TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG a.Kiến thức:

Một phần của tài liệu giao an moi nha (Trang 28 - 30)

a.Kiến thức:

_Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích.

_Sự lặp lại và tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.

b.Kĩ năng:

-Đọc_hiểu văn bản

-Phân tích các sự kiện trong truyện. -Kể được câu chuyện.

c.Thái độ: Hiểu cách kể chuyện theo một thứ tự nào đó. III.CHUẨN BỊ:

a.Giáo viên: Soạn giảng, SGK, SGV, tranh “Ông lão ra biển gọi cá” SGK/92. b.Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi 1, 2 SGK/96.

IV.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. V.TIẾN TRÌNH:

1)Ổn định: Kiểm diện.(1p) 2)Kiểm tra bài cũ: (5p_7p)

a)Qua truyện “Cây bút thần” theo em chi tiết nào lí thú và gợi cảm?

b)Mã Lương dùng bút thần vẽ cày, cuốc, đèn, thùng cho ai?

WĐịa chủ. WNhà vua.

WNgười nông dân nghèo khổ.

a)Là phần thưởng xứng đáng, có những khả năng kì diệu, giúp đỡ người nghèo, thực hiện công lí, trừng trị kẻ tham lam độc ác.

b) W+Người nông dân nghèo khổ.

3)Giảng bài mới: (30p_35p)

 Trong cuộc sống mọi người thường ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu, nêu lên bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc. Nội dung này được thể hiện qua truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1:HDHS đọc_tìm hiểu chú thích

-Giáo viên hướng dẫn cách đọc cho học sinh.

-Giáo viên đọc mẫu Học sinh đọc tiếp  Giáo viên nhận xét sửa chữa cho học sinh.

∆Gọi học sinh đọc chú thích 1, 5, 10, 14 SGK/95.

HĐ 2:HDHS tìm hiểu văn bản

∆Trong truyện mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? (Học sinh thảo luận nhóm).

-Ông lão ra biển 5 lần gọi cá vàng.

-Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp chủ ý của truyện cổ tích.

∆Hãy nêu tác dụng của biện pháp này? -Qua những lần lặp lại tạo nên tình huống

I.Đọc – tìm hiểu chú thích -Đọc:

-Chú thích SGK/95. II.Đọc_tìm hiểu văn bản

1.Ông lão đánh cá đã ra biển gọi cá vàng:

gây hồi hộp cho người nghe.

-Sự việc thay đổi cứ tăng tiến sự tham lam, sự đòi hỏi, sự bội bạc của mụ vợ cứ mỗi ngày mỗi tăng cao.

∆Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, mỗi lần như thế lại thay đổi.

∆Vì sao cảnh biển lại có sự thay đổi như vậy?

-Biển cũng dường như là thái độ phản ứng của nhân dân, của cả đất trời trước thói xấu vô độ của nhân vật mụ vợ.

2. Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng cảnh biển lại thay đổi:

-Lần 1: Biển gợn sóng êm ả. -Lần 2: Biển xanh đã nổi sóng. -Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội. -Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt.

-Lần 5: Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

=>Biển dường như có thái độ phản ứng trước thói xấu tham lam của mụ vợ nên nổi giận nhiều hơn.

4)Củng cố và luyện tập: (5p_7p)

a)Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào?

b)Biện pháp lặp có có tác dụng như thế nào đối với truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”?

WLàm nổi rõ mối quan hệ giữa các nhân vật. WLàm nổi rõ tâm lí nhân vật và chủ đề tác phẩm. W+Thể hiện đầy đủ tư tưởng ý đồ sáng tác của tác giả. 5)Hướng dẫn học ở nhà: (2p_4p)

-Về nhà học thuộc phần phân tích của văn bản. -Làm bài tập 1, 2/68 vở bài tập, bài tập 3, 4 SBT/37. -Chuẩn bị câu 3, 4, 5 SGK/96 để tiết sau chúng ta học. VI.RÚT KINH NGHIỆM:

Tiết: 35 Ngày dạy:

Một phần của tài liệu giao an moi nha (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w