Tình hình kinh tế cơ bản của xã Vĩnh Ninh

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình việc làm và thu nhập của lao động ở xã vĩnh ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 38 - 40)

Với vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn tài nguyên đất, rừng cùng với điều kiện tự nhiên và thuận lợi về giao thông là những điều kiện để xã Vĩnh Ninh phát triển kinh tế. Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế của xã luôn giữ ở mức tương đối cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ từng bước giảm dần tỷ trọng ngành nông- lâm- ngư nghiệp trong cơ cấu GDP của địa phương.

Từ bảng số liệu thống kê cho thấy, nền kinh tế của xã có những bước chuyển dịch và tăng dần qua các năm. Năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất 9%, tăng 1% so với năm 2008 và 1,8% so với năm 2007. Đạt được kết quả này là do xã đã chú trọng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ- thương mại và luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá.

BẢNG 4: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI XÃ VĨNH NINH QUA 3 NĂM2007- 2009

Chỉ tiêu đánh giá ĐVT 2007 2008 2009 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 7,20 8,00 9,00

Thu nhập BQ/ người/ năm trđ 5,20 5,70 6,20

Tỷ lệ hộ nghèo % 9,60 13,40 10,33

Cơ cấu

Nông- lâm- ngư nghiệp % 85,00 83,20 82,07

Công nghiệp- xây dựng % 3,00 3,40 3,60

Dịch vụ % 12,00 13,40 14,33

(Báo cáo phát triển kinh tế- xã hội xã Vĩnh Ninh qua các năm)

Về cơ cấu kinh tế, ta thấy tỷ trọng đóng góp của khu vực nông- lâm- ngư nghiệp có xu hướng giảm xuống qua các năm và tỷ trọng các ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ tăng lên. Mặc dù vậy, tỷ trọng nông- lâm- ngư nghiệp vẫn ưu thế trong cơ cấu GDP của xã do xã Vĩnh Ninh vẫn là một xã nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm chủ đạo. Năm 2007, tỷ trọng nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 85% trong cơ cấu GDP của xã, năm 2008 giảm xuống còn 83,20% và đến năm 2009, tỷ trọng nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 82,07% trong cơ cấu GDP. Còn dịch vụ có tăng nhưng tốc độ tăng còn chậm, năm 2007 dịch vụ chiếm 12% GDP sang đến năm 2008 tăng thêm 1,4% chiếm 13,40% GDP và chiếm 14,33% GDP vào năm 2009. Qua đó, ta có thể nhận thấy rằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Vĩnh Ninh diễn ra còn chậm, chưa khai thác và tận dụng hết tiềm năng sẵn có của địa phương nhằm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ- thương mại.

Bên cạnh những bước phát triển nhanh chóng trên lĩnh vực kinh tế, xã Vĩnh Ninh cũng đã chú trọng quan tâm đến đời sống xã hội chính vì vậy mà trong những năm qua, đời sống nhân dân đã được cải thiện rất nhiều. Điều này thể hiện thông

qua sự gia tăng không ngừng của thu nhập bình quân đầu người qua các năm. Năm 2007 thu nhập bình quân đầu người của xã là 5,2 triệu đồng/ năm, năm 2008 tăng lên 5,7 triệu đồng/ năm và năm 2009 là 6,2 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo trong xã lại tăng lên, năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo là 9,6% nhưng đến năm 2008 lại tăng lên 13,4%, nguyên nhân là do căn cứ vào chuẩn nghèo mới khiến cho số hộ nghèo tăng lên, năm 2009 xã đã tiếp tục giảm được tỷ lệ hộ nghèo từ 13,4% xuống chỉ còn 10,33%, đây là một nỗ lực đáng ghi nhận của Đảng bộ và nhân dân xã Vĩnh Ninh.

Nói tóm lại, tình hình kinh tế xã hội của xã Vĩnh Ninh trong những năm qua đã có những bước chuyển biến tích cực. Trong những năm tới, xã cần chú trọng đầu tư khai thác tốt hơn nữa những lợi thế của địa phương để tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, đưa xã Vĩnh Ninh trở thành xã tiêu biểu trong phát triển kinh tế của toàn huyện.

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình việc làm và thu nhập của lao động ở xã vĩnh ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w