Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình việc làm và thu nhập của lao động ở xã vĩnh ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 74)

người lao động tiếp cận với nguồn vốn vay có lãi suất ưu đãi nhằm mở rộng quy mô sản xuất, kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với việc tham gia các hoạt động phi nông nghiệp nhằm đa dạng hóa nguồn thu cho người lao động. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần khuyến khích, huy động khả năng đầu tư của mọi tổ chức đặc biệt là ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng chính sách xã hội cung cấp tín dụng cho hộ nông dân để họ có điều kiện phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập.

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

Trên cơ sở phân tích tình hình việc làm và thu nhập của lao động nông thôn xã Vĩnh Ninh, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận như sau:

Xã Vĩnh Ninh là một xã có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế lâm nghiệp, mặt khác có đường Hồ Chí Minh đi qua, cách quốc lộ 1A khoảng 3 km tiện lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với các xã, huyện khác và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư nông thôn.

Cơ cấu việc làm của vùng cũng khá đa dạng, từ việc chăn nuôi, trồng trọt, các ngành nghề nông kiêm đến các ngành nghề dịch vụ (buôn bán, vận tải, mộc, hàn…)

Thu nhập của lao động tuy chưa cao nhưng đã một phần đáp ứng nhu cầu cuộc sống của bản thân và gia đình. Nguồn thu chủ yếu là từ nông nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp mang lại thu nhập cao hơn nhưng người dân chỉ tham gia dưới hình thức làm thêm nhằm tận dụng thời gian nông nhàn chứ đưa vào ngành nghề tạo thu nhập chính.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động xã Vĩnh Ninh còn thấp, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy rất khó để lao động có thể tìm được việc làm đem lại thu nhập cao và ổn định do hiệu quả sản xuất không cao.

Trên cơ sở tìm hiểu tình hình việc làm và thu nhập của lao động nông thôn xã chúng tôi có đưa ra một số giải pháp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động như: chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực về chiều rộng lẫn chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với địa phương, khai thác hợp lý tiềm năng đất

II. KIẾN NGHỊ

Để thực hiện có hiệu quả vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

* Đối với nhà nước

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo môi trường mới, cơ hội mới cho lao động tham gia. Từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng như thủy lợi, đường giao thông, trường học, trạm y tế…

Đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ mới cho lao động nông thôn, đưa những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao vào sản xuất, đầu tư công nghệ bảo quản chế biến và máy móc công nghệ mới cho nông thôn.

Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển trong đó bao gồm kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng ngành nghề dịch vụ.

Thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề, hỗ trợ đào tạo nghề.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin công cộng, thông tin thị trường cho người dân để người dân có thể thông qua hệ thống này tự tìm thị trường cho sản phẩm của mình.

Hỗ trợ tích cực cho lao động thông qua các chương trình, dự án giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho thanh niên, thanh niên tham gia lập nghiệp, phát triển kinh tế xã hôi ở nông thôn.

*Đối với tỉnh, huyện

Phát triển các dịch vụ tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho lao động trẻ, tổ chức xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn.

Mở các lớp đào tạo nghề và tập huấn phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn.

Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho người lao động.

Phối hợp sự hỗ trợ của nhà nước, xã hội, tổ chức đoàn cho nhân dân vay vốn với lãi suất thấp để nhân dân sử dụng vốn vào các ngành nghề tạo việc làm tăng thu nhập cho mình.

* Đối với xã:

Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn phát triển nông thôn của Nhà nước và xã hội, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm.

Khuyến khích phát triển các tổ chức người dân giúp nhau làm kinh tế, phát động phong trào “thanh niên lập nghiệp”, thực hiện các dự án kinh tế xã hội trên địa bàn xã.

Tạo điều kiện cho lao động tham gia các lớp tập huấn, dạy nghề.

* Đối với lực lượng lao động

Ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng, phát huy sức lực, hướng nghiệp và lập nghiệp ngay trên quê hương mình.

Có trách nhiệm với bản thân và gia đình, cố gắng lao động nhằm nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho bản thân và gia đình.

Những giải pháp và kiến nghị trên xuất phát từ tình hình việc làm và thu nhập của lao động nông thôn trên cơ sở sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã, đồng thời tham khảo thêm các tài liệu, sách báo liên quan.

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình việc làm và thu nhập của lao động ở xã vĩnh ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w