Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình việc làm và thu nhập của lao động ở xã vĩnh ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 72 - 73)

Việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn phụ thuộc rất lớn vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Bản thân ngành nông nghiệp không thể giải quyết được hết lao động nông thôn mà địa phương cần phải giải quyết các ngành nghề dịch vụ khác nhằm tạo thêm việc làm thu hút lao động, giảm lao động hoạt động trong lĩnh vực thuần nông. Đồng thời trong nông nghiệp cũng phải có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa để tạo ra nhiều việc làm và việc làm có thu nhập cao cho người lao động.

Ngoài việc giữ vững và phát triển những ngành nghề dịch vụ đã có sẵn ở địa phương như may mặc, nấu rượu, vận tải…thì trước hết cần phải phát triển những ngành nghề gần gũi với sản xuất nông nghiệp, lấy nguyên liệu từ nông nghiệp như làm bánh đa, làm bún, làm đậu….Ngoài ra, xã Vĩnh Ninh rất gần với khu công nghiệp tây Đồng Hới, có đường Hồ Chí Minh đi qua là nơi lý tưởng để các hộ có thể mở một số dịch vụ có thu nhập khá cao như dịch vụ kinh doanh ăn uống, dịch vụ thương mại vận tải, cơ khí…Trong thời gian tới khi thành phố Đồng Hới tiếp tục đầu tư và phát triển thì đây là cơ hội cho người dân địa phương phát triển các nghề

Mặt khác, Vĩnh Ninh vẫn là một xã thuần nông, trong năm 2009 tỉ trọng ngành nông- lâm- ngư nghiệp chiếm tới 82,07% GDP của cả xã. Vì vậy trong nông nghiệp cũng cần phải có sự chuyển dịch thích hợp theo hướng giảm dần tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi. Trong trồng trọt cần phát triển những cây lợi thế của vùng như cây lương thực, cây lâm nghiệp; hình thành các vùng chuyên canh, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong chăn nuôi cần chú trọng phát triển các loài vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Qua điều tra thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng, trên địa bàn xã chủ yếu là chăn nuôi lợn nái sinh sản, trâu bò, hình thức chăn nuôi chủ yếu là tận dụng các phế phẩm nông nghiệp nên giá trị sản phẩm hàng hóa không cao. Một số hộ nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao nhưng số hộ này không nhiều, đây là một mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, vừa tạo thêm được việc làm, vừa tăng thêm thu nhập cho lao động.

Ngoài ra chính quyền địa phương cần có các chủ trương giao đất cho hộ nông dân xây dựng và phát triển các trang trại chăn nuôi- nơi tạo ra thu nhập cao và ổn định hơn. Để làm được những điều này, cần thực hiện một số biện pháp cụ thể như hỗ trợ vốn vay cho nông dân mua giống, thức ăn, xây dựng chuồng trại; áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, cung cấp những giống mới cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng; chú trọng thực hiện vấn đề tiêm phòng, ngăn ngừa dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Khóa luận tình hình việc làm và thu nhập của lao động ở xã vĩnh ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w