LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

Một phần của tài liệu giao an moi nha (Trang 97 - 112)

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Như tiết

I.Chỉ từ là gì?

LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra” theo câu hỏi SGK.

-Chuẩn bị bài: “Động từ” Tham khảo SGK và trả lời các câu hỏi V.RÚT KINH NGHIỆM: ********************************************************************** Tiết: 58. Ngày dạy: I.MỤC TIÊU: a.Kiến thức:

-Tập giải quyết một số đề bài tự sự tưởng tượng sáng tạo. b.Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng tự làm được dàn bài cho đề bài tưởng tượng. c.Thái độ:

-Biết ứng dụng và làm được dàn bài tưởng tượng. II.CHUẨN BỊ:

a.Giáo viên: Soạn giảng, SGK, SGV, bảng phụ (ghi đề bài theo SGK/139). b.Học sinh: Chuẩn bị bài tập theo câu hỏi gợi ý SGK/139.

III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Gợi mở, nêu vấn đề trực quan và giải quyết vấn đề. IV.TIẾN TRÌNH:

1)Ổn định: Kiểm diện (1p) 2)Kiểm tra bài cũ: (5p_7p) a.Thế nào là truyện tưởng tượng?

b.Truyện tưởng tượng được kể ra một phần do dựa vào:

A.Những điều có thật. B.Có ý nghĩa.

C.Tưởng tượng thêm cho thú vị làm cho ý nghĩa nổi bật.

D.Cả 3 ý trên.

a.Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩa ra bằng trí tưởng tượng của mình không có sẵn trong sách vở, hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.

b.+ WCả 3 ý trên.

3)Giảng bài mới: (30p_35p)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC

SINH NỘI DUNG BÀI HỌC

Để củng cố lại kĩ năng kể chuyện tưởng tượng. Tiết này chúng ta luyện tập.

HĐ 1:GV gọi HS đọc đề. GV gợi ý:

Đ6y là đề tưởng tượng hoàn toàn không phải là bịa đặt tùy tiện, mà phải dựa vào những điều có thật để tưởng tượng ra.

GV cho HS nói theo từng mục.

∆Phần mở bài ta làm gì?

∆Mười năm nữa là năm nào?

∆Năm ấy em bao nhiêu tuổi?

∆Em vẫn đang học hay đã làm gì?

∆Em về thăm trường cũ vào dịp nào?

I.Đề bài:

Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.

*Tìm hiểu đề: *Lập ý theo SGK. *Dàn bài:

a.Mở bài:

-Mười năm sau là năm 2018.

∆Tâm trạng trước khi về thăm lại mái trường?

∆Mái trường thân yêu mười năm sau theo em sẽ có những thay đổi gì? Có thêm gì? Bớt đi cái gì?

∆Em có suy nghĩ gì khi chia tay với trường?

∆GV hướng dẫn HS viết thành một bài văn hoàn chỉnh.

∆Gọi HS đọc đề SGK/140  GV hướng dẫn cho HS tìm ý và lập dàn bài đề này vào vở bài tập.

-Em đã ra trường (hoặc đang học năm cuối của trường đại học).

- Em về thăm trường cũ vào dịp khai giảng ; 20/11 ; 22/12; 26/3 …

b.Thân bài:

-Tâm trạng trước khi về thăm: Bồn chồn, sốt ruột, bồi hồi, lo lắng.

-Cảnh trường, lớp sau mười năm xa cách có gì thay đổi thêm bớt …

+Cảnh các khu nhà, vườn hoa, sân trường, lớp học cũ.

+Gặp gỡ các thầy cô giáo cũ, mới như thế nào? Thầy chủ nhiệm, thầy bộ môn, thầy cô hiệu trưởng, chú bảo vệ …

+Gặp gỡ các bạn cũ, những kỉ niêm bạn bè vụt nhớ lại, những lời hỏi thăm cuộc sống hiện nay và những hứa hẹn.

c.Kết bài:

-Phút chia tay lưu luyến …

-Ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường. II.Các đề bài bổ sung:

4)Củng cố và luyện tập: (5p_7p) 5)Hướng dẫn học ở nhà: (2p_4p)

-Về nhà lập dàn bài đề bài 2a SGK/140  GV hướng dẫn HS tìm ý và lập dàn bài đề này vào vở bài tập.

-Chuẩn bị bài “Con hổ có nghĩa” theo câu hỏi 1, 2, 3, 4/144 để tiết sau học. V.RÚT KINH NGHIỆM:

*********************************************************************** Tiết: 59

Ngày dạy: I.MỤC TIÊU: a.Kiến thức:

-Hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện “Con hổ có nghĩa”. b.Kĩ năng:

-Sơ bộ hiểu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại. c.Thái độ:

-Kể lại được truyện. II.CHUẨN BỊ:

a.Giáo viên: Soạn giảng, SGK, SGV, tranh “Con hổ có nghĩa” SGK/142.. b.Học sinh: Chuẩn bị bài tập theo câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK/144.

III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Gợi mở, nêu vấn đề trực quan và giải quyết vấn đề. IV.TIẾN TRÌNH:

1)Ổn định: Kiểm diện.(1p) 2)Kiểm tra bài cũ: Không. 3)Giảng bài mới: (40p)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC

SINH NỘI DUNG BÀI HỌC

*Con hổ có nghĩa là tác phẩm của Vũ Trinh (1759 – 1828) Ông quê ở làng Xuân Lan, huyện Lang Tài, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) đỗ hương cống (cử nhân) năm 17 tuổi làm quan dưới thời nhà Lê và thời nhà Nguyễn. Các tác giả thời trung đại rất đề cao đạo lí trong văn chương. Bài “Con hổ có nghĩa” được học sau đây là một ví dụ.

HĐ 1:GV hướng dẫn HS đọc: Chú ý đọc giọng gợi không khí li kì, cảm động.

-GV đọc mẫu  HS đọc tiếp  GV nhận xét.

∆Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích.

∆Em hiểu truyện trung đại Việt Nam là gì? -Trong lịch sử VHVN từ trung đại (thường

I.Đọc – tìm hiểu chú thích: -Đọc:

-Chú thích SGK/143.

tính từ thế kỉ X  cuối thế kỉ XX) có nội dung phong phú, thường mang tính chất giáo huấn.

∆Văn bản này thuộc thể văn gì?

-Tự sự (kể chuyện người và vật) (hay gọi thể loại truyện văn xuôi chữ Hán).

∆Truyện có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì? -Đ1: Từ đầu … bà mới sống qua được: Con hổ và bà đỡ Trân ở Đông Triều.

-Đ2: “Người kiếm củi … hết”: Con hổ và Bác Tiều Mỗ ở Lạng Giang.

HĐ 2:HDHS đọc_tìm hiểu văn bản

∆Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong truyện này là gì?

-Truyện kể theo ngôi thứ ba và theo trình tự thời gain. Biện pháp nhân hóa.

∆Tại sao lại dựng lên truyện “con hổ có nghĩa” mà không phải là “con người có nghĩa”. Nếu tác giả dùng sáu con vật khác có được không?

@Nếu tác giả dùng sáu con vật khác: dê, nai, gấu … để nói đến nghĩa của con người đều ít tác dụng không bằng dùng con hổ vì con hổ (chúa sơn lâm) nổi tiếng là hung dữ, tàn bạo, câu chuyện tự nó toát lên ý nghĩa ngụ ngôn; đến con hổ hung dữ còn có nghĩa như thế, nặng nghĩa như thế còn con người phải có nghĩa hơn như thế nào?

∆Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đở Trần và con hổ lần thứ nhất? (Gọi HS đọc đoạn 1). -Hổ xông tới cổng bà đở Trần tới đở đẻ cho hổ cái và sau khi được bà trần giúp đỡ, đã đền ơn bằng cách tặng bà một cục bạc để bà sống qua năm mất mùa đói kém.

∆Trong phần 1 chi tiết nào em cho là thú vị?

-Bố cục: 2 đoạn.

II. Đọc_tìm hiểu văn bản:

1.Cái nghĩa của con hổ thứ nhất:

-Hổ xông tới cõng bà đở Trần tới đở đẻ cho hổ cái.

-Cái hay ở đây là tác giả đã biết vận dụng sinh động biện pháp nghệ thuật nhân cách hóa, làm cho hình tượng con hổ trở nên như một con người, không chỉ biết đề đáp ơn nghĩa với người làm ơn cho mình mà còn có nhiều phương diện khác mang tính người đáng quý; hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, táo bạo trong hành động có mục đích chính đáng, vui mừng khi có con, lễ phép thắm tình lưu luyến trong phút chia tay với ân nhân …

∆Chuyện gì dã xảy ra giữa bác Tiều (ở huyện Lạng Giang) với con hổ thứ hai? -Đó là chuyện hổ bị hóc xương được bác tiều móc xương cứu sống. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác Tiều. Bác Tiều qua đời hổ còn đến bên quan tài tỏ lòng thương xót và sau đó mỗi dịp giỗ bác Tiều hổ lại đem dê hoặc lợn đến tế.

∆Ở phần này tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì? Lí thú ở chỗ nào?

-Tác giả dùng biện pháp nhân cách hóa nhưng lại có các chi tiết nghệ thuật khác để tạo ra một sự hấp dẫn mới, trong đó có dịp diễn tả tình huống gay go của hổ khi bị hóc xương, cách xử sự táo bạo và nhiệt tình của bác Tiều trong khi cứu hổ việc trả ơn và tấm lòng thủy chung bền vững của hổ đối với ân nhân.

∆Chuyện con hổ với bác Tiều so với chuyện con hổ với bà đở Trần có thêm ý nghĩa gì? (Thảo luận nhóm).

-Có sự nâng cấp trong khi nói đến cái nghĩa của con hổ thứ hai so với con hổ thứ nhất: Hổ trước đền ơn một lần là xong ; hổ sau đền ơn mãi mãi, lúc ân nhân sống và cả lúc

2.Cái nghĩa của con hổ thứ hai:

3.Mức độ thể hiện cái nghĩa giữa hai con hổ:

-Hổ trước đền ơn một lần rồi thôi, hổ sau đền ơn mãi mãi.

=>Đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. III.Ghi nhớ:

ân nhân chết. Như vậy thì việc kết cấu truyện có hai con hổ không phải là trùng lập mà đó là một cách để nâng cấp chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

∆Truyện con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích đều gì cần có trong cuộc sống con người.

-Đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. -GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/144.

∆HĐ3: GV hướng dẫn HS luyện tập.

.Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ?

IV.Luyện tập:

4)Củng cố và luyện tập: (5p_7p)

a)Truyện trung đại là truyện như thế nào?

b)Truyện “Con hổ có nghĩa” nhằm mục đích gì?

A.Đề cao tình cảm thủy chung giữa con người với nhau. B.Đề cao tình cảm giữa loài vật với con người.

C.+Đề cao cái nghĩa và khuyên con ngưới nên trọng ân nghĩa. D.Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật.

5)Hướng dẫn học ở nhà: (2p_4p)

-Về nhà học phần phân tích + ghi nhớ, đọc phần đọc thêm “Bia con Vá”. -Chuẩn bị bài “Động từ” theo câu hỏi 1, 2, 3 SGK/145. 146 để tiết sau học. -Chuẩn bị bài mới “Mẹ hiền dạy con” Tham khảo SGK và trả lời câu hỏi V.RÚT KINH NGHIỆM: *********************************************************************** Tiết: 60 Ngày dạy: I.MỤC TIÊU: a.Kiến thức:

-Hiểu được đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng. b.Kĩ năng:

-Áp dụng làm được các bài tập. c.Thái độ:

-Biết xác định được động từ. II.CHUẨN BỊ:

a.Giáo viên: Soạn giảng, SGK, SGV, bảng phụ (ghi câu hỏi SGK/145, 146).

b.Học sinh: Chuẩn bị bài, làm bài tập 1, 2, SGK/147 vào vở luyện tập. (bằng bút chì).

III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Gợi mở, nêu vấn đề trực quan và giải quyết vấn đề. IV.TIẾN TRÌNH:

1)Ổn định: Kiểm diện(1p) 2)Kiểm tra bài cũ: (5p_7p)

a.Chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gí trong câu? b.Điền các chỉ từ: Kia, này, đấy, đây vào chỗ trống thích hợp trong câu sau:

-Tình thâm mong trả nghĩa dày Cành … có chắc cội cho chăng. -Cô … cắt cỏ bên sông

Có muốn ăn nhản thì lồng sang … -Cấy cày vốn nghiệp nông gia. Ta … trâu … ai mà quản công

a.Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ, ngoài ra có thể làm chủ ngữ, hoặc làm trạng ngữ.

b.-Kia, này. -Kia, đây. -Đây, đấy.

3)Giảng bài mới: (30p_35p) GV giới thiệu và ghi tựa lên bảng HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC

SINH

NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ 1: HDHS tìm hiểu đặc điểm của động

từ

GV treo bảng phụ – gọi HS đọc phần I.

∆Tìm động từ trong những câu trên? a.Đi, đến, ra, hỏi.

b.Lấy, làm, lễ.

c.Treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề.

∆Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì?

-Động từ là những từ chĩ hành động, trạng thái … của sự vật.

∆Động từ có đặc điểm gì khác danh từ? .Về những từ đứng xung quanh nó trong cụm từ?

.Về khả năng làm vị ngữ?

*Sự khác biệt giữa động từ với danh từ. Danh từ Động từ -Không kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, nhớ, đừng … -Thường làm chủ ngữ trong câu. -Khi làm vị ngữ phải có từ “là” đứng trước. -Có khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, nhớ, đừng … -Thường làm vị ngữ trong câu. -Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, nhớ, đừng …

∆Qua phần tìm hiểu trên, em hãy cho biết động từ là gì?

∆Động từ thường kết hợp được với những từ nào?

∆Chức vụ điển hình trong câu của động từ là làm gì?

∆Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK/146. HĐ 2:

∆Xếp các động từ sau vào bảng phân loại ở bên dưới: Buồn, chạy, cười, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gảy, ghét, hỏi, ngồi, nhứt, nứt, toan, vui, yêu.

-Bảng phân loại: Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau. Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau. *Ghi nhớ: -Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. -Động từ thường kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, hãy, nhớ, đừng … để tạo thành cụm động từ. -Chức vụ của động từ làm vị ngữ … II.Các loại động từ chính:

Trả lời câu hỏi làm gì? Chạy, đi, đứng, ngồi, cười, đọc, hỏi. Trả lời câu hỏi làm sao? Thế nào? Dám, toan,

định. Buồn, gảy,ghét, đau, nhứt, nứt, vui, yêu.

∆Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên?

-Động từ tình thái: Nên, cần, phải … -Động từ hành động: Chạy, làm, tập … -Động từ trạng thái: Thương, hờn, giận …

∆Trong tiếng Việt có mấy loại động từ đáng chú ý kể ra?

∆Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK/146.

*Ghi nhớ:

-Trong tiếng Việt có hai loại động từ đáng chú ý: -Động từ tình thái … -Động từ chỉ hàng động, trạng thái … .Động từ chỉ hành động trạng thái gồm hai loại nhỏ: -Động từ chỉ hành động (Làm gì?). -Động từ chỉ trạng thái (Làm sao? Thế nào?) III.Luyện tập: 1.Bài tập 1/147:

-Khoe, may, đem, ra, mặc, đứng, hóng, đợi, có, đi, khen, thấy, hỏi, tức, tức tối, thấy, khoe, tức tưởi, chạy, đến, hỏi, thấy, chạy, giơ, ra, bảo, mặc, thấy, chạy.

Động từ tình thái (đòi hỏi

động từ đi kèm). Đem Động từ chỉ hành động trạng thái (không đòi hỏi động từ đi kèm). Động từ chỉ hành động (Trả lời câu hỏi làm gì?) Khoe, may, đứng, mặc, chạy, khen, hóng, đợi, thấy, hỏi, giơ, bảo, đi, đến, ra. Động từ chỉ Tức, tức tối,

GV đọc cho HS viết chính tả. trạng thái (trả lời câu hỏi làm sao? Thế nào?) tức tưởi. 2.Bài tập 2:

Chi tiết gây cười trong truyện là sự đối lập về nghĩa giữa hai động từ đưa và cầm.

-Để thấy rõ sự tham lam keo kiệt của anh nhà giàu.

3.Bài tập 3:

Viết chính tả bài “Con hổ có nghĩa” từ “hổ đực mừng rỡ … tiển biệt”.

4)Củng cố và luyện tập: (5p_7p) a)Động từ là gì?

b)Chức vụ điển hình trong câu của động từ: A.Làm chủ ngữ. B.Làm vị ngữ. C.Làm trạng ngữ. 5)Hướng dẫn học ở nhà: (2p_4p) -Về nhà học thuộc phần ghi nhớ 1, 2 SGK/146. -Làm bài tập 3 SBT/56.

-Chuẩn bị bài “Cụm động từ” theo câu hỏi 1, 2, 3 SGK/147, 148 để tiết sau học.

V.RÚT KINH NGHIỆM: ********************************************************************** ********************************************************************** Tiết: 61 CỤM ĐỘNG TỪ Ngày dạy: I.MỤC TIÊU: a.Kiến thức:

-Hiểu được khái niệm, ý nghĩa của động từ. b.Kĩ năng:

-Hiểu được cấu tạo của cụm động từ. c.Thái độ:

-Biết ứng dụng cấu tạo của cụm động từ. II.CHUẨN BỊ:

a.Giáo viên: Soạn giảng, SGK, SGV, bảng phụ (ghi câu hỏi 1, 2, 3 SGK/147). b.Học sinh: Chuẩn bị bài tập theo câu hỏi 1, 2, 3 SGK/147, 148.

III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Gợi mở, nêu vấn đề trực quan và giải quyết vấn đề. IV.TIẾN TRÌNH:

1)Ổn định: Kiểm diện(1p) 2)Kiểm tra bài cũ: (5p_7p) a.Có mấy loại động từ đáng chú ý?

b.Chức vụ điển hình trong câu của động từ là làm:

A.Chủ ngữ. B.Vị ngữ. C.Trạng ngữ.

a.Có hai loại:

-Động từ chỉ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).

-Động từ chỉ hành động, trạng thái (Không đòi hỏi động từ khác đi kèm).

b. +Vị ngữ.

3)Giảng bài mới: (5p_7p)

Một phần của tài liệu giao an moi nha (Trang 97 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w