THỰC HÀNH CHẾ BIẾN MÓN ĂN TRỘN HỖN HỢP RAU MUỐNG ( T2)

Một phần của tài liệu Giáo án Công Nghệ 6-Cả năm(chuẩn) (Trang 75 - 78)

- Mỗi tổ làm một dĩa trộn dầu giấm rau xà lách.

THỰC HÀNH CHẾ BIẾN MÓN ĂN TRỘN HỖN HỢP RAU MUỐNG ( T2)

TRỘN HỖN HỢP RAU MUỐNG ( T2)

( LUỘC RAU CẢI )

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: Thông qua bài học, học sinh biết được món rau cải luộc - Nắm vững quy trình thực hiện món này.

- Chế biến được món ăn với yêu cầu tương tự. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm.

- Vận dụng vào việc tổ chức cho gia đình những món ăn ngon, hợp vệ sinh.

II.Chuẩn bị của thầy và trò:

- SGK, Rau cải, muối, nồi

- Đọc SGK bài 20, Rau, muối, nồi

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học

HĐ1.Giới thiệu bài thực hành.

GV: Phân công các tổ nhóm thực hành, yêu cầu thực hành theo đúng quy trình, đúng kỹ thuật chế biến

HĐ2. Tìm hiểu quy trình thực hành. GV: Hướng dẫn học sinh:

- Nhặt bỏ rau già, úa, giập và rửa sạch - Đun nước sôi, bỏ vào một ít muối, sau đó cho rau vào đảo đều.

- Đợi nước sôi tiếp, đảo thêm vài lần cho rau chín đều.

- Sau khi rau chín tới, vớt ra rổ sạch và trình bày vào đĩa.

HS: Thực hành dưới sự giám sát của giáo viên

GV: Lưu ý các loại rau quả đều có cách luộc giống nhau, tuỳ theo tình chất của

I. Nguyên liệu.

- Chọn rau tươi, không sâu, úa.

II. Quy trình thực hiện. - SGK

mỗi loại mà thời gian luộc có khác nhau. Các loại rau quả mềm, ít xơ thì thời gian luộc nhanh hơn. Rau luộc khá bổ dưỡng vì có muối khoáng và sinh tố của rau hoà tan vào.

4.Củng cố.

- Nhận xét về sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, vệ sinh an toàn lao động của các nhóm trong khi thực hành. Chấm sản phẩm của các tổ.

5. Hướng dẫn về nhà

- Về nhà học bài đọc và xem trước bài 21

- Chuẩn bị bữa ăn hợp lý trong gia đình., chuẩn bị tranh, ảnh một số bữa ăn.

Ngày soạn: 10 / 3 / 2010

Tiết: 51 KIỂM TRA THỰC HÀNH I. Mục tiêu:

- Kiểm tra những kiến thức cơ bản trong chương III . - Đánh giá được kết quả học tập của học sinh.

- Làm cho học sinh chú ý nhiều hơn đến việc học của mình

- Rút kinh nghiệm, bổ sung kịp thời những tồn tại cần khắc phục của học sinh ( cách học ).

- Rút kinh nghiệm, bổ sung kịp thời những tồn tại cần khắc phục của giáo viên ( cách dạy ).

II.Chuẩn bị của thầy và trò:

- Nghiên cứu SGK chương III Nấu ăn trong gia đình câu hỏi và đáp án trọng tâm , chuẩn bị kiểm tra.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra dụng cụ đưa đi của các nhóm: bếp ga, dao, thớt, thực đơn thực phẩm món ăn của nhóm mình tự chọn.

3. Bài mới Kiểm tra thực hành Mức độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL Hoàn thành các câu về sử dụng TP, chất DD 1 3 1 3 Biện pháp vệ sinh an toàn TP 1 3 1 3 Các phương pháp làm chín TP 1 4 1 4

Tổng 1 3 2 7 3 10 Đề kiểm tra

Câu 1: Em hãy trả lời các câu bằng cách sử dụng các từ dưới đây:

Chất đạm Vitamin Chất xơ Tinh bột Thực vật Đun sôi Phát triển ấm áp Củ Tim mạch Béo phì C Năng lượng động vật Mỡ

a) Chất dinh dưỡng dành cho người luyện tập thể hình sẽ giúp cho cơ thể…… b) Một số nguồn chất đạm từ……….. là thịt, cá, trứng, gia cầm.

c)…………. được cơ thể hấp thụ và cơ thể dưới dạng axít amin. d) Chất đạm dư thừa được tích trữ dưới dạng……….trong cơ thể. e) Chất đường bột là loại dinh dưỡng sinh nhiệt và ……….. f) Đường và …… là hai loại thực phẩm có chứa chất đường bột.

g) ăn quá nhiều thức ăn có chứa chất đường bột có thể làm cho chúng ta……… h) Dầu ăn có thể lấy được từ cả hai nguồn động vật và………

i) Mỡ được tích dưới da sẽ giúp cho cơ thể……… j) Có quá nhiều mỡ trong cơ thể có thể dẫn đến bệnh……….. k) Đa số rau sống đều có chứa………, nước, …………. và muối khoáng.

Câu 2: Thực hành (làm theo nhóm)

- Em hãy trình bày cách nấu một món ăn (tùy chọn) (Luộc , xào rán, chiên…….)

Phần III. Đáp án và thang điểm: Câu 1 ( 3 điểm ) Mỗi ý trả lời đúng 0,25 điểm.

Phát triển, Động vật, Năng lượng, Mỡ, Đun sôi, Tinh bột, Béo phì, Thực vật, âm áp, Thu hoạch, Chất xơ, Vitamin, C.

Câu 2 ( 7điểm )

- Nấu kịp thời gian, trình bày đẹp mắt, nấu ngon, sạch, đúng quy trình. Đầy dủ thành phần, theo đúng thực đơn, thực phẩm tươi ngon…..

- Trật tự, nghiêm túc.

- An toàn thực phẩm khi mua sắm, thực phẩm đảm bảo tươi, không ôi, úa, ươn… để hộp phải chú ý hạn sử dụng.

- An toàn thực phẩm khi chế biến: Chú ý vệ sinh thực phẩm rửa sạch đậy kín, nấu chín….. Nếu thức ăn không được nấu chín hay bảo quản chu đáo vi trùng sẽ phát triển mạnh, gây ngộ độc…….

- Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước ( Luộc, nấu, kho). - Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước ( Hấp ).

- Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa ( Nướng ). - Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo ( Rang, xào, rán ).

* Sự khác nhau giữa xào và rán.

- Xào: Là đảo đi đảo lại thực phẩm trong chảo với lượng dầu và mỡ vừa phải. Thực phẩm được kết hợp giữa thực vật và động vật đun lửa to trong thời gian ngắn.

- Rán: Là làm chín thực phẩm trong thời gian vừa đủ chín TP, vứa lửa, nhiều dầu hoặc mỡ.

* Sự khác nhau giữa luộc và nấu.

- Luộc: TP chín trong môi trường nhiều nước với thời giam vừa đủ để thực phẩm chín.

- Nấu: Là phối hợp nhiều nguyên liệu và thực vật có thêm gia vị trong môi trường nước.

4. Củng cố:

- Giáo viên nhận xét đánh giá giờ thực hành của các nhóm. - Cho điểm các nhóm.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Về nhà học bài, đọc và xem trước bài Quy trình tổ chức bữa ăn.

Ngày soạn: 15 / 3 / 2010

TiẾT 52 BÀI 21:

Một phần của tài liệu Giáo án Công Nghệ 6-Cả năm(chuẩn) (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w