cơ bản = hệ số x lương tối thiểu - BHYT, BHXH, KPCĐ

Lương theo ngày = % vượt doanh xuất

Thu kế hoạch Số lao động

* Lương, thưởng = 5.000đ x 1 giờ công

Căn cứ vào số tiền lương đã tính kế toán tiến hành hạch toán như sau: Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên

Việc tính BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định hiện nay là 25% tiền lương, 20% BHXH, 3% BHYT, 2% KPCĐ)

Trong đó: 19% tiền lương tính vào giá thành, BHXH 15%, BHYT 2%, KPCĐ 2%. Trong đó 6% trừ vào lương cơ bản của công nhân viên.

Căn cứ để trích bảo hiểm xã hội, BHYT, KPCĐ chính là: Hệ số lương cấp bậc bình

quân của người lao động x Lương tối thiểu 210.000

- Số lao động trực tiếp của toàn công ty 185 người, mức lương tối thiểu (theo Nhà nước quy định là 210.000đ).

- Tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn với căn cứ nêu trên việc tính toán, trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân viên được tính thể hiện như sau:

BHXH = 15% ; BHYT = 2%. Kinh phí công đoàn

KPCĐ = 2% (HCB ....) Trong đó:

HCB = Hệ số lương cấp bậc bình quân LĐH = Số lao động

TLmin = Tiền lương tối thiểu

Trên cơ sở số liệu đã trích kế toán hạch toán

Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 3383 Bảo hiểm xã hội

Có TK 3384 Bảo hiểm y tế Có TK 3382 Kinh phí công đoàn

Như vậy trong tháng 10 năm 2001 công ty trả cho cán bộ nhân viên phòng kinh doanh số tiền lương là:

Tương tự như vậy ta có thể tính lương cho các phòng ban khác, ta sẽ có bảng thanh toán lương của các bộ phận còn lại từ đó tập hợp được số tiền lương của tháng 10 năm 2001 của công ty phải trả cho toàn bộ công ty.

Biểu số 52

Bảng tổng hợp tiền lương của công ty tháng 1 năm 2002

STT Đơn vị Tổng lương Tạm ứng Còn được lĩnh 1 Phòng kinh doanh ô tô 22.839.999,916 3.000.000 19.839.999.976 2 Phòng KD phụ tùng 7.986.666,658 2.200.000 5.186.666.658 3 Phòng tài vụ 1.919.999.998 320.000 1.599.999,998 4 Trạm bảo dưỡng 33.153.333,998 4.500.000 29.653.333,998 ... ... ... ... ... Phòng hành chính 145.346.666.652 1.800.000 12.534.666,652 Cộng 94.103.333,333 11.820.000 82.283.333,333

Biểu số 56

Bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn công ty phải trích là:

Nội dung Tỷ lệ trích % Hệ số lương b/q Số lao động Mức lương tối thiểu Số tháng trích Số trích nộp (đồng) BHXH 15% 185 210.000 14.115.499,9 BHYT 2% 185 210.000 1.882.066,6 KPCĐ 2% 185 210.000 1.882.066,6 17.879.633,2 Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công sang TK 154

Nợ TK 622 chi phí nhân công

1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.

Tài khoản sử dụng là TK 627 - chi phí sản xuất chung.

Chi phí này bao gồm: Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khác ... và một số TK có liên quan như:

TK 111 Tiền mặt

TK 112 Tiền gửi ngân hàng TK 153 Công cụ dụng cụ TK 1522 Chi phí vật liệu TK 214 Khấu hao TSCĐ Cách tính và trình tự hạch toán.

- Chi phí vật liệu phụ, công cụ dụng cụ:

Tính vào khoản chi phí này bao gồm các chi phí dùng cho sửa chữa như bi, ốc vít, phanh ... và chi phí về bảo hộ lao động.

Hàng quý, căn cứ vào thời hạn sử dụng phương tiện của khách và thực tế về công cụ dụng cụ, bảo hộ lao động xuất dùng cho sửa chữa bảo hành, bảo dưỡng kế toán tiến hành hạch toán:

Biểu số 57:

Bảo hộ lao động tháng 1 năm 2002

TT Chi tiêu Đơn vị Số lượng Thành tiền 1 Tuyên truyền giáo dục Việc 6 6.500.000 2 Kỹ thuật an toàn Việc 3 6.320.000 3 Vệ sinh công nghiệp 18 16.066.400 4 Trang bị phương tiện BV cá nhân Mặt hàng 5 96.666.400

Như vậy trong tháng 1 năm 2001 chi phí ra cho việc thực hiện bảo hộ lao động là: 125.552.600

Căn cứ vào số liệu kế toán ghi sổ:

Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung (TK 6272) Có TK 153 Chi phí công cụ dụng cụ

Có TK 111 Tiền mặt

1.4. Chi phí sửa chữa.

Công ty căn cứ vào quy định của ngành và tình hình thực tế (thực trạng máy móc) xác định sửa chữa ở mức độ nào thì tiến hành sửa chữa công việc này sẽ do phòng kỹ thuật lập, họ có nhiệm vụ khảo sát mức độ cần thiết sửa chữa và lên phương án rồi giao toàn bộ công việc sưả chữa cho các xí nghiệp sửa chữa trực thuộc công ty. Các xí nghiệp tiến hành sửa chữa, sau đó tập hợp chi phí tính giá thành sửa chữa. Đây là một khoản mục của giá thành.

Cụ thể năm 2001 giá thành sửa chữa được tập hợp như sau:

Biểu số 58:

Bảng tổng hợp giá thành sửa chữa

STT Máy móc Lần Z bình quân Tổng giá thành 1 Máy nâng gầm xe 2 3.000.000 6.000.000 2 Chữa máy vi tính 6 200.000 1.200.000 3 Chữa máy Pho tô 4 300.000 1.200.000

4 Chữa máy Fax 4 200.000 800.000

6 Hệ thống nước 4 1.820.000 7.280.000

... ... ... ... ...

Cộng 55.022.748 55.022.748

Dựa trên cơ sở số liệu do các phòng ban gửi lên kế toán ghi sổ:

Biểu số 59:

Bảng tính giá thành

STT Chỉ tiêu Chi phí giá thành

I Chi phí nguyên vật liệu 2.555.194.800

Chi phí công cụ dụng cụ 330.000

II Chi phí nhiên liệu (xăng dầu ...) 2.000.000

III Chi phí khấu hao 1.733.308.800

IV Chi phí nhân công

- Lương 941.033.333,333

- BHXH 14.115,49919

- BHYT 1.882.066,6

- KPCĐ 1.882.066,6

V Chi phí sản xuất chung

- Chi phí bảo hộ lao động 125.552.600

VI. Kế toán tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ tại công ty cổ phần đại lý Ford Hà Nội

A. Phương thức bán hàng

Tại công ty cổ phần đại lý Ford Hà Nội, công tác bán hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Cùng với mặt hàng ô tô Ford công ty hiện cũng đang điều kiện các loại phụ tùng ô tô Ford cung cấp phụ tùng chính hãng là một thế mạnh của Ford Hà Nội giúp cho xe Ford của khách hàng luôn làm việc tốt nhất trong mọi điều kiện. Vì vậy phụ tùng luôn là vân đề được công ty quan tâm hàng đầu, kho phụ tùng được đặt ngay trong trung tâm thiết kế theo tiêu chuẩn của Ford, các phụ tùng phải chính hãng, tất cả các phụ tùng đều được mã hoá theo tiêu chuẩn Ford thuận tiện trong việc quản lý, theo dõi. Hình thức bán hàng chủ yếu ở công ty là bán trực tiếp qua kho với các phương pháp:

Thanh toán bán hàng trả tiền ngay và bán hàng trả chậm tuỳ theo thoả thuận đã ký kết trong hợp đồng mua bán.

Ngoài ra tuỳ từng trường hợp cụ thể công ty còn tìm nhiều phương thức bán để thu hút khách hàng, các biện pháp và chiến lược kinh doanh của công ty tỏ ra rất có hiệu quả, vừa phù hợp với khách hàng vừa không ảnh hưởng tới lợi ích của công ty. Công ty luôn làm hài lòng khách hàng, mọi yêu cầu của khách hàng được công ty đáp ứng kịp thời và giúp cho khách hàng có được sản phẩm chất lượng cao giá cả hợp lý và có thể thanh toán với mọi hình thức phù hợp với mình.

Chính vì vậy mặc dù tuổi đời của công ty còn non trẻ so với các công ty khác trên thị trường. Song về kết quả kinh doanh thì công ty luôn luôn đạt được những thành công và kinh doanh có hiệu quả.

1. Phương pháp xác định trị giá vốn hàng bán.

Tất cả các loại hàng hoá bán ra đều phải đánh giá theo đúng giá vốn của nó. Trị giá vốn thực tế là số vốn mà doanh nghiệp đã phải chi ra để có được hàng hoá đó. Để xác định được chính xác trị giá vốn hàng bán nhằm phản ánh được tình hình kinh doanh doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kế khai thường xuyên và sử dụng giá mua thực tế để hạch toán hàng nhập kho - xuất kho, tồn kho. Do giá mua hàng hoá luôn biến động nên khi tính giá hàng xuất bán doanh nghiệp để áp dụng tính giá hàng: Theo phương pháp bình quân gia quyền

Đơn giá bình quân gia quyền

của 1 đơn vị hàng i

=

Trị giá mua thực tế hàng i tồn kho đầu kỳ +

Trị giá mua thực tế của hàng i nhập kho trong kỳ Số lượng hàng i tồn kho đầu kỳ + Số lượng hàng i nhập kho trong kỳ Tổng trị giá mua thực tế của hàng xuất kho trong

kỳ

=

Đơn giá mua thực tế bình quân của 1 đơn vị

hàng hoá

x

Số lượng hàng i xuất kho

trong kỳ Do hàng hoá nhập tại nhiều thời điểm khác nhau, giá cả cũng khác nhau nên việc tính trị giá vốn thực tế hàng xuất bán chỉ được tiến hành vào cuối tháng. Vì vậy vào thời điểm xuất kho kết toán sẽ không biết được trị giá vốn hàng xuất kho mà chỉ nắm giữ số lượng hàng xuất kho.

Ví dụ: Vào ngày 19/12/2001 công ty xuất bán cho công ty JAC 4 bộ má phanh trước xe 12 chỗ. Căn cứ vào thẻ kho phụ tùng chi tiết (như biểu số 5).

Biết rằng:

+ Số dư đầu tháng: 24.315.000 đ

+ Hoá đơn nhập kho ngày 2/12: 11.500.000 đ + Hoá đơn nhập kho ngày 22/12: 8.400.000 đ

Cuối tháng tính giá vốn thực tế của hàng xuất kho:

Đơn giá bình quân của 1 bộ má phanh trước: 1.195.000 đ

Trị giá vốn hàng xuất bán của 4 bộ má phanh trước: 4.780.000 đ

Biểu số 60:

Thẻ kho

Ngày lập thẻ 1-1-2002

Tờ số 1:

Tên nhãn hiệu quy cách vật tư: má phanh trước xe 12 chỗ Đơn vị tính: Bộ Mã số: MF12 TT Chứng từ Diễn giải Ngày nhập xuất Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số hiệu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn 306 532 560 352 Tồn từ đầu tháng 12/2001 HĐ 2925 Công ty JAC THKCo HĐ 3947 03.12 09.12 20.12 22.12 10 7 4 3 20 Tồn cuối kỳ 30 x

2. Kế toán doanh thu bán hàng.

Nghiệp vụ bán hàng ở công ty diễn ra thường xuyên, tiêu thụ. Hiện nay để hạch toán doanh thu bán hàng, chúng tôi đã mở các loại sổ như sổ cái tài khoản 156, 632, 511 lập các chứng từ ghi sổ rồi đưa số liệu lên máy vi tính, qua đó tạo

điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép, đối chiếu số liệu một cách chính xác, kịp thời.

Cuối mỗi tháng, kế toán bán hàng tổng hợp, phân loại hoá đơn và phiếu xuất kho theo từng khách hàng, từng hợp đồng, và thứ tự phát sịnh các chứng từ. Đối với những khách hàng thường xuyên, ký kết nhiều hợp đồng kế toán sẽ tập hợp toàn bộ chứng từ phát sinh trong tháng để ghi vào một chứng từ ghi sổ. Đối

Một phần của tài liệu Đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống tổ chức quản lý tại công ty cổ phần đại lý ford hà nội (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)