THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

Một phần của tài liệu giao an moi nha (Trang 34 - 40)

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Như tiết

THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

-Kể “xuôi”, kể “ngược” theo nhu cầu thể hiện. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

a.Kiến thức:

-Giúp học sinh thấy trong văn tự sự có thể kể “xuôi” có thể kể “ngược”, “xuôi” tùy theo nhu cầu thể hiện.

-Điều kiện cần khi kể “ngược” b.Kĩ năng:

-Tự nhận thấy được sự khác biệt của cách kể “xuôi” và kể “ngược” biết được muốn kể ngược phải có điều kiện.

-Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình. c.Thái độ: Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại. III.CHUẨN BỊ:

a.Giáo viên: Soạn giảng, SGK, bảng phụ (ghi phần2/I SGK/79).

b.Học sinh: Chuẩn bị bài, câu hỏi 1, 2 SGK/97, 98 và làm trước phần bài tập vào vở luyện tập/71 (Bằng viết chì).

IV.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

V.TIẾN TRÌNH:

1)Ổn định: Kiểm diện.(1p) 2)Kiểm tra bài cũ: (5p_7p) a)Ngôi kể là gì?

b)Có mấy loại ngôi kể? Đó là những ngôi kể nào?

WNgôi thứ nhất và ngôi thứ hai. WNgôi thứ hai và ngôi thứ ba. WNgôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

a)Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.

b)Có hai ngôi kể:

W+Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

3)Giảng bài mới: (30p_35p)

 Thứ tự trong văn tự sự là một kiểu văn bản mà người viết có thể lựa chọn những cách thức biểu đạt thích hợp để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất cách kể “ngược” gắn liền với hồi tưởng thường dùng để kể những kỉ niệm khó quên, tạo cảm giác chân thành và giàu sức truyền cảm.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ 1: HDHS tìm hiểu thứ tự kể trong văn

tự sự.

∆Hãy tóm tắt các sự việc trong truyện “ông lão đánh cá và con cá vàng”

(Học sinh thảo luận).

-Ông lão ra biển thả lưới đánh cá bắt được con cá vàng.

-Nghe lời cá vàng van xin ông lão thả cá vàng ra.

-Về nhà ông lão kể lại chuyện này cho mụ vợ nghe.

-Mụ vợ mắng ông là đồ ngốc và bắt ông phải đi xin cá vàng một cái máng cho lợn ăn.

-Có máng rồi mụ lại mắng ông là đồ ngu và đòi một cái nhà rộng.

-Ông lão gặp cá xin được một cái nhà rộng, mụ lại đòi làm nhất phẩm phu nhân.

-Ông lão xin cá vàng cho mụ là nữ Hoàng thì mụ lại muốn làm Long Vương để cá

I.Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự: 1)Tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão …cá vàng”

vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý muốn của mụ.

-Cá lặn sâu xuống biển, mụ vợ mất tất cả mọi thứ của cải, lâu đài, trở lại nguyên hình người dân nghèo khổ.

∆Cho biết các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào?

-Các sự việc được kể theo thứ tự gia tăng lòng tham ngày càng táo tợn của mụ vợ ông lão đánh cá và cuối cùng cũng bị trả giá.

∆Thứ tự ấy có ý nghĩa gì?

-Thứ tự tự nhiện ở đây có ý nghĩa tố cáo và phê phán. Lúc đầu cá vàng trả nghĩa ông lão đánh cá là có lí, nhưng mụ vợ đòi hỏi nhiều thành ra sự lợi dụng, cuối cùng mụ vợ làm việc phi nghĩa thì bị trả giá.

∆Nếu không tuân theo thứ tự ấy thì có thể làm cho ý nghĩa của truyện nổi bật được không?

-Không.

GV:Vì đó là một thứ tự hợp lí, tự nhiện, việc xảy ra trước kể trước, việc kể ra sau kể sau. Qua đó sự mâu thuẫn giữa các nhân vật cứ tăng tiến dần và câu chuyện mỗi lúc càng thêm hấp dẫn.

*Gọi học sinh đọc bài văn.

∆Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào?

-Tin thằng Ngỗ bị chó cắn, được băng bó đã được truyền đi khắp xóm.

-Trưa nay làng xóm nghe tiếng Ngỗ kêu “chó dại” nhưng chẳng ai ra cứu vì họ đã từng bị Ngỗ đánh lừa.

-Chuyện đánh lừa lần trước là : Ngỗ đốt rạ, cỏ rồi la “cháy” khiến mọi người chạy ra đập lửa. Nhưng họ đã bị lừa trong khi Ngỗ

2)Đọc bài văn:

*Các chi tiết diễn ra:

-Ngỗ tìm cách trêu chọc mọi người đánh lừa làm họ mất lòng tin.

-Khi Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu.

-Ngỗ bị chó dại cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại.

nhìn họ mà cười khanh khách.

-Bà Ngỗ đã khuyên cháu nhiều nhưng Ngỗ vẫn chứng nào tật ấy.

-Sự việc hôm nay là hậu quả của việc lừa dối lần trước.

∆Bài văn được kể theo thứ tự nào?

-Sự việc hiện tại được kể trước, sau đó mới kể tiếp những sự việc đã xảy ra trước đó để làm cho câu chuyện hoàn chỉnh.

GV: Hoặc có thể nói thứ tự kể bắt đầu từ hậu quả xấu rối ngược lên kể nguyên nhân. Cách kể này cho thấy nổi bật ý nghĩa của một bài học.

∆Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì?

-Kể theo thứ tự này, sự việc Ngỗ bị chó cắn được nhấn mạnh và sự việc này chính là hậu quả, tác hại của việc nói dối.

∆Qua tìm hiểu các bài tập ở trên, em cho biết khi kể chuyện, có thể làm như thế nào?

∆Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý hoặc thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể làm gì?

-Gọi học sinh đọc lại ghi nhớ SGK/98. HĐ 2: HDHS luyện tập.

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.

∆câu chuyện được kể theo thứ tự nào? -Sự việc hiện tại được kể ra trước, sau đó các sự việc đã xảy ra trước đó mới được nhớ lại và kể tiếp theo.

∆Truyện được kể theo ngôi nào?

∆Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò gì?

*Ghi nhớ:

Khi kể chuyện, có thể các sự sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên …

-Nhưng để gây bất ngờ … kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó.

II.Luyện tập; 1.Bài tập 1/98.

-Truyện kể ngược theo dòng hồi tưởng. -Kể theo ngôi thứ nhất.

-Đóng vai trò cho việc kể ngược. 4)Củng cố và luyện tập: (5p_7p)

a)Đọc qua bài văn thằng Ngỗ được kể lại theo thứ tự nào?

b)Nhận định nào không đúng với trình tự thời gian của văn kể chuyện:

WKhi kể chuyện người kể có thể kể các sự việc theo trình tự câu chuyện đã diễn ra. WĐể tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện, người kể có thể đảo ngược trật tự thời gian, diễn biến của sự việc.

WĐảo trật tự sự kiện, trật tự thời gian là nghệ thuật kể chuyện thường thấy trong văn chương hiện đại.

W+Không thể đảo trình tự thời gian, trật tự sự việc của câu chuyện. 5)Hướng dẫn học ở nhà: (2p_4p)

-Về nhà học thuộc lòng phần ghi nhớ SGK/98.

-Làm bài tập 2 vở bài tập/71, làm bài tập 3, 4 SBT/37.

-Chuẩn bị đề 1, 5 SGK/71 để tiết sau các em làm bài viết 2 tiết tại lớp. VI.RÚT KINH NGHIỆM:

***********************************************************************

Tiết: 37, 38 Ngày dạy:

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Đánh giá năng lực học tập của HS qua bài viết TLV ở lớp. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

a.Kiến thức: Học sinh biết kể một câu chuyện có ý nghĩa. b.Kĩ năng: Học sinh biết thực hiện bài viết có bố cục rõ ràng.

c.Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong lúc hành văn kể, yêu thích môn làm văn. III.CHUẨN BỊ:

a.Giáo viên: Soạn ra đề cho học sinh. b.Học sinh: Học bài, giấy viết để làm bài. IV.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Gợi mở, học sinh tự giải quyết vấn đề. V.TIẾN TRÌNH:

1)Ổn định: Kiểm diện. 2)Kiểm tra bài cũ: Không. 3)Giảng bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC *Giáo viên tiến hành cho học sinh làm bài

viết.

*Giáo viên chép đề lên bảng.

-Giáo viên gợi ý cho học sinh làm bài. .Các em lấy giấy nháp làm dàn ý sau đó mới viết thành bài văn hoàn chỉnh.

1.Mở bài:

-Giới thiệu một việc tốt mà em đã làm. -Xin kể lại việc làm đó.

2.Thân bài:

-Kể lại diễn biến việc làm tốt theo trình tự từ đầu đến cuối.

3.Kết bài:

Nêu ý nghĩa của việc làm tốt đó.

*Giáo viên nhắc nhở học sinh làm bài chú ý trình bày, có bố cục rõ ràng, chú ý dùng câu đúng, viết đúng chính tả …

Đề:

Kể lại một việc tốt mà em đã làm.

4)Củng cố và luyện tập:

-Giáo viên thu bài về nhà chấm. -Nhận xét tiết làm bài.

Một phần của tài liệu giao an moi nha (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w